Tổng thống Nga Putin phản đối Mỹ áp đặt dự luật trừng phạt mới chống Nga

15:27, 28/07/2017

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 27/7 đã lên án ý định của Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt mới chống Nga, coi đây là âm mưu sử dụng những hành động "đặc biệt trắng trợn" để bảo đảm lợi ích kinh tế của mình và sẽ càng làm trầm trọng tình hình.

Tuyên bố sau cuộc gặp với người đồng cấp Phần Lan, Tổng thống Putin nhấn mạnh sẽ rất đáng tiếc nếu Mỹ thông qua các biện pháp trừng phạt bổ sung nhằm vào Nga. Người đứng đầu nước Nga cáo buộc Mỹ rõ ràng đang lợi dụng những ưu thế địa chính trị trong cuộc chiến cạnh tranh nhằm bảo đảm những lợi ích kinh tế của mình bằng cách gây phương hại cho các đồng minh.

 

Tổng thống Putin khẳng định thực tế này là không thể chấp nhận được vì đây là hành động vi phạm luật quan hệ quốc tế và luật quốc tế. Theo ông, Nga chưa bao giờ và cũng sẽ không bao giờ đồng ý với việc này. Ông Putin cũng lưu ý Nga sẽ phản ứng tương tư như các nước khác trước lệnh trừng phạt của Mỹ, liên quan tới vấn đề chủ quyền và lợi ích quốc gia. Tuy nhiên, Tổng thống Nga cũng bày tỏ hy vọng rằng tình hình căng thẳng hiện nay sẽ kết thúc để quan hệ Nga-Mỹ được cải thiện, mối quan hệ hợp tác giữa hai bên sẽ phát triển vì lợi ích của người dân hai nước.

[Nga bảo lưu quyền trả đũa việc EU gia hạn trừng phạt]

Trong khi đó, Hiệp hội doanh nhân châu Âu (AEB) cùng ngày ra tuyên bố chỉ trích các lệnh trừng phạt mới của Mỹ chống Nga, cho rằng hành động này có thể khiến sản xuất sụt giảm và nhiều việc làm bị mất.

Trong một tuyên bố, AEB một lần nữa khẳng định lập trường của mình chống lại bất cứ các biện pháp trừng phạt kinh tế và hạn chế tự do thương mại, đầu tư nào, cũng như ủng hộ giảm cẳng thẳng giữa các nước hữu quan. AEB không ủng hộ việc Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế bổ sung đối với Nga và kêu gọi Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Nga nhanh chóng tìm kiếm được giải pháp chính trị ngăn chặn mối quan hệ tiếp tục xấu hơn.

AEB bày tỏ lo ngại rằng việc áp đặt các biện pháp trừng phạt cản trở hoạt động kinh doanh bình thường, cũng như dẫn đến tình trạng sản xuất và việc làm trong những lĩnh vực liên quan sẽ bị giảm sút nghiêm trọng. Đặc biệt, các biệt pháp trừng phạt mới của Mỹ chống Nga ảnh hưởng đến lợi ích của các công ty châu Âu và các nước EU trong ngành năng lượng và một số lĩnh vực khác. Các công ty có thành viên trong AEB gồm Alstom, BP, Cargill, DHL, E.ON, Enel, Eni, ING, Mercedes-Benz, Metro, Procter & Gamble, Shell, Statoil, Telenor, Total, Volkswagen, Volvo, Valio, Auchan và một số công ty khác.

Hai ngày sau khi Hạ viện Mỹ nhất trí áp đặt các lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga, ngày 27/7, Thượng viện nước này cũng đã thông qua với tỷ lệ ủng hộ gần như tuyệt đối. Tuy nhiên, Nga cũng như EU và một số quốc gia khác lại phản đối gay gắt, đồng thời cân nhắc các biện pháp phòng ngừa và đáp trả nếu dự luật mở rộng lệnh trừng phạt Nga của Mỹ được ban hành.

Theo Vietnamplus


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Venezuela đáp trả các biện pháp trừng phạt của Mỹ

Tổng thống Venezuela Maduro tuyên bố không thừa nhận bất cứ lệnh trừng phạt nào của Mỹ và khẳng định động thái này của Mỹ là bất hợp pháp.

28/07/2017
Thượng viện Mỹ không thông qua dự luật hủy bỏ đạo luật Obamacare

Dự luật hủy bỏ một phần đạo luật chăm sóc sức khỏe Obamacare đã không được thông qua tại Thượng viện Mỹ do không đủ 51 phiếu cần thiết.

27/07/2017
Thượng viện Mỹ sẽ tiếp tục thảo luận dự luật hủy bỏ đạo luật Obamacare

Các thượng nghị sỹ Cộng hòa đã thành công trong cuộc bỏ phiếu ngày 25/7 về việc tiếp tục thảo luận dự luật hủy bỏ đạo luật chăm sóc sức khỏe Obamacare.

26/07/2017
Con đường chống khủng bố của Philippines còn nhiều chông gai

Cuộc chiến chống khủng bố của quân đội Philippines dù đã bước sang tháng thứ 3 nhưng vẫn gặp phải không ít khó khăn.

25/07/2017