Hà Giang

Singapore phản đối miễn dịch cộng đồng

07:43, 14/05/2020

Singapore phản đối coi miễn dịch cộng đồng như một biện pháp chống Covid-19, cảnh báo nó có thể khiến nCoV tiếp tục lây nhiễm cho đến khi có vaccine.

Nhân viên tiệm ăn nhanh McDonald đo thân nhiệt khách hàng trong ngày mở cửa trở lại hôm 11/5 tại Singapore.
Nhân viên tiệm ăn nhanh McDonald đo thân nhiệt khách hàng trong ngày mở cửa trở lại hôm 11/5 tại Singapore.

"Chúng ta sẽ phải trả cái giá rất đắt. Ngay cả khi chúng ta đã chuẩn bị nhiều bước cho tình trạng đột biến và tăng cường năng lực, tình trạng quá tải vẫn có thể dễ dàng xảy ra nếu thực hiện chiến lược miễn dịch cộng đồng", Kenneth Mak, Giám đốc cơ quan Dịch vụ Y tế, Bộ Y tế Singapore, nói trong cuộc họp báo hôm 12/5. "Miễn dịch cộng đồng" là khái niệm dùng để chỉ cộng đồng có số người đủ khả năng miễn dịch nhờ tiêm vaccine hoặc hồi phục sau khi nhiễm bệnh.

Vernon Lee, Giám đốc cơ quan Các bệnh truyền nhiễm của Bộ Y tế Singapore, cũng cho rằng khả năng đạt được miễn dịch cộng đồng thông qua lây nhiễm tự nhiên sẽ rất khó khăn cũng như sẽ dẫn tới số lượng lớn các ca nhiễm và biến chứng.

"Chúng ta sẽ phải chờ một loại vaccine khả thi ra đời", ông Lee nói.

Khi các ca nhiễm mới nCoV liên tục tăng thêm hàng trăm trường hợp mỗi ngày, Singapore đang lựa chọn chiến lược tăng cường xét nghiệm để sàng lọc những người có triệu chứng nhiễm virus.

Chính phủ nước này đã lên kế hoạch tăng gấp 5 lần năng lực xét nghiệm nCoV, từ khoảng 8.000 đến 40.000 lượt xét nghiệm mỗi ngày vào cuối năm nay. Kế hoạch được đưa ra trong bối cảnh đảo quốc đang tìm cách tái khởi động nền kinh tế đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ lệnh phong tỏa.

Một số công sở và dịch vụ, bao gồm tiệm tóc, tiệm giặt là và tiệm bán đồ ăn cho thú cưng đã được phép nối lại hoạt động từ ngày 12/5, trong khi một số nhóm học sinh cũng được quay trở lại trường học vào tuần tới.

Hơn 80% lực lượng lao động Singapore đã làm việc tại nhà sau khi chính phủ thực hiện các biện pháp hạn chế như đóng cửa trường học và hầu hết các cơ quan hồi đầu tháng 4.

Covid-19 đã xuất hiện tại hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 4,3 triệu người nhiễm và hơn 290.000 người chết. Singapore, vùng dịch lớn nhất Đông Nam Á, hiện ghi nhận hơn 25.000 ca nhiễm và 21 ca tử vong.

Theo Vnexpress.vn


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Mỹ sắp cấp phép thuốc điều trị COVID-19

Mỹ có thể sẽ trở thành quốc gia đầu tiên cấp phép thuốc điều trị COVID-19. Điều này đang dần trở thành hiện thực khi rạng sáng nay theo giờ Việt Nam, các nhà khoa học Mỹ đã công bố kết quả khả quan của việc thử nghiệm loại thuốc điều trị COVID-19 có tên là Remdesivir.

30/04/2020
Hàn Quốc lần đầu không có ca nhiễm mới trong nước

Ngày 30-4 đánh dấu lần đầu tiên trong 75 ngày gần đây số ca nhiễm mới trong nước tại Hàn Quốc về mức 0. Tất cả bốn ca nhiễm mới được ghi nhận tại nước này đều là người từ nước ngoài về.

 
30/04/2020
Singapore cân nhắc sửa Hiến pháp để Quốc hội có thể họp trực tuyến

Giữa dịch COVID-19, Singapore đang cân nhắc sửa đổi Hiến pháp để Quốc hội nước này có thể họp từ nhiều nơi, thay vì buộc phải tập trung tại một địa điểm như hiện nay. Để bảo hoạt động liên tục của Quốc hội trong bối cảnh vẫn phải thực hiện giãn cách xã hội để đối phó với dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, Singapore đang cân nhắc sửa đổi Hiến pháp để Quốc hội nước này có thể họp từ nhiều nơi, thay vì buộc phải tập trung tại một địa điểm như hiện nay.

29/04/2020
Mỹ tìm cách loại Trung Quốc khỏi dự án chế nước ngọt lớn nhất thế giới

Trong chuyến thăm Israel ngày 13/5, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo sẽ khuyến cáo Israel không để công ty Trung Quốc xây dựng và vận hành một nhà máy biến nước biển thành nước ngọt lớn nhất thế giới. Có nhiều điểm được hai bên đưa ra thảo luận trong chương trình nghị sự. Trong đó có một nội dung rất nhạy cảm, vì dính đến vai trò của Israel trong cuộc đối đầu đang ngày một xấu đi giữa Washington và Bắc Kinh.

13/05/2020