Hà Giang

Ca Covid-19 có lượng virus gấp 51.148 lần bình thường làm đau đầu các nhà khoa học

07:26, 25/02/2021

Một em bé sơ sinh mắc Covid-19 với lượng virus cao gấp 51.148 lần bình thường và mang một biến thể bí ẩn đã đặt ra bài toán hóc búa với các nhà khoa học.

Ảnh minh họa:
Ảnh minh họa:

Ca bệnh bất thường làm đau đầu các nhà khoa học

Trong số hơn 2.000 trẻ em được điều trị Covid-19 tại Bệnh viện Nhi Quốc gia ở Washington DC, Mỹ đã xuất hiện một trường hợp bất thường. Bệnh nhân này là một em bé sơ sinh có tình trạng bệnh nghiêm trọng. Hầu hết trẻ em mắc Covid-19 đều hiếm khi có triệu chứng và thậm chí những ca phải nhập viện cũng chỉ ở thể nhẹ.

Tuy nhiên, điều khiến các bác sĩ thực sự ngạc nhiên là lượng virus có trong em bé này cao gấp 51.148 lần so với mức trung bình của các bệnh nhi khác. Và khi họ giải mã gen của virus trong em bé trên, họ đã phát hiện ra một biến thể chưa từng thấy trước đó.

Roberta DeBiasi, người đứng đầu khoa bệnh truyền nhiễm tại bệnh viện trên cho biết bà chưa thể đưa ra bất kỳ kết luận gì chỉ từ một trường hợp riêng lẻ. Tuy nhiên, điều này đã dấy lên hồi chuông cảnh báo. Khi các nhà nghiên cứu tìm hiểu sâu hơn về ca bệnh bí ẩn này, họ phát hiện ra bằng chứng cho thấy xuất hiện một biến thể mang đột biến N679S có lẽ đang lây lan tại các tiểu bang ở khu vực Đông Bắc của Mỹ.

Không ai biết liệu trường hợp của em bé sơ sinh được phát hiện mắc bệnh vào tháng 9 và đã hồi phục trên chỉ là một ca bệnh ngẫu nhiên, hay là một dấu hiệu cho thấy sự chuyển biến đáng lo ngại của đại dịch giữa bối cảnh ngày càng nhiều biến thể SARS-CoV-2 dễ lây lan hơn xuất hiện trên thế giới.

Jeremy Luban, một nhà virus học tại Trường Y Đại học Massachusetts cho biết, lượng virus trong mũi của em bé sơ sinh trên nhiều "bất thường và đáng chú ý". Tuy nhiên, ông cũng thận trọng đánh giá rằng điều này "có thể là do các đột biến N679S hoặc đơn giản là bởi trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên virus có thể nhân lên không kiểm soát".

Giữa lúc thế giới bước vào một giai đoạn mới của đại dịch Covid-19 khi virus biến đổi nhanh chóng, Mỹ đang đi sau trong việc theo dõi các biến thể mới và điều này khiến giới nghiên cứu không thể đánh giá đầy đủ về mối đe dọa hiện tại cũng như suy đoán về những rủi ro trong tương lai.

Vai trò “người báo hiệu” của trẻ em

Nhà Trắng đã thông báo hồi tuần trước về việc đầu tư thêm 200 tỷ USD vào việc giải mã gen nhằm theo dõi các biến thể mới, cho phép các nhà nghiên cứu phân tích 25.000 bộ gen/tuần. Một số chuyên gia cho rằng cách tốt nhất để bù đắp cho những hạn chế về việc giải mã gen là tập trung nhiều hơn vào trẻ em, đối tượng có thể đóng vai trò như những "người báo hiệu" về sự xuất hiện của các chủng virus dễ lây nhiễm hơn bởi trẻ em nhìn chung có khả năng chống lại virus hiệu quả hơn.

Câu hỏi về ảnh hưởng của các biến thể mới với trẻ em có ý nghĩa đặc biệt quan trọng hiện nay giữa bối cảnh các nhà chức trách y tế hàng đầu tuyên bố rằng việc mở cửa trường học trở lại cơ bản đã an toàn sau khi hệ thống giáo dục Mỹ phải đóng cửa do sự xuất hiện của biến thể từ Anh.

Trẻ em nhìn chung không mắc Covid-19 giống như người lớn. Tỷ lệ các ca bệnh nghiêm trọng ở trẻ em rất thấp. Khoảng 270 trẻ em tử vong vì Covid-19 trong số hơn 500.000 ca tử vong vì dịch bệnh này ở Mỹ. Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa giải thích được điều này.

