Đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật Giao thông đường thủy nội địa ở vùng cao

07:31, 17/05/2016

BHG- Ở một vùng bốn bề núi đá, phần lớn thời gian trong năm thiếu nước sinh hoạt và sản xuất; vì thế, trong những ngày đầu mùa mưa này, lực lượng Cảnh sát giao thông ( CSGT) Công an tỉnh đang cần mẫn, lặn lội đến từng thôn bản... để tuyên truyền Luật Giao thông đường thủy nội địa (GTĐTNĐ) cho bà con ở vùng rẻo cao này!

Cán bộ Phòng Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh) hướng dẫn bà con thôn Nà Sài sử dụng áo phao nổi khi đi lại bằng thuyền bè trên sông nước. Ảnh: Nguyễn Lân
Cán bộ Phòng Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh) hướng dẫn bà con thôn Nà Sài sử dụng áo phao nổi khi đi lại bằng thuyền bè trên sông nước. Ảnh: Nguyễn Lân

Thôn Nà Sài, xã Đông Hà (Quản Bạ) là một trong những địa bàn đầu tiên nằm trong kế hoạch tuyên truyền Luật GTĐTNĐ của lực lượng CSGT Công an tỉnh. Cả thôn có 148 hộ, gồm 5 dân tộc cùng sinh sống. Bao đời nay, đồng bào các dân tộc nơi đây luôn chăm chỉ làm nương rẫy, chủ yếu là trồng ngô, cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn, 2/3 số tháng trong năm thiếu nước sinh hoạt và sản xuất... Từ khi Nhà máy Thủy điện Thái An tích nước và đi vào hoạt động, đã tác động không nhỏ đến địa bàn, cuộc sống của người dân bị thay đổi, một phần ruộng nương bị chìm trong biển nước. Anh Ly Mí Thề, Công an viên thôn Nà Sài tâm sự: “Từ khi thôn có nguồn nước của thủy điện, nhiều người bỏ ruộng, nương; mưu sinh bằng thuyền bè, chài lưới, bắt cá tôm hoặc chở khách du lịch. Hầu hết những hoạt động đó theo hướng tự phát, họ chưa am hiểu được những quy định của Luật GTĐTNĐ;  do đó, năm ngoái đã xảy ra sự việc thương tâm, khi 2 cô giáo đi dạo chơi bằng thuyền trong lòng hồ”. Ông Cao Đức Hoan, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Năm nào trên địa bàn xã cũng xảy ra những tai nạn đuối nước, tuy nhiên, đồng bào vẫn chưa ý thức được sự nguy hiểm khi sử dụng các phương tiện thô sơ để mưu sinh trên sông nước. Các bậc phụ huynh vì mải lao động, ít để ý đến con em, mặc cho các cháu chơi đùa cùng con nước...

Vậy nên, khi được thông báo có cán bộ CSGT đến tuyên truyền Luật GTĐTNĐ tại địa bàn; bà con rất háo hức và chờ đợi. Ngay từ sáng sớm, đông đảo người dân đã đến tập trung tại trụ sở của thôn để được nghe giảng về cách đi lại trong vùng nước, cách sống chung khi nước lên, xuống thất thường; quan trọng hơn là hiểu và nắm được những kiến thức cơ bản của pháp luật khi sinh hoạt và lưu thông trên mặt nước. Bằng phương pháp tuyên truyền miệng, dễ hiểu, dễ nhớ. Cán bộ CSGT đã truyền đạt những điều cần biết về Luật GTĐTNĐ, những quy định, quy tắc, một số điều cấm khi tham gia giao thông đường thủy,... đồng thời, giải đáp một số thắc mắc của bà con vùng cao. Buổi tuyên truyền đã đạt được hiệu quả cao, đồng bào tham gia đông, chăm chú lắng nghe. Nhưng với người dân ở đây, để vận dụng từ lý thuyết vào thực tiễn là cả một quá trình; thế nên, người dân  đã yêu cầu CSGT tuyên truyền, hướng dẫn thực tế cho người dân cách sử dụng áo phao, cách đo mực nước trên mạn thuyền và một số quy tắc cụ thể khi tham gia GTĐTNĐ tại địa phương. Ông Vù Xuân Chính tâm sự: 2 bố con ông làm nghề chài lưới trên sông, trước kia không hiểu gì về GTĐTNĐ, nay được cán bộ CSGT giải thích cặn kẽ, ông vui lắm; ông còn đề nghị xã phải phối hợp mở lớp dạy lái thuyền để ông theo học và thi lấy bằng lái thuyền ngay giữa vùng cao núi đá này!

