Kinh nghiệm chằng néo mái nhà ở Thái An

09:19, 25/07/2019

BHG - Là xã vùng sâu còn nhiều khó khăn, những năm gần đây Thái An (Quản Bạ) thường xuyên bị ảnh hưởng bởi gió lốc, gây thiệt hại nhà cửa của nhân dân. Chủ tịch UBND xã Thái An, Vàng Vần Chính, cho biết: “Để chủ động phòng, chống lụt bão, phát huy sức sáng tạo của nhân dân trong điều kiện kinh tế còn hạn chế và thực hiện chỉ đạo của huyện về tổ chức cho nhân dân chủ động chằng néo mái nhà, tránh thiệt hại bởi thiên tai, xã đã xây dựng phương án ứng phó với thiên tai, bảo vệ các công trình trọng điểm bằng cách: Chằng, chống nhà cửa, nâng cao nền nhà… Trong đó, chú trọng tuyên truyền, giáo dục, cung cấp kiến thức về phòng, chống thiên tai cho người dân.

Ông Sùng Mí Dình, thôn Lố Thàng II chằng lưới thép chống tốc mái nhà chằng néo mái nhà.
Ông Sùng Mí Dình, thôn Lố Thàng II chằng lưới thép chống tốc mái nhà.

Trong các giải pháp về phòng, chống lụt bão, xã đã lựa chọn thực hiện chằng néo mái nhà trước mùa mưa bão để tránh gió, tố lốc, bão nhằm giảm nhẹ thiệt hại về người và tài sản. Qua triển khai tuyên truyền ở các thôn, bà con đã nhất trí thực hiện tùy vào điều kiện kinh tế của từng gia đình. Trước đó, xã đã thí điểm vận động nhân dân thực hiện chằng néo mái nhà ở các điểm trường, trụ sở thôn. Vật liệu sử dụng là dây thép B40 và cây tre, vầu; trong đó, xã trích nguồn mua dây thép, người dân góp công sức làm. Qua kinh nghiệm chằng néo mái nhà ở trụ sở thôn, điểm trường thì người dân sẽ về tự làm tại nhà.

Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Lố Thàng 2, Sùng Mí Dình, chia sẻ: “Cả thôn có 73 hộ, hiện có 68 hộ chằng néo xong mái nhà. Khi có chủ trương từ xã, Ban Quản lý thôn đã tổ chức họp, vận động nhân dân chủ động chằng néo mái nhà. Sau khi bà con nhất trí, cả thôn cùng góp tiền vào thuê xe chở vật liệu là lưới thép vào tận thôn. Tính toán chi phí trung bình 1 hộ bỏ ra khoảng 3 triệu đồng để mua vật liệu chằng néo mái nhà. Ngay từ đầu năm, thôn đã bị ảnh hưởng bởi mưa to, gió lốc làm một số hộ dân bị bay, tốc mái nhà. Sau khi chằng néo mái nhà xong, mỗi khi trời mưa gió bà con yên tâm hơn, không lo bị tốc mái nhà, có người bị thương”...

Qua mô hình chằng néo mái nhà đã giúp phát huy tính chủ động của người dân, dần thay đổi cách nghĩ, chống tư tưởng trông chờ, ỷ lại. Đây cũng là mô hình hiệu quả có khả năng nhân rộng để phòng, chống thiên tai tại những nơi thường xuyên bị ảnh hưởng bởi mưa, bão.

Bài, ảnh: Lê Hải


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Mưa chấm dứt nắng nóng, cảnh báo dông, lốc, gió giật mạnh, sét và mưa đá ở vùng núi Bắc Bộ

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, sau những ngày nắng nóng vừa qua, hiện nay (29.6), rãnh áp thấp có trục ở khoảng 24-27 độ Vĩ Bắc đang bị nén và đẩy dần xuống phía Nam.

 

29/06/2019
Tăng cường phòng, chống thiên tai mùa mưa lũ

BHG - Theo dự báo của các ngành chức năng, mùa mưa năm nay, thời tiết tiếp tục diễn biến phức tạp, đặc biệt là các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, lũ ống, lũ quét, giông, lốc, sét… có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh. Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, tỉnh đang tập trung chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn và UBND các huyện, thành phố chủ động xây dựng phương án phòng, chống thiên tai (PCTT) và thực hiện nghiêm túc kế hoạch cũng như các phương án PCTT và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) đã đề ra.

 

28/06/2019
Chính sách hỗ trợ phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 793/QĐ-TTg, ngày 27.6.2019 về cơ chế, chính sách, đối tượng hỗ trợ, mức hỗ trợ kinh phí trong phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi.

28/06/2019
Quản Bạ chủ động các biện pháp phòng, chống thiên tai

BHG - Trước tình hình thiên tai diễn biến ngày càng phức tạp, ngay từ đầu năm trên địa bàn huyện Quản Bạ đã bị ảnh hưởng bởi mưa to và gió lốc gây thiệt hại cho nhiều hộ dân. Chính vì vậy, chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống thiên tai, giúp giảm thiểu thiệt hại là công việc được Quản Bạ thực hiện thường xuyên. Phát huy sự chủ động trong nhân dân, năm nay, huyện Quản Bạ đã tuyên truyền, vận động bà con tự chằng néo, gia cố mái nhà. 

26/06/2019