Lão nông hơn 20 năm làm chè dưới chân núi Đán Khao

08:44, 03/07/2019

BHG - Tới xã Thượng Sơn (Vị Xuyên) tìm hiểu về cây chè, tôi được giới thiệu đến thôn Đán Khao gặp ông Cốc Riêu Ngấn - người làm chè lâu năm của địa phương.

Ông Cốc Riêu Ngấn (bên phải) với đồi chè trồng từ năm 1990.
Ông Cốc Riêu Ngấn (bên phải) với đồi chè trồng từ năm 1990.

Đán Khao là thôn xa nhất của xã Thượng Sơn, nơi đây cũng là vùng nguyên liệu chè có chất lượng tốt; nơi sinh sống của người Cờ Lao, cuộc sống của họ chủ yếu dựa vào nghề nông, nguồn thu nhập chính từ vùng chè Shan tuyết cổ thụ dưới đỉnh núi quanh năm mây phủ.

Vượt quãng đường hơn 17 km đang thi công, tôi tìm tới ngôi nhà của ông Cốc Riêu Ngấn nằm dưới vách đá trắng, bên cạnh  nương chè cổ thụ. Sinh ra và lớn lên ở vùng chè Shan tuyết cổ, cuộc đời ông gắn với cây chè từ bé, học chế biến chè và lĩnh hội đầy đủ kinh nghiệm làm chè từ cha ông. Tuy nhiên, đời sống nhiều biến động, có thời gian ông phải rời Đán Khao đi làm thuê, đi buôn trâu nhưng rồi mối duyên với cây chè đưa ông trở lại quê hương.

Năm 1990, sau khi bươn chải với nhiều công việc, ông chính thức quay lại với nghề làm chè bằng việc trồng mới 1 ha chè trên diện tích đất cạnh nhà. Vừa thu hái sản xuất chè tại gia đình, ông vừa nhận làm thuê cho các cơ sở, doanh nghiệp chè ở thị trấn nên đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ những người làm chè dưới chân núi. Cũng với những búp chè Shan tuyết, nhưng khi qua tay ông chế biến sẽ thơm và có vị đặc biệt. Ông Ngấn cho biết, các sản phẩm chè của ông đều được sản xuất từ nguyên liệu trong thôn, đảm bảo sản phẩm không bị lẫn tạp, búp chè hái về được chế biến ngay trong ngày để chè thành phẩm giữ được hương và vị nguyên chất nhất.

Chè thành phẩm được ông Ngấn làm theo phương pháp thủ công.
Chè thành phẩm được ông Ngấn làm theo phương pháp thủ công.

Trung bình mỗi vụ chè, ông chế biến được từ 3 - 4 tạ chè thành phẩm, thu về trên 60 triệu đồng. Sản phẩm chè 1 tôm 1 lá, loại 2 lá 1 tôm khi được ông chế biến có giá thành cao hơn so với những người làm chè trên cùng địa bàn. Dù chỉ là cơ sở sản xuất nhỏ, nhưng bằng uy tín của mình, ông Ngấn đã tạo được một lượng lớn khách hàng từ mọi miền đất nước. Để tạo ra các sản phẩm tốt nhất, ông vẫn giữ lối sản xuất thủ công, chè được chế biến ngay sau khi hái về dù số lượng nhiều hay ít. Hiện nay, thôn Đán Khao chưa có điện lưới Quốc gia, ông Ngấn phải dùng máy phát điện  mi - ni để vận hành các máy sao chè.

Với sự giúp sức của 2 con trai, ông Ngấn dự kiến mở rộng xưởng sản xuất, đầu tư máy sao chè công suất lớn, hiện đại hơn, tạo ra nhiều sản phẩm, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Bài, ảnh:  TRỌNG TOAN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Cán bộ khuyến nông tâm huyết với giống cây đặc sản địa phương

BHG - Nằm cách trung tâm huyện Hoàng Su Phì gần 11 km, xã Chiến Phố có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp để trồng các loại cây ăn quả, như: Lê đường, Mận máu, Hồng không hạt... Hiện, tổng diện tích cây Lê đường và Mận máu ở Chiến Phố có trên 65 ha; trong đó, trên 11 ha đang cho sản phẩm, với giá bán dao động từ 25 đến 40.000 đồng/kg. Những loài cây ăn quả nói trên đã đem lại nguồn thu nhập khá ổn định cho người dân. 

25/06/2019
"Chắp cánh" cho sản phẩm mật ong Thảo quả

BHG - Hợp tác công – tư giữa Chương trình Giảm nghèo dựa trên phát triển hàng hóa (CPRP) với hộ kinh doanh Tô Thị Vân Anh, xã Nấm Dẩn (Xín Mần) được ký kết vào cuối năm 2017 nhằm thực hiện Tiểu dự án "Phát triển nuôi ong lấy mật, xây dựng và quản lý nhãn hiệu mật ong Thảo quả". Từ nguồn vốn hỗ trợ của Chương trình CPRP, đến nay cơ sở sản xuất, kinh doanh mật ong Thảo quả Vân Anh đã và đang phát triển về quy mô cũng như chất lượng, sản phẩm mật ong Thảo quả được thị trường ưa chuộng, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. 

24/04/2019
Người giữ nghề dệt truyền thống tại xã Du Già

BHG - Từ sạp hàng bán các sản phẩm dệt thủ công đầy màu sắc tại chợ phiên xã Du Già (Yên Minh), chúng tôi tìm đến nhà chị Nguyễn Thị Liên, thôn Làng Khác A để tìm hiểu về nghề dệt truyền thống của dân tộc Tày nơi đây. Chúng tôi đến nhà, đúng lúc chị Liên đang dệt vải; những sợi tơ nhiều màu được đôi bàn tay khéo léo đan dệt thành những hoa văn rất tinh tế. Ngừng tay dệt, chị Liên kể về cơ duyên đến với nghề; ban đầu...

22/03/2019
Nỗ lực khôi phục danh trà Mạn Hảo

BHG - "Làm trai biết đánh tổ tôm. Uống trà Mạn Hảo, ngâm nôm Thúy Kiều". Lần theo câu ca dao này có thể thấy trà Mạn Hảo được xếp ngang hàng với danh tác truyện Kiều của Nguyễn Du, từ thế kỷ XIX, trà Mạn Hảo đã là thức uống ưa thích của các danh sỹ và nhà giàu. Nhiều lý do trà Mạn Hảo dần bị thất truyền ở nước ta và thậm chí bị hiểu lầm là một sản phẩm của Trung Quốc.

 

20/06/2019