Cháy rừng đe dọa nguồn nước và động vật tại các dòng sông

09:33, 10/01/2020

Thảm họa cháy rừng tồi tệ đang diễn ra ở Australia sẽ tác động lớn tới các dòng sông và động vật sống dưới nước.

Các đám cháy rừng xung quanh hồ Burragorang ở khu trữ nước Warragamba đe đọa tới tiệc cung cấp nước cho thành phố Sydney. (
Các đám cháy rừng xung quanh hồ Burragorang ở khu trữ nước Warragamba đe đọa tới tiệc cung cấp nước cho thành phố Sydney. 

Trong lúc cháy rừng vẫn còn đang hoành hành tại nhiều nơi ở Australia, các nhà khoa học lo ngại, hậu quả của cháy rừng sẽ khởi tạo một cuộc khủng hoảng các dòng sông.

Giáo sư Ross Thompson thuộc trường Đại học Canberra của Australia mới đây cho biết, thảm họa cháy rừng tồi tệ đang diễn ra ở nước này sẽ tác động lớn tới các dòng sông và động vật sống dưới nước.

Tác động đầu tiên và dễ thấy nhất là làm tăng nhiệt độ ở các dòng sông. Nếu nằm trong khu vực bị cháy rừng, nhiệt độ của các dòng sông, suối chắc chắn sẽ tăng cao hơn mức bình thường, thậm chí nước trong một dòng suối tại bang Victoria đã sôi khi cháy rừng lên đến đỉnh điểm vào hôm thứ bảy tuần trước. Nhiệt độ tăng cao sẽ làm cho một số loài sinh vật sống dưới nước không thể thích nghi và chết.

Thứ hai, những cơn mưa sau khi xảy ra cháy rừng sẽ cuốn theo tro, các kim loại bị cháy, xác động vật xuống nước, gây ra tình trạng ô nhiễm trong thời gian dài đối với nguồn nước. Tiếp đó, khi tro và các vật bị cháy trôi xuống nước tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi, nảy nở. Vi khuẩn càng phát triển mạnh mẽ bao nhiêu thì càng hấp thụ nhiều khí oxy bấy nhiêu khiến cho tỷ lệ oxy trong nước giảm mạnh, ảnh hưởng đến sự sinh tồn của động, thực vật dưới nước.

Cháy rừng cũng làm giảm chất lượng nguồn nước khi tạo môi trường cho nhiều loại vi sinh vật và vi khuẩn có hại hoạt động. Tiến sỹ Stuart Khan, chuyên gia nghiên cứu về quản lý nước thuộc Đại học New South Wales cho biết, hệ quả trong ngắn hạn của cháy rừng là có thể làm cho nước có mùi vị kém hơn trước và có thể bốc mùi buộc một số khu vực sẽ phải sử dụng nước đun sôi hoặc dùng nước đóng chai. Giáo sư Khan cảnh báo, về lâu dài, khu vực dự trữ nước nguồn cũng sẽ bị mất cân bằng và chưa thể xác định trước điều gì có thể xảy ra tiếp sau đó.

Theo vov.vn


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Australia tìm giải pháp giải quyết khủng hoảng rác thải nhựa

Australia đang nỗ lực xây dựng giải pháp phù hợp và đề ra chiến lược giải quyết cuộc khủng hoảng rác thải nhựa. Australia có kế hoạch tổ chức một hội nghị quốc gia vào tháng 3/2020 nhằm tìm giải pháp cho vấn đề rác thải nhựa đang ngày càng trở nên nổi cộm ở nước này.. Đây sẽ là hội nghị đầu tiên về rác thải nhựa diễn ra ở Australia.

31/12/2019
Số người thiệt mạng và mất tích do bão Philippines tiếp tục tăng cao

Ít nhất 41 người đã thiệt mạng và 12 người khác bị mất tích trong cơn bão Phanfone tại Philippines. Thông báo mới nhất của Chính phủ Philippines đưa ra ngày hôm nay (29/12) cho thấy, đã có ít nhất 41 người đã thiệt mạng và 12 người khác bị mất tích trong cơn bão Phanfone, vốn đã càn quét quốc gia Đông Nam Á này trong nhiều ngày qua, tính từ chiều ngày 24/12.

30/12/2019
Pháp dùng mạng xã hội truy tìm những người trốn thuế

Tòa án Hiến pháp của Pháp ra phán quyết quan chức hải quan và thuế vụ nước này có quyền theo dõi người dùng mạng xã hội để phát hiện những trường hợp trốn thuế. Theo đó, giới chức thuế vụ Pháp có quyền xem xét hồ sơ, bài đăng và hình ảnh của người dùng mạng xã hội trong trường hợp cần thiết, nhằm tìm bằng chứng về những người trốn thuế hay khai gian thu nhập. Quy định là một phần của luật thuế bổ sung được Quốc hội Pháp thông qua vào tuần trước.

29/12/2019
Thái Lan sẽ tăng cường cấm nhập rác thải điện tử và rác thải nhựa

Bộ Tài nguyên và Môi trường Thái Lan đang phối hợp với Bộ Thương mại nhằm điều chỉnh những kẽ hở luật pháp để ngăn chặn rác thải điện tử nhập vào nước này.

 
27/12/2019