Zuckerberg thừa nhận vẫn theo dõi người dùng khi họ đã đăng xuất Facebook

09:00, 12/04/2018

Trong phiên điều trần thứ hai cũng kéo dài 5 tiếng ngày 11/4, Mark Zuckerberg thừa nhận theo dõi cả người không lập tài khoản vì lý do bảo mật. Tại buổi điều trần với Hạ viện Mỹ, Zuckerberg tiếp tục trả lời các câu hỏi liên quan đến dữ liệu người dùng Facebook bị rò rỉ, bị Cambridge Analytica lợi dụng cho cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.

"Anh nói mọi người có thể kiểm soát dữ liệu của họ. Nhưng anh lại thu thập thông tin của những người thậm chí không phải người dùng Facebook, tức họ chưa bao giờ chấp thuận các điều khoản bảo mật của mạng xã hội", nghị sĩ Ben Lujan chất vấn và cho rằng hành động này sẽ tạo ra những tài khoản "vô hình".

Zuckerberg cho hay ông không biết về những tài khoản vô hình này và mục đích của Facebook là nhằm ngăn những phần tử xấu thu thập các thông tin công khai của người dùng. Theo Gizmodo, Facebook tạo ra tài khoản "vô hình" về những người không đăng ký thành viên bằng cách tiếp cận dữ liệu trong hòm thư, danh bạ liên lạc trên smartphone của người dùng.

Trong khi đó, hạ nghị sĩ Schrader hỏi liệu khi đăng xuất khỏi Facebook thì ông còn bị theo dõi nữa không. Zuckerberg cho hay ngay cả khi người dùng không đăng nhập thì hệ thống vẫn theo dõi một số thông tin nhất định như họ truy cập vào bao nhiêu trang web để đảm bảo họ không lợi dụng hệ thống.

Theo Verge, điều này có nghĩa chính người đứng đầu Facebook cũng là nạn nhân của đợt thu thập dữ liệu được thực hiện bởi Aleksandr Kogan thông qua ứng dụng "thisisyourdigitallife". Tuy nhiên, vẫn chưa rõ Zuckerberg đã tham gia khảo sát này, hay bị thu thập thông qua người đã kết bạn với ông.

Trong tuần này, Facebook đã gửi đi thông báo và công cụ giúp người dùng có thể kiểm tra tài khoản của mình từng bị theo dõi hay không. Bên cạnh đó, mạng xã hội cũng điều chỉnh một số điều khoản, như yêu cầu các nhà phát triển khai báo mục đích sử dụng dữ liệu, hay phạt nặng các ứng dụng thu thập thông tin không minh bạch.

Facebook phủ nhận là công ty truyền thông 

Khi được hỏi liệu Facebook có phải công ty truyền thông hay không, Mark Zuckerberg phủ nhận vì họ không lưu trữ và sản xuất nội dung trên đó. "Facebook là một hãng công nghệ, chúng tôi xây dựng nền tảng và dịch vụ cho người sử dụng", Zuckerberg nói.

Nếu được coi là hãng truyền thông, Facebook sẽ phải chịu nhiều quy định quản lý về quảng cáo rất nghiêm ngặt, như truyền hình, báo in và các loại phương tiện truyền thông khác.

Ông cũng khẳng định Facebook không phải tổ chức tài chính dù ứng dụng Messenger cho phép chuyển tiền.

Zuckerberg thừa nhận vẫn theo dõi người dùng khi họ đã đăng xuất Facebook - page 2 - 1

Facebook tiếp tục tuyên bố không nghe lén người dùng

Hạ nghị sĩ Bucshon cho rằng chắc chắn có chuyện nghe lén qua microphone trên điện thoại. Ông lấy ví dụ con trai mình nói chuyện với bạn về việc mua vest và sau đó thấy những quảng cáo về vest trên mạng. Ông đặt câu hỏi "Nếu không phải Facebook thì là ai?".

Zuckerberg nói các quảng cáo hiển thị chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Trong phiên điều trần đầu tiên, Zuckerberg nói Facebook không sử dụng microphone trên điện thoại để nghe lén dù nhiều người tin họ làm vậy để thu thập nội dung trò chuyện xung quanh, phục vụ cho mục đích điều hướng quảng cáo. Một số người từng nhận được quảng cáo trên Facebook đúng thứ mà họ đã trò chuyện với bạn bè bên ngoài, khi không hề dùng mạng xã hội.

Zuckerberg bị chất vấn về quảng cáo hàng hoá trái phép

Hạ nghị sĩ Buddy Carter hỏi Zuckerberg có biết về chứng nghiện thuốc giảm đau opioid. Trên Facebook vẫn tồn tại những quảng cáo bán opioid mà không cần đơn của bác sĩ. Ông cũng đề cập đến việc buôn bán ngà voi, chia sẻ phim lậu... trên các nhóm kín.

Carter cho rằng việc phân biệt những nội dung khủng bố, gây thù hằn có thể gặp khó khăn, nhưng việc phát hiện ra nạn bán thuốc không đơn, buôn lậu... thì chẳng khó gì. Người đứng đầu Facebook cho biết họ đang nỗ lực tối ưu hoá các công cụ AI để lọc nội dung tốt hơn nữa.

Hạ nghị sĩ Kevin Cramer nói ông không hài lòng với câu trả lời về các quảng cáo thuốc giảm đau: Anh có thể nhanh chóng hạ một quảng cáo thuốc trái phép nhanh cỡ nào nếu mức phạt lên đến cả triệu dollar?