Hiện vẫn chưa có bằng chứng cho thấy biến thể mang đột biến N679S hoặc các đột biến khác được phát hiện ở Anh, Nam Phi và Brazil gây nguy hiểm hơn cho trẻ em. Tuy nhiên, các nhà chức trách y tế tại Anh cho biết họ đang xem xét tỷ lệ gia tăng bất thường số ca mắc, đặc biệt ở trẻ em có độ tuổi từ 6 - 9 hiện nay ở nước này. Tại Italy, các nhà chức trách cũng đau đầu trước số ca mắc tăng vọt ở học sinh tiểu học hoặc nhỏ hơn tại thị trấn Corzano.

Theo một báo cáo ngày 9/2 trên tạp chí y khoa BMJ, Israel cũng trải qua "sự tăng mạnh số ca mắc Covid-19 ở những người trẻ với hơn 50.000 trẻ em và thanh thiếu niên dương tính với SARS-CoV-2 trong tháng 1 - nhiều hơn bất kỳ tháng nào trong làn sóng Covid-19 lần 1 và lần 2".

Tại Mỹ, các bác sĩ thuộc các trung tâm y tế lớn cũng ghi nhận số ca trẻ em mắc Covid-19 phải nhập viện tăng cao sau kỳ nghỉ, tương đương với số ca mắc ở những người trưởng thành. Ngoài ra, vào tháng 1 và tháng 2, họ cũng ghi nhận sự tăng vọt số ca mắc trải qua MIS-C - một hội chứng hiếm gặp có nguy cơ tử vong liên quan đến Covid-19 xảy ra trong 4 - 6 tuần sau khi mắc bệnh.

Tại Viện Nhi Quốc gia, bác sĩ DeBiasi cho biết bệnh viện rất ngạc nhiên khi chứng kiến các bệnh nhân mắc hội chứng MIS-C cần chăm sóc tích cực nhiều hơn so với năm ngoái. Nếu như tỷ lệ cần chăm sóc tích cực năm ngoái là 40 - 60% thì hiện nay, con số này là gần 90%.

Tuy nhiên một số bệnh viện khác lại không ghi nhận sự thay đổi về số ca nghiêm trọng. Các bác sĩ tại Viện Nhi Boston cho biết các ca MIS-C xuất hiện nhiều hơn do sự tăng vọt số ca mắc trong cộng đồng nhưng tình trạng bệnh vẫn giống như trước đó.

"Thật khó để nói điều này là không bình thường bởi với Covid-19, chúng ta luôn phát hiện thấy điều gì đó mới mẻ", một bác sĩ nhi cho hay.

Giải mã gen ở trẻ em

Đến ngày 11/2, hơn 3 triệu trẻ em ở Mỹ đã dương tính với virus SARS-CoV-2 kể từ khi đại dịch bùng phát. Sự gia tăng số ca mắc lớn nhất xảy ra từ giữa tháng 11, khi số ca tăng lên với tỷ lệ từ 100.000 - 200.000 ca/tuần. Tuy nhiên, việc giải mã gen ở Mỹ gần như chủ yếu tập trung ở các ca bệnh là người trưởng thành.

Nhà nghiên cứu thuộc Harvard Adrienne Randolph, người dẫn đầu nỗ lực nghiên cứu quốc tế về các ca mắc Covid-19 ở trẻ em nhận định rằng, vào những ngày đầu đại dịch, có ít trẻ em mắc bệnh hơn, vì thế việc giải mã gen ở các trường hợp này không được ưu tiên. Tuy nhiên, hiện nay, khi số ca mắc gia tăng ở những người trẻ ở Mỹ và virus đang tiến hóa, yêu cầu mở rộng việc này trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

Các biến thể đang được theo dõi sát sao tại Nam Phi, Brazil và Anh có khả năng thay đổi protein gai để liên kết hiệu quả hơn với tế bào, điều mà các nhà khoa học lo ngại đang khiến những biến thể này dễ lây lan hơn hoặc gia tăng khả năng tái nhiễm. Một biến thể khác ở California dường như còn có khả năng chống chịu hiệu quả hơn với các kháng thể đơn dòng.

Neville Sanjana, nhà di truyền học tại Trung tâm Nghiên cứu Gen và Đại học New York nhận định: "Có thể vẫn còn những biến thể khác mà chúng ta chưa phát hiện ra hiện nay. Điều này thực sự đáng lo ngại".

Chuyên gia này cũng cho rằng càng nhiều người trưởng thành được tiêm vaccine thì việc xem xét các đột biến ảnh hưởng như thế nào đến trẻ em càng trở nên quan trọng bởi trẻ em có thể là đối tượng cuối cùng được tiêm vaccine ngừa Covid-19 giữa bối cảnh các cuộc thử nghiệm lâm sàng vẫn đang diễn ra.

Chẳng hạn, một nghiên cứu tại Diễn đàn mở về Các bệnh truyền nhiễm hồi tháng 6 đã cho thấy 95% trẻ em nhập viện ở Nam California đều nhiễm virus chứa đột biến D614G xuất hiện đầu tháng 4. Vào thời điểm đó, chỉ 60% những người mắc bệnh của bang này nhiễm virus chứa đột biến trên.

