Hà Giang

Năng động xã điểm Yên Định

08:26, 04/06/2014

HGĐT- Là xã cửa ngõ của huyện Bắc Mê, Yên Định có lợi thế Quốc lộ 34 chạy qua, đồng thời là xã nằm trong vùng động lực phát triển kinh tế của huyện, được chọn làm điểm xây dựng NTM, nên những năm qua, Yên Định nhận được nhiều quan tâm, đầu tư của các cấp để phát triển toàn diện, từng bước nâng cao đời sống người dân. Với phương châm mỗi thôn chọn “1 cây, 1 con, 1 việc” thực hiện để tạo sự đột phá trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa, đồng thời “mang” NTM về tận từng thôn, từng hộ gia đình, qua đó đã góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến phong trào thi đua lao động, sản xuất trong nhân dân.



Cánh đồng lúa thôn Bản Loan thực hiện theo mô hình đầu tư có thu hồi được người dân nhiệt tình hưởng ứng.


Về Yên Định hôm nay, đi qua những con đường nội thôn trải dài, sạch đẹp ở Bản Loan, Nà Xá, Nà Yến, Bắc Bừu...; tham quan những mô hình kinh tế về chăn nuôi, chuyển đổi mùa vụ, thâm canh, đầu tư có thu hồi tuy chưa lớn về quy mô nhưng bước đầu đang mang lại hiệu quả, góp phần xóa đói giảm nghèo... mới thấy hết được sự đổi thay từ trong nhận thức đến cuộc sống thực tại của người dân nơi đây. Phát huy tiềm năng, thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, được xem là một trong những vựa lúa chính của huyện Bắc Mê, Yên Định đã chủ động trong việc chuyển đổi khung thời vụ, đưa cơ giới hóa và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thâm canh, tăng năng suất, tăng thu nhập cho người dân. Tổ dịch vụ nông nghiệp thôn Bản Loan hỗ trợ công tác cung ứng giống, phân bón, làm đất... theo hình thức đầu tư có thu hồi. Nếu trước đây, nói về xây dựng NTM ở xã điểm Yên Định, người ta thấy sự đổi thay về đường giao thông nông thôn, về cuộc di dời chuồng trại ra xa nhà ở với quy mô toàn xã, bó láng nền nhà, xây dựng công trình vệ sinh, nước sạch, làm hàng rào... Nhưng hôm nay, NTM ở Yên Định đang đi vào chiều sâu. Bên cạnh công cuộc tiếp tục kiến thiết về cơ sở vật chất bằng việc vận dụng, lồng ghép các nguồn đầu tư của Nhà nước, sự chung tay, đóng góp của toàn dân và xã hội hóa thì việc đầu tư phát triển các mô hình kinh tế đang được lãnh đạo xã quan tâm, thực hiện. Các mô hình kinh tế: Trồng cây vụ Đông tại thôn Tả Mò với diện tích 2,5 ha, do 36 hộ đăng ký tham gia nâng cao thu nhập; thực hiện mô hình đầu tư có thu hồi với diện tích 26 ha lúa tại hai thôn Bắc Bừu và Bản Loan đang được người dân rất đồng tình, ủng hộ; mô hình trồng 30 ha gấc hàng hóa theo chương trình phối hợp giữa UBND tỉnh với Công ty Cổ phần Thực phẩm xuất nhập khẩu Đồng Giao (Ninh Bình) nhằm tạo sự đột phá về sản xuất nông nghiệp đang được triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững của xã, từ các nguồn vốn vay và nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp của xã, Yên Định đã hỗ trợ người dân chăn nuôi lợn đen ở Tả Mò, Nà Xá; từng bước thực hiện đề án chăn nuôi gà đen, trâu bò hàng hóa... Xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung như lúa, ngô tại Nà Xá, Nà Yến, Bản Loan, Bắc Bừu; rau các loại tại thôn Tả Mò; đậu tương ở Bản Bó, Ngàm Piai; trồng cỏ chăn nuổi tại Bản Bó, Nà Trang, Nà Khuổng; trồng chè tại Phia Dầu... Khuyến khích người dân duy trì và mở rộng các hoạt động kinh doanh thương mại tại chợ trung tâm xã; lồng ghép các nguồn vốn đầu tư xây dựng để làm mới, tu sửa các công trình thủy lợi, chủ động nguồn nước tưới phục vụ sản xuất; phòng, chống rét, dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm...


