Các nước Trung và Đông Âu kêu gọi giải pháp chính trị cho Syria

10:48, 15/04/2018

Chính phủ Cộng hòa Séc lên án việc sử dụng vũ khí hóa học chống lại dân thường vô tội tại Syria tuần trước và đề nghị có biện pháp trừng phạt nghiêm khắc những người đứng đằng sau vụ tấn công nói trên. Thủ tướng tạm quyền Andrej Babis mô tả việc sử dụng vũ khí hóa học như là một công cụ chiến tranh là không thể chấp nhận được, đặc biệt khi nó được sử dụng để chống lại thường dân vô tội, và do đó ông cho rằng các đợt không kích của phương Tây vào Syria là không thể tránh khỏi.

Trong tuyên bố ra ngày 14/4, Bộ ngoại giao Cộng hòa Séc tái khẳng định quan điểm của Séc ủng hộ nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm chấm dứt bạo lực và tái lập hòa bình tại Syria thông qua các giải pháp ngoại giao. Séc cũng kêu gọi các cuộc điều tra quốc tế làm sáng tỏ vụ tấn công vũ khí hóa học tại Douma, trong đó có vai trò của Ủy ban điều tra quốc tế độc lập về Syria.

Lên án việc sử dụng vũ khí hóa học tại Syria, nhiều đảng phái tại Séc cho biết đây là hành động không thể dung thứ được, nhưng họ cho rằng sự can dự của phương Tây vào Syria không thể giải quyết được tình hình tại đây. Một số đảng nhấn mạnh các hành động quân sự không thể giải quyết được vấn đề, mà ngược lại chúng chỉ làm cho tình hình trở nên xấu đi.

Không lên tiếng trực tiếp ủng hộ các cuộc tấn công của liên quân, tuyên bố của Bộ ngoại giao Ba Lan cho biết, cộng đồng quốc tế không thể thụ động trước việc lặp lại các cuộc tấn công vũ khí hóa học đối với dân thường tại Syria. Phản đối việc sử dụng vũ khí hóa học nhằm vào dân thường, Ba Lan ủng hộ các nỗ lực quốc tế nhằm loại bỏ hoàn toàn vũ khí hóa học, đồng thời kêu gọi các bên liên quan kiềm chế những hành động có thể làm tình hình thêm căng thẳng.

Tại Bulgaria, Thủ tướng Boyko Borissov đã triệu tập cuộc họp với Bộ trưởng các Bộ Ngoại giao, Quốc phòng và Nội vụ để thảo luận về tình hình. Tuyên bố của chính phủ sau đó nêu rõ quan điểm của Bulgaria rằng không có lý do nào để biện minh cho việc sử dụng vũ khí hóa học vào việc giết người vô tội, kể cả trẻ em, bởi đây là một tội ác chiến tranh, và các cuộc không kích nhắm vào các mục tiêu của Syria là một cách phản ứng đối với một tội ác chiến tranh.

Mặc, dù vậy, chính phủ Bulgaria bày tỏ quan ngại về khả năng có thể leo thang xung đột và kêu gọi tất cả các bên liên quan, đặc biệt là chính quyền Syria, chấm dứt mọi hành động vi phạm luật nhân đạo quốc tế. Bulgaria cũng kêu gọi giảm leo thang và tiếp cận nhân đạo đầy đủ cho các nạn nhân của các vụ tấn công hóa học ở Douma.

Bộ trưởng ngoại giao Bulgaria Ekaterina Zaharieva nói rằng, giải pháp chính trị là cách duy nhất để giảm căng thẳng hiện nay, trong đó việc tái khởi động các cuộc đàm phán trong khuôn khổ đàm phán Geneva đóng vai trò quan trọng.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Áo Karin Kneissl bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình tại Syria, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của các cuộc điều tra do Tổ chức Cấm Vũ khí hóa học (OPCW) đứng đầu nhằm làm sáng tỏ mối nghi ngờ về vụ tấn công vũ khí hóa học nói trên. Nữ Ngoại trưởng Áo cũng cho rằng giải pháp bền vững cho cuộc xung đột tại Syria chỉ có thể đạt được thông qua con đường ngoại giao và tuân thủ luật pháp quốc tế.

Cùng ngày, Chính phủ Rumani cũng cực lực lên án việc sử dụng vũ khí hóa học tại Syria và kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục nỗ lực chấm dứt xung đột tại quốc gia này.

Theo VOV


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thái Lan muốn trở thành thành viên CPTPP trong năm 2018

Theo TTXVN tại Bangkok, ngày 29/3, Phó Thủ tướng Thái Lan phụ trách kinh tế, ông Somkid Jatusripitak thông báo nước này mong muốn trở thành thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trong năm 2018. Trước đó, Chính phủ Thái Lan đã yêu cầu Bộ Thương mại xem xét chi tiết về cách thức gia nhập hiệp định nói trên. Phát biểu với báo giới, ông Somkid nhấn mạnh: "Đây là một vấn đề quan trọng. Nếu không có vấn đề gì, chúng tôi sẽ gia nhập vào năm nay."

30/03/2018
Tình hữu nghị Việt Nam - Cu Ba được dự báo trước từ hơn một thế kỷ

BHG - Lịch sử quan hệ Quốc tế, dường như chưa từng có hai dân tộc ở cách xa nhau về địa lý tới nửa vòng trái đất mà lại tạo dựng được mối tình đoàn kết hữu nghị bền vững, thủy trung, trong sáng, hết lòng vì nhau như Cuba và Việt Nam. Các bạn Cuba có lý khi cho rằng, tình hữu nghị ấy đã được nhà yêu nước vĩ đại, nhà tư tưởng kiệt xuất, nhà văn lớn của mình là Hôsê Macti (José Martí, 1853 - 1895) dự báo và đặt nền móng từ thế kỷ 19. 

28/03/2018
Chủ tịch Trung Quốc hội đàm với nhà lãnh đạo Triều Tiên tại Bắc Kinh

Hãng tin Tân Hoa ngày 28/3 xác nhận, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã có chuyến thăm không chính thức tới Trung Quốc từ ngày 25-28/3 theo lời mời của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Trong chuyến thăm, Chủ tịch Tập Cận Bình đã hội đàm với nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại Đại Lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh. 

28/03/2018
Phòng trào kiểm soát súng đạn ở Mỹ gia tăng áp lực với giới lập pháp

Ban tổ chức các cuộc tuần hành với sự tham gia của hàng trăm nghìn học sinh, sinh viên Mỹ khẳng định tiếp tục chiến dịch nhằm yêu cầu giới lập pháp có biện pháp cụ thể hơn để ngăn chặn bạo lực súng đạn. 
Phát biểu trong chương trình "Đối mặt quốc gia" của đài CBS ngày 25/3, Emma Gonzalez, người đứng đầu cuộc tuần hành quy mô lớn diễn ra ngày 24/3 tại Washington D.C. với sự tham gia của hơn 1 triệu học sinh và những người ủng hộ, cho hay những cuộc tuần hành vừa qua chỉ là sự khởi đầu cho chiến dịch yêu cầu siết chặt súng đạn. 

26/03/2018