Với địa hình dốc và chia cắt mạnh, đối với tỉnh ta mùa mưa lũ là nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với người dân; bởi sự quá nhanh và nguy hiểm của những cơn lũ. Sức tàn phá khủng khiếp của những trận lũ ống, lũ quét đã gây thiệt hại nặng nề về người, tài sản và hoa màu của người dân. Hàng năm, khi chuẩn bị vào mùa lũ, các cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác kiểm tra, rà soát các vi phạm về hành lang bảo vệ kết cấu hạ tầng GTĐTNĐ, công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại các công trình, cầu vượt sông, lòng hồ thủy điện, các nhà nổi, bến bãi... nhằm giảm thiểu thấp nhất sự thiệt hại về người và tài sản khi có thiên tai, bão lũ.  Do đó, việc tuyên truyền, phổ biến Luật giao thông đường thủy nội địa, các văn bản pháp luật có liên quan là rất cần thiết. Lực lượng CSGT phối hợp với Thanh tra giao thông vẫn đang hàng ngày đến các bản làng vận động người dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, trang bị những kiến thức, kỹ năng phòng ngừa tai nạn giao thông đường thủy trên khắp các vùng trong toàn tỉnh.

Kỳ Long


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Xử phạt 2 xe ô tô chở 8 tấn lợn không rõ nguồn gốc

BHG - Hồi 18 giờ ngày 27.4, tại km 8 và km 24 (đường Hà Giang đi Đồng Văn), Tổ công tác của Phòng Cảnh sát Môi trường (Công an tỉnh) phát hiện 2 chiếc xe ô tô tải chở hơn 8 tấn lợn không có giấy tờ kiểm dịch và nguồn gốc xuất xứ.

29/04/2016
Đội QLTT cơ động bắt giữ sản phẩm động vật (thịt lợn) không rõ nguồn gốc

BHG - Vào hồi 10 giở 30 phút ngày 25. 4, tại địa bàn huyện Vị Xuyên, Đội Quản lý thị trường (QLTT ) cơ động (Chi cục QLTT tỉnh) đã tiến hành khám phương tiện vận tải theo thủ tục hành chính đối với xe ô tô BKS: 30Y – 8158 do ông Lương Mạnh Thế, Phường Ỷ La, TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang là lái xe kiêm chủ hàng. 

26/04/2016
Phát hiện thi thể nữ tại km247 Quốc lộ 34

BHG - Chiều 24.4, tại km 247 Quốc lộ 34 hướng Hà Giang – Bắc Mê thuộc địa phận thôn Nậm Tài, xã Ngọc Đường (TPHG), người dân phát hiện 1 thi thể nữ nằm cách đường 50m.

25/04/2016
Hoàng Su Phì - khó khăn trong giải tỏa vi phạm hành lang an toàn đường bộ

BHG- Khảo sát sơ bộ của cơ quan chức năng xác định, hầu hết các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì đều xảy ra tình trạng vi phạm hành lang an toàn đường bộ (HLATĐB), nơi ít cũng vài chục, nơi nhiều lên tới cả trăm trường hợp. Vừa qua, đoàn kiểm tra gồm Công an huyện, Thanh tra giao thông tỉnh và một số phòng chức năng của huyện ra quân giải toả, nhưng xem ra chỉ như... "bắt cóc bỏ đĩa"!

20/04/2016