Hà Giang

Thái Lan: Thủ tướng sẽ không nhất thiết phải là một nghị sỹ

07:09, 27/02/2015

Một người ngoài Quốc hội có thể trở thành Thủ tướng với sự chấp nhận của các bên để có thể giải quyết bế tắc chính trị.

Ngày 26/2, Ủy ban soạn thảo Hiến pháp mới của Thái Lan đã nhất trí rằng, Thủ tướng của nước này trong tương lai sẽ không nhất thiết phải là một nghị sỹ do dân bầu.

Người phát ngôn Ủy ban soạn thảo Hiến pháp mới của Thái Lan - Kamnoon Sidhisamarn giải thích, cần phải có một phương án trong trường hợp Hạ viện cho rằng, đất nước thực sự lâm vào một cuộc khủng hoảng, khi đó một người ngoài Quốc hội có thể trở thành Thủ tướng với sự chấp nhận của các bên, để có thể giải quyết bế tắc chính trị. Các Thủ tướng Thái Lan sau này sẽ chỉ có thể nắm quyền 2 nhiệm kỳ liên tiếp.

Theo Hiến pháp hiện hành, một nửa trong số 150 Thượng nghị sỹ Thái Lan được bầu trực tiếp và nửa còn lại được chỉ định. Nhưng theo bản dự thảo Hiến pháp mới, Thượng viện gồm 200 thành viên của Thái Lan có thể sẽ không do cử tri bầu trực tiếp.

Thay vào đó, các Thượng nghị sỹ sẽ được lựa chọn trong số các ứng viên bao gồm cựu Thủ tướng, cựu lãnh đạo quân đội và đại diện của các ngành nghề khác nhau. Những Thượng nghị sỹ này cũng chỉ có thể phục vụ một nhiệm kỳ kéo dài 6 năm.

Ủy ban soạn thảo Hiến pháp dự kiến hoàn thành văn bản này vào tháng 4 tới. Dự thảo này còn phải được Hội đồng cải cách quốc gia do quân đội chỉ định cũng như Nội các và các lãnh đạo đảng phái thông qua.

Tuy nhiên, trong những phản ứng đầu tiên, nó đã bị chỉ trích là một sự thụt lùi so với hy vọng trở về chế độ dân chủ bởi sự giới hạn đối với quyền được đại diện tại Quốc hội của người dân.

Một số nhà phân tích cho rằng, sự thay đổi này nhằm hạn chế quyền của các chính trị gia được bầu sau nhiều năm các đảng liên minh với cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra chiến thắng vang dội./.

vov.vn

 


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

"Libya có nguy cơ biến thành một Syria thứ 2"

Ngoại trưởng Libya đã đưa ra cảnh báo này vào hôm qua (26/2). Tuy nhiên Libya không ủng hộ can thiệp quân sự từ bên ngoài vào Libya.

26/02/2015
Thủ tướng Đức vẫn hi vọng vào lệnh ngừng bắn ở Ukraine

Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Thụy Điển Stefan Lofven tuyên bố châu Âu sẵn sàng áp đặt lệnh trừng phạt mới đối với Nga nếu cần thiết.

26/02/2015
Đức muốn Hy Lạp ở lại khu vực đồng euro

Bộ trưởng Kinh tế Đức Gabriel cho biết ông lạc quan dè dặt rằng đàm phán với Hy Lạp về gia hạn gói cứu trợ đang đạt tiến triển.

25/02/2015
Tổng thống Putin: "Chiến tranh giữa Nga và Ukraine là điều không thể"

Tuyên bố đưa ra trong bối cảnh, các vụ bạo lực đã giảm nhiều tại miền Đông, nhưng xung đột nhỏ lẻ vẫn tiếp diễn.

24/02/2015