Không được viết lại lịch sử

09:52, 09/05/2015

Đối với Nga, Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (9-5-1945) có ý nghĩa lớn hơn không chỉ là một ngày lễ. Đó là một ngày vĩ đại-biểu tượng của chủ nghĩa yêu nước, sự dũng cảm và kiên cường của những người lính Xô-viết khi đối mặt với chủ nghĩa phát xít trong những năm chiến tranh (1941-1945). Các công dân Nga từ nhỏ đến lớn đều tự hào về chiến thắng của các bậc cha ông và tiền bối. Ngày 9-5-1945 đồng thời còn là những giọt nước mắt của sự đau thương, của sự tưởng nhớ tới hàng chục triệu sinh mạng con người Xô-viết - những người đã trở thành nạn nhân của cuộc chiến tranh. Không thể quên được điều này, nỗi đau này về những mất mát người ruột thịt, những người bạn thân được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Đó là sự hồi tưởng về những sự kinh hoàng của chiến tranh, những sự tàn phá, về sự thống nhất giữa các dân tộc, mà nhờ đó đã giành được Chiến thắng vĩ đại. Và ngày hôm nay vẫn thiếu một điều gì.

Đương nhiên, việc đập tan chủ nghĩa phát xít đã thành công nhờ các nỗ lực chung của nhiều quốc gia và dân tộc. Mỗi nước đều đem lại sự đóng góp của mình vào chiến thắng, đã đóng vai trò của mình trong cuộc chiến tranh thế giới này. Nhiệm vụ chung của chúng ta là không để lặp lại những sự kiện ghi nhớ đó, không cho "bệnh dịch hạch màu nâu" đó lan ra thế giới, hệ tư tưởng "tính chất đặc biệt" của một dân tộc trước các dân tộc khác luôn nhanh chóng tìm được sự ủng hộ và như lịch sử đã cho thấy, rất khó để đấu tranh chống hiện tượng này. Mọi người đều hiểu rõ điều này, nhưng có lúc những tham vọng chính trị đã thắng thế, và chúng ta có thể một lần nữa phải đối mặt với những thử thách.

Bất chấp những khó khăn, phức tạp của thời chiến khi quân phát xít Đức đang ở cửa ngõ Mát-xcơ-va, ngày 7-11-1941, tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Mát-xcơ-va đã diễn ra cuộc duyệt binh lịch sử nhân kỷ niệm 24 năm Cách mạng Tháng Mười. Sau lễ duyệt binh, từ Quảng trường Đỏ, các chiến sĩ Hồng quân đã tiến thẳng ra mặt trận để chiến đấu với quân thù, bảo vệ thủ đô và đất nước thân yêu của mình, đồng thời cứu loài người khỏi thảm họa phát xít. Ảnh: Rian.ru

Nhân dân Xô-viết vào năm 1941 đã chặn đứng được cuộc hành quân thắng lợi của nước Đức phát xít tại châu Âu. Chiến thắng tại vùng ngoại ô Mát-xcơ-va đã đập tan huyền thoại bất khả chiến bại của quân đội Đức phát xít, và bước ngoặt căn bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã đến sau thất bại của những kẻ phát xít tại Xta-lin-grát (hiện nay là Vôn-ga-grát) vào năm 1943. Kể từ thời điểm này, phe đồng minh chống phát xít đã giành thế chủ động, đẩy nước Đức và các đồng minh của Đức sang thế phòng ngự. Sau đó, sứ mệnh giải phóng của Liên Xô tại châu Âu (1944-1945) đã phá tan ách thống trị của chủ nghĩa phát xít đối với đa số các dân tộc bị nô dịch của châu Âu, đồng thời đã bảo tồn được chế độ nhà nước và các đường biên giới công bằng mang tính lịch sử. Tổn thất của Hồng quân trong những năm chiến tranh là 8.668.400 người. Trong các trận chiến giải phóng các dân tộc châu Âu đã có hàng trăm nghìn chiến sĩ Xô-viết đã hy sinh: Khi giải phóng Ba Lan - 600 nghìn, Tiệp Khắc - 140 nghìn, Hung-ga-ri - 140 nghìn, Ru-ma-ni - gần 69 nghìn, Nam Tư - 8 nghìn, Áo - 26 nghìn, Na Uy - gần 1 nghìn, Phần Lan -  gần 2 nghìn, hơn 100 nghìn chiến sĩ và sĩ quan Xô-viết đã nằm lại trên đất Đức.

Những tổn thất to lớn của Hồng quân xuất phát từ việc là đã tiến hành chiến sự chống lại những đạo quân chính của quân đội Đức Hít-le. Trong các năm 1941-1942, hơn một nửa số quân Đức đã chiến đấu tại mặt trận phía Đông, và trong những năm tiếp theo tại hướng chiến lược này đã tập trung hơn 70% số lượng các tập đoàn quân và đơn vị của chúng. Chiến sự đã diễn ra với cường độ và quy mô lan rộng hơn cả. Trên mặt trận Xô-Đức, nước Đức phát xít đã chịu 73% trong tòan bộ các tổn thất trong Thế chiến thứ hai. Cuộc tiến công chiến lược liên tục của Hồng quân trong các năm 1943-1945 với tốc độ cao đã rút ngắn thời gian cuộc chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho các đồng minh tiến hành chiến sự và đẩy mạnh các nỗ lực quân sự của họ.

