Bước tiến lịch sử trong quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam

07:41, 24/05/2016

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Obama cho thấy một phát triển tích cực trong quan hệ giữa 2 nước.

Chuyến thăm kéo dài 3 ngày đến Việt Nam của Tổng thống Mỹ Barack Obama (từ 23-25/5) được đánh giá là mở ra một chương mới quan trong hệ Việt- Mỹ và được coi là sự kiện “bước ngoặt” giữa 2 nước.

Mối quan hệ Việt- Mỹ đã liên tục được làm sâu sắc và đa dạng hóa kể từ khi 2 nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao năm 1995. Ông Obama là Tổng thống đương nhiệm thứ 3 tới Việt Nam sau khi kết thúc chiến tranh, sau 2 người tiền nhiệm là Bill Clinton (năm 2000) và George W. Bush (năm 2006).

buoc tien lich su trong quan he hoa ky- viet nam hinh 0
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Mỹ Obama tại Lễ đón chính thức (Ảnh: Anh Tuấn)

Gặp gỡ các lãnh đạo cao cấp Việt Nam

Ngay trong ngày đầu tiên đến Hà Nội, lịch trình làm việc của Tổng thống Mỹ Barack Obama đã kín mít. Sau Lễ đón chính thức được long trọng tổ chức tại Phủ Chủ tịch, Tổng thống Mỹ Obama đã hội đàm với Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Trưa 23/5, Tổng thống Mỹ Obama đã có cuộc tiếp xúc với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và cùng đi thăm nhà sàn Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Sau đó, cũng trong buổi trưa, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Mỹ Obama đồng chủ trì cuộc họp báo quốc tế, thông báo kết quả hội đàm giữa hai bên. Hai nhà lãnh đạo nhất trí đánh giá quan hệ hệ hai nước trong thời gian qua, ra tuyên bố chung tăng cường quan hệ Đối tác toàn diện. Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu bật hiệu quả hợp tác trên nhiều lĩnh vực giữa hai nước và cho biết, Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương với Việt Nam.

Hai bên cũng trao đổi các biện pháp hợp tác trong thời gian tới, xây dựng lòng tin, hợp tác phát triển, nhất là sớm thông qua Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Chiều 23/5 Tổng thống Mỹ Obama hội kiến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Văn phòng Chính phủ. Tiếp đó, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Tổng thống Obama.

Gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương

Tại cuộc họp báo quốc tế trưa 23/5, Tổng thống Mỹ Obama đã tuyên bố chấm dứt lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam: “Tại thời điểm này, điều mà tôi và Chính phủ Mỹ nhận thấy là, từ những gì hai bên cùng thực hiện trong các lĩnh vực như kinh tế, thương mại, an ninh và nhân đạo, giờ là lúc thích hợp để dỡ bỏ lệnh cấm buôn bán vũ khí với Việt Nam”.

buoc tien lich su trong quan he hoa ky- viet nam hinh 1
Tổng thống Mỹ Obama tuyên bố chấm dứt lệnh cấm vận vũ khí sát thương (Ảnh: Ngọc Thành).

Sự kiện Tổng thống Mỹ Barack thăm Việt Nam và tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của truyền thông quốc tế.

Mở đầu một bài viết có tựa đề “Ông Obama đặt mục tiêu làm sâu sắc các mối quan hệ tại châu Á”, tạp The Wall Streel Journal lưu ý, Tổng thống đương nhiệm Obama dành khoảng thời gian dài khác thường- 3 ngày cho chuyến thăm Việt Nam. Điều này chứng tỏ Mỹ rất quan tâm đến việc mở rộng các mối quan hệ với Hà Nội. Theo bài viết này, cả Việt Nam và Nhật Bản đều là những quốc gia tham gia Hiệp định thương mại mới của Mỹ với châu Á (Hiệp định TPP). Ông Obama coi Hiệp định TPP là một ưu tiên trong nhiệm kỳ Tổng thống thứ 2 của mình, là một trong những yếu tố quan trọng trong chiến lược xoay trục sang châu Á của Mỹ.

Reuters bình luận về tuyên bố của Tổng thống Mỹ Obama về dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương với Việt Nam là “một bước tiến lịch sử” trong quan hệ giữa hai “cựu thù” và nhấn mạnh mối quan tâm chia sẻ chung giữa 2 nước.

Động thái này được đưa ra trong chuyến thăm đầu tiên của Tổng thống Barack Obama tới Hà Nội, mở ra một chương mới trong quan hệ giữa hai nước.

Báo Philippines Straight Times bình luận, Tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí là một biểu tượng sâu sắc, chứng tỏ sự thay đổi thực sự trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Mối quan hệ giữa hai nước đã có những chuyển biến đáng kể trên các mặt hợp tác trao đổi thương mại, văn hóa.

Ngay trước chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Obama, giới chuyên gia đã có nhiều bàn luận và cho rằng, mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam chưa bao giờ chặt chẽ hơn, và Washington nên củng cố mối quan hệ này bằng cách bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí đã áp dụng mấy chục năm nay.

Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ John McCain đánh giá: “Chuyến thăm cho thấy một phát triển tích cực khác trong quan hệ giữa 2 nước. Hiện nay, Việt Nam ngày càng trở thành một đối tác quan trọng trong khu vực, cam kết giữ gìn những nguyên tắc dựa trên luật định trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương, như: tự do hàng hải, tự do thương mại, thực hiện các giải pháp hòa bình cho các tranh chấp quốc tế”.

Thông cáo ngày 18/5 của ông McCain nêu: “ Mỹ phải tiếp tục làm việc với những đối tác như Việt Nam để tăng cường trao đổi thông tin hàng hải và khả năng phản ứng trên Biển Đông. Chúng ta tăng cường khả năng của Việc Nam đóng góp vào hoạt động hàng hải bằng việc gỡ bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí với chính phủ Việt Nam. Việt Nam nên được phép mua khí tài trên bộ và trên biển nhằm tăng cường khả năng của quân đội để hoạt động hiệu quả hơn. Đã đến lúc gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận này”.

New York Times dẫn lời Giáo sư Jonathan London, chuyên gia về Việt Nam, hiện đang làm việc tại Đại học Đô thị ở Hong Kong, mô tả chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama là bước cuối cùng của tiến trình hòa giải kéo dài hàng thập niên giữa 2 “cựu thù”./.

vov.vn


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tổng thống Mỹ tới Việt Nam và Nhật Bản: Chuyến đi mang nhiều kỳ vọng

Chuyến đi của ông Obama lần này không chỉ tập trung vào các cuộc đàm phán về thương mại, về đối ngoại mà còn cả về những vấn đề lịch sử.

23/05/2016
Nhật Bản giúp Trung Đông 6 tỷ USD chống khủng bố

Nhật Bản cam kết hỗ trợ Trung Đông 6 tỷ USD để phòng chống chủ nghĩa khủng bố và giữ ổn định cho toàn khu vực.

22/05/2016
Hội nghị Cấp cao ASEAN - Nga kết thúc tốt đẹp

Đoàn đại biểu Cấp cao Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đã tham dự Hội nghị Cấp ASEAN - Nga từ ngày 19-20/5 tại Sochi, Nga.

21/05/2016
Máy bay Ai Cập mất tích: Không loại trừ nguyên nhân khủng bố

Thủ tướng Ai Cập Sherif Ismail nói rằng, hiện còn quá sớm để loại trừ các nguyên nhân dẫn đến sự cố này, trong đó có cả động cơ khủng bố.

20/05/2016