Covid-19: Thế giới hơn 8,2 triệu ca mắc, châu Á báo động làn sóng thứ 2

08:36, 17/06/2020

Sáng 17/6, thế giới đã ghi nhận hơn 8,2 triệu ca mắc, trong đó 445.107 ca tử vong do Covid-19.

Số ca mắc Covid-19 trên thế giới gia tăng nhanh tại Mỹ Latin và châu Á.
Số ca mắc Covid-19 trên thế giới gia tăng nhanh tại Mỹ Latin và châu Á.

Theo số liệu cập nhật trên trang Worldometers tính đến 6h sáng ngày 17/6, tổng số ca mắc Covid-19 trên toàn thế giới là 8.247.307 trường hợp, trong đó 445.107 trường hợp tử vong. Số ca mắc bệnh đã phục hồi là 4.298.109 trường hợp. Dịch bệnh đã ảnh hưởng tới 213 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.   

Ổ dịch lớn nhất thế giới, Mỹ, ghi nhận thêm 24.119 ca mắc và 826 ca tử vong, nâng tổng số ca mắc Covid-19 tại nước này lên 2.207.069 và tổng số ca tử vong vì dịch bệnh này là 117.502 người. Số ca mắc Covid-19 mới đạt mức cao kỷ lục tại 6 bang của Mỹ gồm Arizona, Florida, Oklahoma, Oregon và Texas trong ngày 16/6, đánh dấu đợt gia tăng trong tuần thứ 2 liên tiếp khi hầu hết các bang mở cửa lại nền kinh tế.

Brazil là nước bị ảnh hưởng nặng nhất bởi Covid-19 ở Nam Bán cầu, và là ổ dịch lớn thứ 2 trên thế giới. Quốc gia Nam Mỹ này ghi nhận thêm 37.242 ca mắc và 1.338 ca tử vong, nâng tổng số lên 928.798 ca bệnh và 45.456 ca tử vong. Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro từ lâu đã phản đối các biện pháp giãn cách xã hội, và nhiều bang của nước này đang mở cửa trở lại nền kinh tế mặc dù dịch bệnh vẫn diễn biến nghiêm trọng.

Nga ghi nhận thêm 8.248 ca mắc và 193 ca tử vong do Covid-19. Tổng số ca mắc bệnh tại Nga hiện tại là 545.458 trường hợp, trong đó 7.284 trường hợp tử vong. Hiện nay, nhiều thành phố của Nga đã bắt đầu dỡ bỏ các biện pháp hạn chế trong phòng chống Covid-19 theo các cấp độ khác nhau. Cuộc sống đang dần chuyển sang trạng thái bình thường mới.

Anh ghi nhận thêm 1.297 ca mắc và 233 ca tử vong do Covid-19 trong ngày 16/6. Như vậy, tổng số ca mắc Covid-19 tại nước này hiện tại là 298.136 trường hợp, trong đó có 41.969 ca tử vong. Anh vẫn là nước có số ca tử vong vì Covid-19 nhiều nhất châu Âu.

Tây Ban Nha ghi nhận tổng số ca mắc Covid-19 hiện tại là 291.408 trong đó có 27.136 ca tử vong do Covid-19.

Ổ dịch lớn nhất châu Á, Ấn Độ, ghi nhận thêm 12.135 ca mắc và 2.006 ca tử vong. Tổng số ca mắc Covid-19 của Ấn Độ là 354.161, trong đó có 11.921 ca tử vong. Ấn Độ hiện giờ đã đứng thứ 4 trên thế giới về số ca mắc.

Italy ghi nhận thêm 210 ca mắc mới và 34 ca tử vong. Tổng số ca mắc bệnh tại Italy hiện tại là 237.500, trong đó có 34.405 ca tử vong.

Peru hiện là nước có số ca mắc Covid-19 nhiều thứ 8 thế giới với tổng số 237.156 ca mắc và 7.065 ca tử vong vì dịch bệnh này.

Đức ghi nhận thêm 338 ca mắc mới và 25 ca tử vong. Tổng số ca mắc Covid-19 tại nước này hiện tại là 188.382 trong đó có 8.910 ca tử vong.

Tổng số ca mắc Covid-19 tại Iran, ổ dịch lớn nhất Trung Đông,hiện tại là 192.439 sau khi ghi nhận thêm 2.563 trường hợp. Tống số ca tử vong do dịch bệnh này tại Iran là 9.065 trường hợp.

Thổ Nhĩ Kỳ ghi nhận thêm 1.467 ca mắc mới và 17 ca tử vong do Covid-19 trong ngày 16/6. Tổng số ca mắc tại Thổ Nhĩ Kỳ hiện tại là 181.298 trường hợp, trong đó có 4.842 ca tử vong.

