Hà Giang

Tin tặc Triều Tiên đánh cắp nhiều bí mật quân sự của Hàn Quốc?

09:28, 11/10/2017

Các hacker của Triều Tiên bị cáo buộc đã đánh cắp một lượng lớn tài liệu bí mật quân sự của Hàn Quốc, trong đó có cả kế hoạch ám sát nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

Theo đài BBC (Anh), ông Rhee Cheol-hee, một nghị sĩ Hàn Quốc, cho biết thông tin về vụ tấn công mạng này bắt nguồn từ Bộ quốc phòng nước ông.

Trong số các tài liệu bị tin tặc thao túng có cả những kế hoạch tấn công do Mỹ và Hàn Quốc cùng phác thảo. Chúng cũng bao gồm các báo cáo gửi tới những chỉ huy cấp cao của hai nước.

Bộ quốc phòng Hàn Quốc cho tới nay vẫn từ chối bình luận về sự việc.

Cũng trong các thông tin bị cho là bị hacker Triều Tiên xâm nhập, có cả thông tin về các lực lượng đặc nhiệm của Hàn Quốc, thông tin về các nhà máy điện quan trọng và các căn cứ quân sự của Seoul.

Ngoài ra, theo báo New York Times (NYT), trong số những thông tin bị tin tặc đánh cắp, có cả thông tin về kế hoạch "xử trảm", lật đổ nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong trường hợp xảy ra chiến tranh.

Ông Rhee là nghị sĩ thuộc đảng cầm quyền tại Hàn Quốc, cũng là thành viên của ủy ban quốc phòng của quốc hội nước này.

Theo ông Rhee, khoảng 235 GB tài liệu quân sự đã bị tin tặc đánh cắp ở Trung tâm tích hợp dữ liệu quốc phòng của Hàn Quốc, 80% trong số dữ liệu ấy vẫn chưa được xác định.

Vụ tấn công mạng xảy ra từ tháng 9 năm ngoái. Tháng 5 vừa qua, Hàn Quốc cho biết một số lượng lớn dữ liệu của họ đã bị đánh cắp và nói rằng rất có thể Triều Tiên đứng sau vụ việc này, nhưng không nói rõ những dữ liệu nào đã bị đánh cắp.

Trong khi đó Triều Tiên bác bỏ cáo buộc tiến hành vụ tấn công mạng.

Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc cáo buộc trong những năm gần đây, Seoul luôn phải đối mặt với hàng loạt các vụ tấn công mạng đến từ Triều Tiên, trong đó có nhiều vụ tấn công nhằm vào các trang web và hạ tầng của các cơ quan chính phủ.

Triều Tiên bác bỏ những cáo buộc này, cho rằng Hàn Quốc đã thêu dệt ra những chuyện đó.

Theo Báo tuổi trẻ


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Liên Hợp Quốc đề xuất giúp giải quyết khủng hoảng người Kurd ở Iraq

Liên Hợp Quốc sẵn sàng đứng ra làm trung gian giải quyết vấn đề căng thẳng hiện nay tại Iraq liên quan việc người Kurd trưng cầu ý dân đòi độc lập.

29/09/2017
Nhật Bản chính thức công bố giải tán Hạ viện

Văn bản giải tán Hạ viện sẽ được trình Nhật Hoàng phê duyệt trước. Sau đó, Chủ tịch Hạ viện sẽ tuyên bố giải tán Hạ viện.

28/09/2017
Khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên: Châu Âu đứng ở vị trí nào?

Về mặt chiến lược, cả chính trị và kinh tế, khủng hoảng Triều Tiên liên quan mật thiết đến quyền lợi của Liên minh châu Âu.

27/09/2017
Myanmar bác bỏ cáo buộc của Liên Hợp Quốc về cuộc khủng hoảng Rakhine

Đại sứ Myanmar tại Liên Hợp Quốc hôm 25/9 bác bỏ một số bình luận của Liên Hợp Quốc về tình hình tại bang Rakhine của nước này.

26/09/2017