Con trâu: Vật tổ trong thế giới cổ đại

17:41, 11/02/2021

Truyền thuyết, giai thoại và phong tục dân gian về con trâu - ứng với người tuổi Sửu - được truyền từ đời này sang đời khác và vẫn còn phổ biến cho đến ngày nay.

Con trâu và thế giới cổ đại

Trên thế giới, có một số quốc gia, dân tộc lấy con trâu hoặc bò làm vật tổ. Người Ai Cập cổ đại và người Ba Tư tin rằng con trâu là tổ tiên của họ, trong khi Trung Quốc cổ đại cũng tôn thờ Viêm đế và Hoàng đế là tổ tiên của mình.

Theo trang China Highlights, kết quả khai quật khảo cổ học chỉ ra rằng Viêm đế - nhân vật huyền thoại ở Trung Quốc cổ đại - sinh ra trên núi Thiên Thai, huyện Bảo Kê, tỉnh Thiểm Tây và sống trong thời kỳ đầu của nền văn hóa Ngưỡng Thiều của xã hội nguyên thủy.

Trên thế giới, có một số quốc gia, dân tộc lấy con trâu hoặc bò làm vật tổ. Ảnh: Wikimedia
Trên thế giới, có một số quốc gia, dân tộc lấy con trâu hoặc bò làm vật tổ. Ảnh: Wikimedia

Sách "Sử ký" do Tư Mã Thiên (năm 145 – 90 TCN) đời Hán (năm 206 TCN - 220 SCN) viết: “Viêm đế sinh ra từ núi và sống bên sông Giang Thủy, là người lãnh đạo Giang tộc”. Ghi chép từ cuốn sách về địa lý cổ Trung Quốc Sơn Hải Kinh cho biết Viêm đế có đầu giống con trâu nhưng cơ thể là của người. Bộ tộc của ông sử dụng con trâu làm vật tổ và người cổ đại thường hiến tế cho Viêm đế vào lễ hội mùa xuân. Kết quả, lễ hội mùa xuân cổ đại liên quan chặt chẽ đến việc thờ con trâu làm tổ tiên.

Trong khi đó, theo các tài liệu lịch sử Tây Tạng, người dân tộc Tây Tạng sử dụng bò Tây Tạng làm vật tổ vì một số người đến từ vùng đất nơi họ kiếm sống bằng cách nuôi bò Tây Tạng. Tương tự, người dân tộc Mông Cổ cũng lấy con bò làm vật tổ.

Là một vật tổ của tổ tiên, con trâu/bò có ảnh hưởng đáng kể đến văn hóa truyền thống và phong tục dân gian của Trung Quốc. Những bức tranh đá nguyên thủy mang chủ đề về bò Tây Tạng vẫn được bảo quản tốt ở Tây Tạng. Ngoài ra, các hoa văn đầu bò vẫn có thể được nhìn thấy trên đồ đồng khai quật từ thời nhà Thương (thế kỷ XVI - XI TCN).

Câu chuyện thần thoại

Viêm đế đã lãnh đạo bộ tộc của mình đến định cư ở khu vực trung và hạ lưu sông Hoàng Hà thay vì đi dọc theo các con sông ở phía Tây Bắc Trung Quốc để săn bắn và đánh cá. Ông nếm thử các loại thảo mộc, giải thích sự khác biệt giữa 5 loại ngũ cốc (đậu nành, lúa mì, cao lương, kê và gai dầu), đồng thời tích cực mở mang ruộng đồng để thúc đẩy nông nghiệp, đóng góp lớn vào sự phát triển của đất nước Trung Quốc cổ đại.

Ảnh phác thảo Viêm đế. Ảnh: Wikipedia
Ảnh phác thảo Viêm đế. Ảnh: Wikipedia

Riêng người Tây Tạng tạo nên một câu chuyện về sự sáng tạo của trời và đất, trong đó viết: "Đầu, mắt, ruột, lông, móng và tim của con bò biến thành mặt trời, các vì sao, sông, hồ, rừng và núi tương ứng sau khi nó chết".

Bài hát "Si Ba giết bò" phổ biến ở vùng Anduo Tây Tạng ghi: "Ban đầu, vũ trụ là sự kết hợp giữa trời và đất. Khi Si Ba giết một con bò, anh chặt đầu nó và ném xuống đất tạo ra những đỉnh núi cao; cắt đuôi ném xuống đất tạo ra những con đường uốn lượn; lột da ném xuống đất tạo ra đồng bằng rộng lớn".

Trâu/bò dùng làm vật hiến tế

Con bò vừa được xem là Thần linh, vừa là vật hiến tế trong thế giới cổ đại với phong tục con người dâng bò cho tổ tiên để làm vật hiến tế. Xương bò còn được chôn cùng với người chết vào thời kỳ tiền sử, cột mốc đánh dấu sự bắt đầu của lễ hiến tế bò lên Thần linh hoặc tổ tiên con người.

Sau triều đại nhà Thương và nhà Chu (năm 1100 – 221 TCN), việc dâng lễ vật lên thần linh cũng quan trọng không kém việc phát động chiến tranh của người Trung Quốc cổ đại. Họ dâng bò làm vật hiến tế cho tổ tiên (thường là Viêm đế và Hoàng đế).