"Nếu không xem xét những điều đang xảy ra với những người trẻ tuổi thì đó thực sự là tầm nhìn ngắn hạn và chúng ta sẽ không thể hiểu virus này ảnh hưởng như thế nào ở các lứa tuổi khác nhau", Jennifer Dien Bard, giám đốc phóng thí nghiệm virus tại Viện Nhi Los Angeles cho hay.

Một phát hiện lớn khác trong tài liệu nghiên cứu 35 ca mắc Covid-19 ở trẻ em đã cho thấy sự đa dạng trong cách thức các biến thể ảnh hưởng đến chúng với 97 sự thay đổi đặc biệt so với chủng virus ban đầu được phát hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc. Điều này đã cung cấp bằng chứng quan trọng cho các nhà nghiên cứu về những điều đã xảy ra ở trẻ em khi môi trường trong cơ thể hoặc cách thức những đứa trẻ bị mắc bệnh đã quyết định ca nào ở thể nặng và ca nào ở thể nhẹ hơn.

Bác sĩ DeBiasi cũng thực hiện nghiên cứu với 76 bệnh nhân với 27 ca trong số đó đã được phân tích đầy đủ về hệ gen. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra bằng chứng tương tự với nghiên cứu ở Nam California khi hầu hết các biến thể dường như không ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của bệnh dịch. Đáng chú ý nhất là họ đã phát hiện ra 5 trẻ em nhiễm virus có hệ gen giống nhau nhưng tình trạng bệnh lại rất khác nhau.

Trường hợp của trẻ sơ sinh với lượng virus cao ở trên cũng là một ca bệnh bất thường.

Mặc dù nhận định chưa có bằng chứng về việc các biến thể mới ảnh hưởng đến trẻ em nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng giữa lúc thế giới ghi nhận hàng triệu ca mắc mới, bất kỳ điều gì cũng có thể xảy ra với những đột biến bên trong virus SARS-CoV-2./.

Theo VOV.VN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Phong trào "Quyền sống cho người da màu" được đề cử Giải Nobel Hòa bình 2021

Xuất phát từ Mỹ năm 2013, phong trào này đã lên đến cao trào hồi tháng 5/2020 sau vụ người Mỹ gốc Phi George Floyd tử vong do bị cảnh sát da trắng ghì cổ. Ngày 30/1, một nghị sĩ Na Uy cho biết phong trào "Quyền sống cho người da màu" (Black Lives Matter) đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ trên toàn cầu nhằm chống nạn phân biệt chủng tộc sau vụ một người da màu tử vong sau khi bị cảnh sát Mỹ trấn áp, đã được đề cử cho giải Nobel Hòa bình 2021.

 
31/01/2021
4 biến thể nguy hiểm nhất có thể khiến cuộc đua vaccine Covid-19 "xôi hỏng bỏng không"

Hiện nay có 4 loại biến thể của virus SARS-CoV-2 đặc biệt gây lo ngại khi chúng có thể khiến những nỗ lực chống dịch và cuộc đua vaccine Covid-19 trở nên "xôi hỏng bỏng không". Các nhà khoa học không bất ngờ khi virus SARS-CoV-2 liên tục thay đổi và tiến hóa, bởi dù sao đó cũng là bản chất của các loại virus. Tuy nhiên, với sự lây lan không kiểm soát của đại dịch Covid-19 trên khắp thế giới, virus này dường như đang ngày càng có nhiều cơ hội để tiến hóa

30/01/2021
Cảnh báo biến chủng nCoV mới từ Mỹ cần được điều tra khẩn cấp

Biến chủng CAL.20C đã lan ra toàn bang California của Mỹ. Các bằng chứng mới cho thấy nó có thể lây lan nhanh và tăng nguy cơ nhập viện. Theo dữ liệu mới nhất của Đại học Califorinia San Francisco, biến chủng mới đã tràn qua bang California và chiếm hơn 50% số ca mắc mới tại 44 quận. Giới chuyên gia phát hiện biến chủng này chứa đột biến L452R, có khả năng lây nhiễm cao hơn chủng ban đầu. Biến chủng mới được cảnh báo có thể lây lan nhanh nhưng mức độ không như B117 từ Anh.

 

24/02/2021
Đối ngoại, nâng vị thế Hà Giang trên trường quốc tế

BHG - Từ mối quan hệ đối ngoại chủ yếu với các địa phương của nước bạn Trung Quốc, Hà Giang đã trở thành địa phương có mối quan hệ đối ngoại đa dạng với nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế lớn… Qua đó, không chỉ giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định mà còn tạo điều kiện cho KT-XH tỉnh thêm phát triển.

 

23/02/2021