Hà Giang

Các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu

08:11, 06/10/2017

BHG - Sự thích ứng diễn ra ở cả trong tự nhiên và hệ thống KT-XH. Sự sống của tất cả các loài động thực vật đều đã và đang thích ứng với khí hậu. Cũng tương tự như vậy trong các hệ thống KT-XH. Tất cả các lĩnh vực KT-XH (ví dụ: nông nghiệp, lâm nghiệp, tài nguyên nước...) đều thích ứng ở một mức độ nhất định với BĐKH và ngay cả sự thích ứng này cũng thay đổi để phù hợp với các điều kiện mới của BĐKH. Ví dụ, có sự thích ứng của các nông dân, của những người phục vụ nông dân và những người tiêu thụ nông sản, những nhà lập chính sách nông nghiệp, tóm lại là của tất cả các thành viên liên quan trong hệ thống nông nghiệp. Điều tương tự cũng diễn ra trong các lĩnh vực KT-XH khác. Mỗi lĩnh vực thích ứng trong tổng thể và cả trong từng phần cục bộ, đồng thời cũng thích ứng trong sự liên kết với các lĩnh vực khác. Thích ứng trong lĩnh vực KT-XH nói chung được coi là dễ thực hiện hơn khi các hoạt động đầu tư có một chu trình sản phẩm ngắn. Ví dụ, vụ mùa ngũ cốc khác nhau có thể được gieo trồng hàng năm, trong khi các cây lấy gỗ lại đòi hỏi sự thay thế lâu dài hơn, còn rừng thì có một chu trình sống từ hàng thập kỷ đến hàng thế kỷ. Những sự đầu tư tập trung dài hạn và quy mô lớn (như đắp đập, các dự án tưới tiêu, bảo vệ vùng ven biển, cầu, và hệ thống thoát nước mùa bão) có thể đòi hỏi chi phí thích ứng sau khi xây dựng tốn kém hơn nhiều so với nếu được quan tâm tính đến trong giai đoạn đầu khi mới quyết định đầu tư. Vì thế thích ứng dài hạn là một quá trình liên tục liên quan tới hệ sinh thái và các hệ thống KT-XH ở mức độ tổng quát. Sự thích ứng, về bản chất tác động, là quá trình dẫn tới tiến bộ hoặc tiến hoá. Vì thế các nghiên cứu về sự thích ứng với BĐKH trong tương lai cũng phải tính đến những biến đổi khác. Cũng do đó, cần phải hiểu tại sao những kịch bản về khí hậu trong tương lai cần được dự đoán kèm với những kịch bản KT-XH, mặc dù biết rằng điều đó sẽ làm tăng đáng kể sự thiếu chính xác của dự đoán. Về lý thuyết, mọi vật và mọi người đều có khả năng thích ứng.

BTV (ST)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thông tin, truyền thông và giáo dục về phòng, chống thiên tai

BHG - Việc thông tin, truyền thông (TTTT) và giáo dục về phòng, chống thiên tai (PCTT) được quy định tại Điều 21 Luật PCTT 2013; theo đo, việc TTTT và giáo dục về PCTT nhằm cung cấp kiến thức về các loại thiên tai, tác động của thiên tai, biện pháp PCTT, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động PCTT và quy định của pháp luật có liên quan.

29/09/2017
Hoàng Su Phì nỗ lực khắc phục các tuyến đường bị sạt lở

BHG- Thời gian qua, trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì liên tiếp xảy ra các đợt mưa lớn, kéo dài; gây ra tình trạng sạt lở, lún trượt nền, mặt đường trên các tuyến đường, làm ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông trên các tuyến. Với phương châm "4 tại chỗ", công tác khắc phục, xử lý đã và đang được huyện nhanh chóng triển khai, bảo đảm giao thông thông suốt.

28/09/2017
Chăm sóc gia súc, gia cầm sau mưa, lũ

BHG- Sau mưa, lũ là thời điểm đàn gia súc, gia cầm dễ bị dịch bệnh phát sinh và lây lan; việc phòng, chống dịch bệnh, bổ sung thức ăn để tăng cường sức đề kháng, vệ sinh chuồng trại cho gia súc, gia cầm sau mưa, lũ là cần thiết.

28/09/2017
Đề phòng cây gãy, đổ trong mùa mưa

BHG - Nhiều năm qua, cứ vào mùa mưa, tình trạng cây xanh gãy, đổ trên các tuyến đường của thành phố Hà Giang khiến người dân lo nơm nớp khi tham gia giao thông. Mặc dù, đơn vị chức năng đã có những giải pháp để xử lý; nhưng thực tế cho thấy, tình trạng này vẫn xảy ra,... 

27/09/2017