Cây hoa Tam giác mạch, điểm nhấn du lịch và nguồn sinh kế của người dân vùng Cao nguyên đá

08:35, 01/09/2017

BHG- Trong những năm qua, tỉnh ta đã triển khai gieo trồng cây hoa Tam giác mạch trên diện rộng tại 4 huyện vùng Cao nguyên đá để phục phụ Lễ hội Hoa Tam giác hàng năm và đã thu hút hàng nghìn lượt khách du lịch trong nước và quốc tế tham dự. Hiện tỉnh đang triển khai trồng trên 800 ha cây Tam giác mạch nhằm phục vụ cho Lễ hội Hoa Tam giác mạch lần thứ III, dự định sẽ diễn ra từ 4.10 – 31.12.2017. Vì vậy, cây Hoa Tam giác mạch đang trở thành cây trồng thế mạnh trong chiến lược phát triển du lịch của Hà Giang.

Du khách chiêm ngưỡng cánh đồng hoa Tam giác mạch ở Đồng Văn. Ảnh: Tư liệu
Du khách chiêm ngưỡng cánh đồng hoa Tam giác mạch ở Đồng Văn. Ảnh: Tư liệu

Trước đây, diện tích đất canh tác của đồng bào 4 huyện vùng Cao nguyên đá chủ yếu để trồng ngô một vụ (số ít diện tích trồng hai vụ) trong năm, năng suất đạt bình quân từ 4,0 - 5,0 tấn/ha, tương đương với thu nhập từ 18 - 22 triệu đồng/ha, sau khi trừ các khoản chi phí (giống, phân bón, công lao động.....) còn thu về khoảng từ 8 - 9 triệu đồng/ha trong thời gian từ 4 đến 5 tháng. Trong năm 2016, thực hiện chủ trương của tỉnh, các cấp chính quyền cơ sở tại 4 huyện vùng Cao nguyên đá đã vận động nhân dân gieo trồng cây hoa Tam giác mạch để làm cảnh quan du lịch và được hỗ trợ về giống, phân bón. Do làm tốt công tác chăm bón nên các diện tích Tam giác mạch cũng sinh trưởng tốt và cho hoa đẹp hơn bình thường. Trong dịp diễn ra Lễ hội Hoa Tam giác mạch lần thứ II.2016, tỉnh Hà Giang đã thu hút hàng nghìn lượt khách du lịch đến tham quan, chụp ảnh, với mức thu bình quân 10 nghìn đồng/1 du khách. Trung bình mỗi ngày một vườn hoa Tam giác mạch thu về từ 2 - 2,5 triệu đồng, cá biệt có ngày đông khách có vườn thu về trên 5 triệu đồng.

Chị Đặng Thị Sâm, xã Quyết Tiến (Quản Bạ) cho biết: Cây hoa Tam giác mạch rất dễ trồng, chỉ cần vãi hạt là cây lên được, không phải tốn công chăm sóc và hầu như không bị sâu bệnh phá hoại nhưng lại cho thu nhập cao hơn nhiều so với cây ngô; trong khi đó lại được địa phương hỗ trợ về giống và phân bón. Lượng khách du lịch năm ngoái tăng nên thu nhập từ hoa Tam giác mạch cũng khá lớn, có ngày thu được trên 4 triệu đồng. 

Bên cạnh việc phục vụ du lịch cho du khách đến tham quan, chụp ảnh, hạt của cây Tam giác mạch còn được dùng để làm bánh và sản xuất kẹo. Ngoài ra, hạt của cây Tam giác mạch còn được xay nhỏ và trộn với bột ngô để nấu rượu và loại rượu nấu từ bột Tam giác mạch đã trở thành đặc sản của vùng Cao nguyên đá.Vì vậy, cây hoa Tam giác mạch không chỉ tạo vẻ đẹp trong cảnh quan du lịch và là cây lương thực lâu đời của đồng bào 4 huyện vùng Cao nguyên đá mà cây Tam giác mạch đã thực sự trở thành cây trồng thế mạnh mang lại nguồn thu nhập cao, góp phần thúc đẩy quá trình xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc trên vùng Cao nguyên đá của Hà Giang.                                                                   

Phạm Văn Phú (Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh) 


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Kế hoạch tổ chức Lễ hội hoa Tam giác mạch lần thứ III, năm 2017

BHG - Ban Tổ chức các ngày Lễ lớn của tỉnh đã ban hành Kế hoạch 26/KH-BTC về việc tổ chức Lễ hội hoa Tam giác mạch lần thứ III, năm 2017. Dưới đây là nội dung kế hoạch.

24/08/2017
Tam giác mạch – sự lan tỏa kỳ diệu

BHG- Lễ hội hoa Tam giác mạch lần thứ 2 diễn ra trong tháng 10 vừa qua được tổ chức tại huyện Đồng Văn đã thu hút trên 20 nghìn lượt khách du lịch (tính riêng số lượt vé tham quan tại Cột cờ Lũng Cú và nhà Vương), đã cho thấy sự hấp dẫn của loài hoa được nhiều người ví như "Nàng sơn nữ" yêu kiều, nhẹ nhàng nhưng cũng đầy mãnh liệt khoe sắc giữa muôn trùng đá núi. 

15/12/2016
Mùa hoa không pha trộn

BHG- Không biết tự bao giờ, mảnh đất Cao nguyên đá Đồng Văn đã làm xao xuyến lòng người đến vậy.  Mỗi mùa hoa đều tạo cho hình ảnh núi non hùng vĩ nơi đây hiện lên với những gam màu sắc riêng, vừa tự nhiên vừa không pha trộn với bất kỳ đâu.

13/10/2016
Hoa Tam giác mạch quê tôi

BHG- Mùa Thu, khi tiết trời vào gần đầu Đông, ấy là thời điểm hoa Tam giác mạch quê tôi nở rộ. Lúc đó vùng cao biên giới Hà Giang tiết trời đã se lạnh, chớm những đợt gió từ phương Bắc len lỏi về, núi rừng cũng lãng đãng giăng sương. 

13/10/2016