Đồng chí Nguyễn Thị Ngoan, Bí thư Đảng ủy xã Yên Định dẫn chúng tôi đi thăm những thửa ruộng lúa, ngô xanh tốt được thực hiện theo mô hình đầu tư có thu hồi, chuyển đổi mùa vụ, trò chuyện, trao đổi với người dân về phát triển kinh tế, xây dựng NTM... “Là xã điểm xây dựng NTM nhưng do nguồn kinh phí đầu tư còn hạn chế, việc xây dựng cơ sở vật chất thực hiện chậm, chưa đồng bộ... nhưng chúng tôi xác định ít thì làm từng bước, làm “ăn chắc”, làm để giúp dân thoát nghèo bền vững. Cái gì làm trước, làm được thì tuyên truyền, huy động sức dân để làm; quan trọng là thay đổi được tư duy sản xuất trì trệ, lạc hậu của người dân, để các chủ trương, chính sác được người dân hưởng ứng và tích cực tham gia và khi đời sống của họ được nâng cao thì khi đó, nông thôn mới sẽ có cơ hội bám rễ vững chắc để thành công”. Chị Ngoan chia sẻ.


Trò chuyện với Ông Ma Văn Sỹ, Bí thư Chi bộ thôn Nà Han bên những gốc gấc mới trồng, ông cho biết: “Cây gấc lần đầu tiên được đưa vào trồng đại trà với diện tích lớn, được bao tiêu sản phẩm nên bà con yên tâm và nhiệt tình hưởng ứng lắm; người dân giờ đây không trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước về nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, mà mong muốn được các cấp, các ngành quan tâm, hỗ trợ về nguồn lực để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống lâu dài và thoát nghèo bền vững...”. Mong muốn ấy của người dân Yên Định là tín hiệu vui trong thay đổi nhận thức của đông đảo người dân nơi điệp trùng rừng núi này.


BIỆN LUÂN

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

“Cựa mình” diện mạo mới nông thôn
(Xuân Giáp Ngọ)- 3 năm, một khoảng thời gian chưa đủ dài để thay đổi diện mạo cả một vùng nông thôn rộng lớn với nhiều phong tục, tập quán và mức sống khác nhau, nhưng giữa điệp trùng rừng núi Bắc Mê, trong điều kiện sống vô cùng khó khăn thì chương trình Xây dựng Nông thôn mới mang một luồng sinh khí mới đang gõ cửa, làm đổi thay từng nếp nghĩ, nếp nhà của mỗi người dân
28/01/2014
Tết này, Tả Lủng...
(Xuân Giáp Ngọ)- Đến với xã nghèo Tả Lủng (Mèo Vạc) hôm nay, mới có thể cảm nhận sự đổi thay từ những con đường bê tông sạch sẽ trải dài quanh ngõ xóm và những ngôi nhà mới nối nhau mọc lên mang hơi thở của cuộc sống ấm no đang về trên từng thôn, bản. Trong sắc xuân, diện mạo nơi đây đang thêm phần khởi sắc.
28/01/2014
Thôn Tiến Thắng, xã Phương Thiện hoàn thành 18/19 tiêu chí xây dựng Nông thôn mới
HGĐT- Xây dựng Nông thôn mới (XDNTM) đã trở thành phong trào sâu rộng, có sức lan tỏa lớn trên địa bàn toàn tỉnh. Sau 3 năm triển khai thực hiện, bộ mặt nông thôn đã đổi thay, đời sống của người dân từng bước được nâng cao. Với 19 tiêu chí XDNTM đề ra, đến nay trên địa bàn thành phố Hà Giang đã có xã, thôn chuẩn bị về đích, trong đó tiêu biểu là thôn Tiến Thắng, xã Phương
27/02/2014
Chương trình XDNTM tạo đổi thay trên vùng đất Hoàng Su Phì
HGĐT- Từ năm 2010 đến nay, người dân Hoàng Su Phì đã góp hàng chục nghìn ngày công, hiến hàng chục nghìn m2 đất xây dựng nông thôn mới (XDNTM). Cùng với việc huy động nội lực thực hiện tốt các tiêu chí, Hoàng Su Phì đang tích cực xây dựng mô hình sản xuất, tăng thu nhập, nhằm tạo nguồn lực bền vững trong dân để triển khai các mục tiêu dài hạn của XDNTM.
25/02/2014