CEO Facebook bị chỉ trích vì không thành tâm

Hạ nghị sĩ Debbie Dingell mắng Zuckerberg về việc ông tỏ ra không biết cả những chức năng cơ bản của mạng xã hội: "Là CEO mà ông chẳng biết đến một số thông tin then chốt. Ông không biết về những vụ kiện liên quan tới quyền riêng tư và công ty mình. Ông không biết trong thoả thuận giữa Facebook và Uỷ ban Thương mại Liên bang FTC có đề cập án phạt hay không. Ông không biết về cái gọi là tài khoản vô hình. Ông không biết có bao nhiêu ứng dụng cần được kiểm duyệt. Ông không biết những công ty nào khác được bán dữ liệu của Kogan".

Dingell hỏi thêm, có bao nhiêu nút "Like" đang được đặt bên ngoài Facebook. Zuckerberg nói ông không rõ. Dingell hỏi có bao nhiêu đoạn code Pixel đang được chèn trên các site (Pixel là đoạn mã JavaScript mà Facebook cung cấp cho các nhà quảng cáo đặt trên trang web để theo dõi, đo lường và tối ưu hóa, cũng như tạo tệp đối tượng cho chiến dịch quảng cáo của họ). Zuckerberg nói ông không biết. Và bà yêu cầu nhận được câu trả lời trong vòng 72 giờ.

Trước đó, nghị sĩ Jan Schakowsky liệt kê danh sách dài những lời xin lỗi suốt 14 năm qua của Zuckerberg từ khi còn ở Đại học Harvard đến nay. Bà cho rằng điều này thể hiện CEO Facebook chưa thực sự nghiêm khắc với bản thân.

Facebook khẳng định không bán dữ liệu người dùng

Nghị sĩ Bobby Rush cho rằng cách thức hoạt động của mạng xã hội này chẳng khác gì việc J. Edgar Hoover, cựu giám đốc FBI, từng bị chỉ trích vì xâm phạm quyền tự do của người Mỹ. Zuckerberg cho biết mạng xã hội không bán dữ liệu người dùng và người dùng có thể kiểm soát những thông tin mà họ chia sẻ, hoặc nếu muốn có thể dừng sử dụng Facebook.

Nghị sĩ Mike Doyle nhận định đội ngũ Facebook thực ra quan tâm nhiều tới việc thu hút các nhà phát triển trên nền tảng hơn là tới người sử dụng.

Khi được hỏi về kế hoạch kiện giảng viên Kogan (người thực hiện khảo sát tâm lý) và Cambridge Analytica, CEO Facebook cho biết họ đang "xem xét" chuyện này.

Theo VNEXPRESS.NET


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thái Lan muốn trở thành thành viên CPTPP trong năm 2018

Theo TTXVN tại Bangkok, ngày 29/3, Phó Thủ tướng Thái Lan phụ trách kinh tế, ông Somkid Jatusripitak thông báo nước này mong muốn trở thành thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trong năm 2018. Trước đó, Chính phủ Thái Lan đã yêu cầu Bộ Thương mại xem xét chi tiết về cách thức gia nhập hiệp định nói trên. Phát biểu với báo giới, ông Somkid nhấn mạnh: "Đây là một vấn đề quan trọng. Nếu không có vấn đề gì, chúng tôi sẽ gia nhập vào năm nay."

30/03/2018
Tình hữu nghị Việt Nam - Cu Ba được dự báo trước từ hơn một thế kỷ

BHG - Lịch sử quan hệ Quốc tế, dường như chưa từng có hai dân tộc ở cách xa nhau về địa lý tới nửa vòng trái đất mà lại tạo dựng được mối tình đoàn kết hữu nghị bền vững, thủy trung, trong sáng, hết lòng vì nhau như Cuba và Việt Nam. Các bạn Cuba có lý khi cho rằng, tình hữu nghị ấy đã được nhà yêu nước vĩ đại, nhà tư tưởng kiệt xuất, nhà văn lớn của mình là Hôsê Macti (José Martí, 1853 - 1895) dự báo và đặt nền móng từ thế kỷ 19. 

28/03/2018
Chủ tịch Trung Quốc hội đàm với nhà lãnh đạo Triều Tiên tại Bắc Kinh

Hãng tin Tân Hoa ngày 28/3 xác nhận, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã có chuyến thăm không chính thức tới Trung Quốc từ ngày 25-28/3 theo lời mời của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Trong chuyến thăm, Chủ tịch Tập Cận Bình đã hội đàm với nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại Đại Lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh. 

28/03/2018
Phòng trào kiểm soát súng đạn ở Mỹ gia tăng áp lực với giới lập pháp

Ban tổ chức các cuộc tuần hành với sự tham gia của hàng trăm nghìn học sinh, sinh viên Mỹ khẳng định tiếp tục chiến dịch nhằm yêu cầu giới lập pháp có biện pháp cụ thể hơn để ngăn chặn bạo lực súng đạn. 
Phát biểu trong chương trình "Đối mặt quốc gia" của đài CBS ngày 25/3, Emma Gonzalez, người đứng đầu cuộc tuần hành quy mô lớn diễn ra ngày 24/3 tại Washington D.C. với sự tham gia của hơn 1 triệu học sinh và những người ủng hộ, cho hay những cuộc tuần hành vừa qua chỉ là sự khởi đầu cho chiến dịch yêu cầu siết chặt súng đạn. 

26/03/2018