Tổng số ca mắc Covid-19 tại Pháp tính đến hết ngày 16/6 là 157.716, trong đó tổng số ca tử vong là 29.547.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 đã được kiểm soát, cơ quan tư pháp tại Pháp bắt đầu mở cuộc điều tra về cách thức quản lý dịch bệnh sau khi có nhiều đơn kiện từ các tổ chức và cá nhân trong thời gian qua.

Các nước trong khu vực Mỹ Latin tiếp tục ghi nhận số ca mắc Covid-19 tăng mạnh. Chile ghi nhận 184.449 ca mắc và 3.383 ca tử vong.

Tổng số ca mắc Covid-19 tại Trung Quốc đại lục là 83.221 sau khi ghi nhận 40   ca mắc mới, trong đó có 4.634 ca tử vong. Nhiều khu vực tại quốc gia này đang xuất hiện những ổ dịch mới rất đáng lo ngại, đặc biệt là ở thủ đô Bắc Kinh. Bắc Kinh đã phải áp dụng “cơ chế thời chiến”, yêu cầu người dân không rời thành phố và đóng cửa lại các trường học nhằm ngăn chặn sự lây lan của các ổ dịch mới.

Tại khu vực Đông Nam Á, Singapore vẫn là ổ dịch lớn nhất khu vực. Tính đến thời điểm hiện tại, Singapore ghi nhận 40.969 ca mắc, trong đó có 26 ca tử vong. Phần lớn các ca mắc mới xuất phát từ những khu ký túc xá dành cho lao động nhập cư có thu nhập thấp. Các nhà khoa học Singapore ngày 16/6 thông báo sẽ bắt đầu thử nghiệm trên người vaccine phòng Covid-19, do công ty Arcturus Therapeutics của Mỹ sản xuất.

Indonesia ghi nhận thêm 1.106 ca mắc và 33 ca tử vong trong 24h qua, nâng tổng số ca mắc lên thành 40.400, tổng số ca tử vong là 2.231. Chính phủ Indonesia vừa cấp phép sản xuất và lưu hành hai mẫu máy thở nội địa đầu tiên, phục vụ điều trị các bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2.

Theo vov.vn


Cùng chuyên mục

Mỹ tuyên bố chấm dứt quan hệ với WHO

Ngày 29/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo, nước này chấm dứt mối quan hệ với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

 
30/05/2020
Mở lại bay nội địa, Ấn Độ phát hiện 23 hành khách nhiễm SARS-CoV-2

4 ngày sau khi mở lại các chuyến bay nội địa, Ấn Độ phát hiện ít nhất 23 hành khách nhiễm SARS-CoV-2 đã được lên nhiều chuyến bay khác nhau. Thông tin này khiến dư luận lo ngại dịch vụ hàng không có thể trở thành nơi phát tán virus SARS-CoV-2. Tất cả các hành khách này đều được xác nhận dương tính ngay sau khi hạ cánh. Hiện, những người này đã bị cách ly tập trung tại những nơi họ vừa đặt chân đến. Các hành khách cùng trên chuyến bay cũng đang được truy dấu, thông báo tự cách ly và kiểm tra thân nhiệt. Phi hành đoàn của các chuyến bay cũng được giám sát cách ly.

29/05/2020
Australia nối lại chuyến bay quốc tế đầu tiên tới New Zealand tháng 7

New Zealand sẽ là quốc gia mà Australia có thể nối lại chuyến bay quốc tế đầu tiên vào tháng Bảy tới. Phòng Thương mại và Du lịch Australia vừa đệ trình lên chính phủ Australia bản đề xuất kế hoạch tái khởi động ngành du lịch nước này. Theo báo điện tử 7 News của Australia, trong bản kế hoạch tái khởi động ngành du lịch sau đại dịch Covid-19, Phòng Thương mại và Du lịch Australia đề xuất chính phủ nước này cho phép nối lại đường bay quốc tế tới New Zealand và các quốc đảo Thái Bình Dương từ ngày 1/7. 

28/05/2020
Nhật Bản khuyến cáo trẻ em dưới 2 tuổi không nên đeo khẩu trang

Một nhóm chuyên gia y tế Nhật Bản khuyến cáo trẻ em dưới 2 tuổi không nên đeo khẩu trang vì có thể gây khó thở và tăng nguy cơ nghẹt thở. Khuyến cáo này được đưa ra trong bối cảnh Nhật Bản dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp tại một số thành phố sau cuộc khủng hoảng Covid-19. Để ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19, các chuyên gia y tế trên toàn thế giới khuyến cáo mọi người nên đeo khẩu trang kể cả sau khi các quốc gia đã nới lỏng lệnh phong tỏa. Tuy nhiên, Hiệp hội Nhi khoa Nhật Bản đã cảnh báo các bậc cha mẹ rằng, đeo khẩu trang sẽ mang đến rủi ro cho trẻ sơ sinh.

26/05/2020