Trang China Highlights cho biết một số mảnh xương bò được tìm thấy trong cuộc khai quật khảo cổ học ở An Dương, tỉnh Hà Nam, cố đô của triều đại nhà Thương. 

Con bò vừa được xem là Thần linh, vừa là vật hiến tế trong thế giới cổ đại. Ảnh: Alamy
Con bò vừa được xem là Thần linh, vừa là vật hiến tế trong thế giới cổ đại. Ảnh: Alamy

Ngoài ra, bò cũng nằm trong số những vật tế lễ do các hoàng đế cổ đại hiến tế, bao gồm một con bò, một con cừu, một con lợn và trong số những vật tế lễ do các chư hầu và quan lại sử dụng.

Theo Biên niên sử Trường Hoa, người dân tộc Li không gặp thầy thuốc nếu họ bị bệnh. Thay vào đó, họ giết một con bò và cầu nguyện để được chữa lành. Họ cũng nghe phù thủy khuyên bảo và ăn thịt bò giống như thuốc.

Nhìn chung, đây là một nghi lễ lớn của người xưa nhằm dâng cúng tổ tiên và thần linh, mục đích cầu bình an và tránh tà ma.

"Ma đầu bò" A Bang

Khi quan niệm về thần và ma hình thành trong thế giới của người Trung Quốc cổ đại, hình ảnh "ma đầu bò" A Bang được tạo ra trên cơ sở thờ vị thần tuổi Sửu. Truyền thuyết kể rằng A Bang ban đầu là một chiến binh nhỏ bé ở thế giới ngầm, bị biến thành một con ma đầu bò, mặt ngựa. Nó tượng trưng cho tất cả những điều xấu xa và đen tối trên thế giới.

Người tuổi Sửu

Một đứa trẻ sinh năm Sửu được xem là may mắn và đầy hứa hẹn. Theo quan niệm dân gian và thuyết âm dương ngày xưa, người tuổi Sửu nên thận trọng và suy nghĩ chín chắn trước khi định thực hiện một bước nhảy vọt nào đó. Những người sinh năm Sửu nên sống lương thiện để được an toàn.

Con bò ăn rơm, cỏ nhưng tạo ra sữa và giúp nông dân kéo cày. Nhưng con vật này thường bị đánh đập dù là nguồn cung cấp thịt cho con người. Bò không bao giờ bắt nạt kẻ yếu và cũng không sợ kẻ mạnh. Chúng dễ bị nông dân dắt mũi khi làm việc. Đó chính là tinh thần hy sinh của người tuổi Sửu.

Theo Người Lao Động


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Phong trào "Quyền sống cho người da màu" được đề cử Giải Nobel Hòa bình 2021

Xuất phát từ Mỹ năm 2013, phong trào này đã lên đến cao trào hồi tháng 5/2020 sau vụ người Mỹ gốc Phi George Floyd tử vong do bị cảnh sát da trắng ghì cổ. Ngày 30/1, một nghị sĩ Na Uy cho biết phong trào "Quyền sống cho người da màu" (Black Lives Matter) đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ trên toàn cầu nhằm chống nạn phân biệt chủng tộc sau vụ một người da màu tử vong sau khi bị cảnh sát Mỹ trấn áp, đã được đề cử cho giải Nobel Hòa bình 2021.

 
31/01/2021
4 biến thể nguy hiểm nhất có thể khiến cuộc đua vaccine Covid-19 "xôi hỏng bỏng không"

Hiện nay có 4 loại biến thể của virus SARS-CoV-2 đặc biệt gây lo ngại khi chúng có thể khiến những nỗ lực chống dịch và cuộc đua vaccine Covid-19 trở nên "xôi hỏng bỏng không". Các nhà khoa học không bất ngờ khi virus SARS-CoV-2 liên tục thay đổi và tiến hóa, bởi dù sao đó cũng là bản chất của các loại virus. Tuy nhiên, với sự lây lan không kiểm soát của đại dịch Covid-19 trên khắp thế giới, virus này dường như đang ngày càng có nhiều cơ hội để tiến hóa

30/01/2021
Sơ tán nhà máy sản xuất vắcxin COVID-19 của AstraZeneca tại Anh

Một nhà máy sản xuất vắcxin ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của AstraZeneca ở xứ Wales của Anh đã phải sơ tán sau khi phát hiện một gói đồ khả nghi. Wockhardt UK - công ty vận hành nhà máy trên - ngày 27/1 cho biết đã thông báo vụ việc tới các cơ quan hữu quan.

28/01/2021
Điều gì khiến một số biến thể mới của SARS-CoV-2 nguy hiểm hơn so với chủng ban đầu?

Trong bối cảnh một loạt biến thể mới của virus SARS-CoV-2 nhanh chóng lan rộng trong các cộng đồng trên khắp thế giới, các nhà khoa học đang cố gắng lý giải cách thức chúng hoạt động cũng như cơ chế ngăn chặn. Sự gia tăng nhanh chóng của 3 biến thể SARS-CoV-2 nguy hiểm thời gian gần đây đã cho thấy khả năng gia tăng lây nhiễm, đẩy nhanh tốc độ lây lan của virus từ vật chủ này sang vật chủ khác.

 

28/01/2021