Chiến thắng này có một ý nghĩa toàn cầu to lớn khi thiết lập nên một trật tự thế giới mới-cho phép sống trong một thế giới "tương đối" có nghĩa là không có những cuộc xung đột vũ trang lớn trong khu vực và chiến tranh thế giới. Chiến thắng này đã đem lại một xung lực mạnh mẽ cho viêc đẩy mạnh các phong trào giải phóng dân tộc. trở thành khởi đầu của sự cáo chung cho đa số các chế độ thực dân khắp các nơi trên thế giới. Không phải tình cờ mà Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam đã vang lên vào đúng tháng 9-1945. Như vậy, Chiến thắng của Liên Xô trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại và Ngày Độc lập của Việt Nam gắn liền với nhau. Lịch sử đã gắn bó hai dân tộc chúng ta một cách chặt chẽ. Điều vui mừng là tại Nga và Việt Nam cuộc chiến tranh này được mọi người tôn kính, mọi người vẫn tưởng nhớ đến những vị anh hùng và các cựu chiến binh. Đúng như một câu ngạn ngữ của Việt Nam có nói: "Uống nước nhớ nguồn".

Đáng tiếc, trên thế giới đang tồn tại một xu hướng làm méo mó các chứng cứ lịch sử và hạ thấp vai trò của các dân tộc trong chiến thắng trước kẻ thù chung. Một số đối tác sử dụng 70 năm Ngày Chiến thắng như một công cụ chính trị mà nhờ đó họ đang mưu toan phá vỡ các mối quan hệ đã đứng vững giữa các nước hữu nghị và tạo lập lại cục diện địa-chính trị. Họ không ngượng ngùng khi đem sự tưởng nhớ về một sự thống nhất giữa các dân tộc khi đối mặt với kẻ thù để hiến tế cho những tham vọng địa-chính trị của mình. Đã có những mưu toan viết lại lịch sử không chỉ của mình mà còn của quốc gia khác. Chứng cứ này không chỉ liên quan đến việc kỷ niệm chiến thắng của Liên Xô trước chủ nghĩa phát xít, mà còn của các chiến thắng khác không kém phần quan trọng của các dân tộc trên thế giới trong cuộc đấu tranh vì nền độc lập dân tộc.

Ngày nay, 70 năm đã trôi qua sau kết thúc của Thế chiến thứ hai, một số chính khách phương Tây đang nghiêm túc phản bác lại về tính hiếu chiến của Nga, cố gắng tạo dựng một "hình ảnh của kẻ thù". "Những suy lý" như thế này rõ ràng mâu thuẫn với lịch sử. Tại Nga, kinh nghiệm về các chiến thắng quá nặng nề, chúng tôi biết cái giá thật phải trả cho chúng và điều này là đủ để nhớ đến và bằng tòan bộ sức lực đấu tranh vì hòa bình trên tòan thế giới.

 

Ngày 9-5, đó là ngày vinh quang, ngày thể hiện sự tôn kính đối với thế hệ những người chiến thắng. Tại Nga có hơn 2 triệu rưỡi cựu chiến binh. Mỗi người trong số đó đã đem lại sự đóng góp của mình vào Chiến thắng: trong các trận đánh mang tính quyết định và trên các cao điểm không tên, trong các quân y viện, trong các đội du kích, tại thành phố Lê-nin-grát bị phong tỏa, tại hậu phương, khi sơ tán, nơi sức mạnh sống còn của đất nước chúng tôi đã được củng cố bằng sự lao động cực kỳ khó khăn gian khổ, tất cả những điều này đã đựoc tạo nên bởi bàn tay của những con người cụ thể. Các vị cựu chiến binh-đó là lịch sử sống động của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít. Hãy hỏi họ có muốn lặp lại những sự kiện đó không...

Theo báo Quân đội nhân dân


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nepal công bố 3 ngày quốc tang

Trong một bài phát biểu trên truyền hình, Thủ tướng Sushil Koirala cho biết: "Xin tưởng niệm những người dân Nepal và những anh em và những chị em và người lớn tuổi và trẻ em nước ngoài đã thiệt mạng trong thảm họa động đất, chúng tôi quyết định ba ngày quốc tang kể từ hôm nay".

29/04/2015
Động đất ở Nepal: Số người chết lên gần 1.000 người

Đây được coi là một trong những trận động đất mạnh nhất thế giới kể từ năm 1900.

26/04/2015
Nepal-điều kỳ diệu sau hơn 1 tuần xảy ra động đất kinh hoàng

Bộ Nhà ở Nepal cho biết, số người chết do trận động đất xảy ra hôm 25/4 vừa qua tại nước này vẫn tiếp tục tăng lên nhưng hy vọng vẫn tìm được người sống

24/04/2015
Ông Lavrov: Tổ chức IS là kẻ thù lớn nhất của Nga

Các phóng viên đã hỏi Ngoại trưởng Nga về mối đe dọa lớn nhất của nước này.

23/04/2015