Hà Giang

Xây dựng Nông thôn mới ở Khuôn Lùng:

Hạn chế không ở dân

09:14, 02/04/2014

HGĐT- Xã Khuôn Lùng được huyện Xín Mần chọn làm “điểm” chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2015. Đã qua hơn 3 năm triển khai thực hiện, kết quả xây dựng NTM nơi đây vẫn bộc lộ rất nhiều hạn chế. Bí thư Huyện ủy Xín Mần, Dương Minh Hòa, Trưởng BCĐ xây dựng NTM huyện Xín Mần nhận xét, sau 4 ngày đêm trực tiếp về tận thôn ăn, nghỉ, lắng nghe, bàn cách tháo gỡ khó khăn trong công tác chỉ đạo thực hiện xây dựng NTM tại xã Khuôn Lùng đã chỉ ra rằng: Hạn chế không ở dân mà ở ... cán bộ. Vậy, đâu là lời giải?



Quyên góp trong ngày lễ ra quân xây dựng NTM ở Khuôn Lùng.


Theo báo cáo mới đây của UBND xã Khuôn Lùng cho biết: Đến hết năm 2013, tức sau hơn 3 năm triển khai thực hiện mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM, xã Khuôn Lùng mới đạt 8/19 chỉ tiêu trong Bộ tiêu chí quy định xây dựng NTM đề ra. Hơn 3 năm triển khai thực hiện, Nhà nước đã hỗ trợ 11.109 triệu đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu. Nhân dân trong xã đóng góp công sức, đất đai, hoa màu, bỏ hàng ngàn ngày công lao động trị giá 2,17 triệu đồng để xây dựng đời sống nông thôn. Trong đó có việcmở đường các loại trong 2 năm 2011 và 2012 được gần 10 km. Làm đường đổ bê tông trên 10 km. Làm “Nhà sạch, vườn đẹp” năm 2013 được 155 hộ. Làm chuồng trại, xây nhà tắm, bể nước... mỗi loại hình được từ 250 – 300 hộ/570 hộ, chiếm khoảng 50% tổng số hộ toàn xã. Theo nhận định: Số công việc triển khai làm được trong 3 năm qua phần lớn thuộc những công việc nằm trong nhóm công việc “dễ” làm và là những nơi có điềukiện thuận lợi cả về mặt kinh tế lẫn nhận thức. Xác định rằng, công việc và cảnhững phần việc còn lại phải thực hiện trong năm 2014 và kết thúc vào năm 2015 sẽ là những phần công việc có rất nhiều khó khăn. Có 2 khó khăn nổi cộm đó là: Sự đầu tư của Nhà nước còn eo hẹp và sức đóng góp của nhân dân còn hạn chế bởi điều kiện kinh tế, mức thu nhập còn thấp. Bên cạnh đó là điều kiện tự nhiên xã hội, là nơi ăn, ở, sinh hoạt của đồng bào nằm rải rác, thiếu tập trung trong một địa hình bị chia cắt thành 6 thôn bản nằm lắt lẻo trên lưng chừng núi, dưới thung lũng sâu... Tuy nhiên, sau hơn 4 ngày thực tế tại cơ sở, đến từng thôn bản, Bí thư Huyện ủy Xín Mần Dương Minh Hòa mới nhận thấy rõ một yếu tố khó khăn hơn cả những điều kiện đã nêu trên đó là “con người” đặc biệt là đội ngũ cán bộ cơ sở. Nhìn từ thực tiễn tại mỗi thôn bản hiện nay có 11 cán bộ. Số cán bộ thôn này được hưởng trợ cấp theo quy định của Nhà nước. Nhiệm vụ của mỗi cán bộ đã được chỉ rõ trong mỗi chức danh như: Bí thư chi bộ thôn, Trưởng thôn, cán bộ Đoàn, Phụ nữ, Cựu chiến binh .v.v... Với số cán bộ trên tưởng như mỗi người lo mỗi công việc trực tiếp với dân một cách trôi chảy, không chồng chéo, chồng lấn lẫn nhau, nhưng thực tế lại khác. Qua khảo sát và xem xét trên diện rộng về chất lượng đội ngũ cán bộ thôn bản hiện nay cho thấy rất rõ sự ỷ lại, dựa nhau, trông nhau “Cha chung không ai khóc...”. Đó là sức ì, là sự thiếu thống nhất, dẫn đến sự yếu kém, hạn chế trong công tác chỉ đạo, bám dân, để thực hiện các công việc được giao trong thời gian qua tại Khuôn Lùng nói riêng và rất rất nhiều nơi, nhiều địa phương khác hiện nay. Nói lên điều đó cũng để thấy rõ nhược điểm trong bộ máy tổ chức cán bộ hiện nay hiệu quả hoạt động yếu, năng lực, nhận thức chưa rõ dàng. Điều muốn nói hơn đó là, càng nhiều cán bộ “kiểu” như cán bộ thôn hiện nay thì càng nhiều “sức ì” rất cần được rà soát, sắp xếp lại.

 

Làm thế nào để triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM? Việc đầu tiên phải nói đến nguồn lực đầu tư từ phía Nhà nước. Bởi lẽ, Khuôn Lùng hay bất cứ xã nào khác thuộc diện vùng sâu, xa, vùng khó khăn... sức dân vẫn còn yếu. Tại Khuôn Lùng hiện nay, thu nhập bình quân đầu người năm 2013 mới đạt gần 12 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu sản xuất gần như thuần nông. Thực tiễn cũng chỉ ra rằng, không mấy ai làm ruộng lại trở nên giàu có nhất là nông dân vùng sâu, xa như Khuôn Lùng hay các xã còn lại ở huyện Xín Mần? Sựphân bố dân cư sống rải rác bởi địa hình phân bố tự nhiên theo vùng miền cũng làm thành trở ngại lớn trong công tác xây dựng hạ tầng: Kéo điện, làm đường, bố trí sắp xếp dân cư theo tiêu chí. Tại Xín Mần, chỉ cần tìm một mặt bằng trên trăm mét vuông để xây một lớp học đã là mơ ước quá khó khăn. Nói điều đó để thấy sự nhất thiết “phải” có sự đầu tư hỗ trợ tích cực từ phía Nhà nước mới có tiền để xây dựng hạ tầng cơ sở. Về công tác cán bộ, nhất thiết phải rà soát đánh giá và bố trí lại cán bộ cho phù hợp thực tế. Trong đó, cũng cần loại bỏ những cán bộ “Sáng cắp cặp đi – Trưa cắp cặp về”. thiếu sâu sát công việc. Kiến nghị, việc sắp xếp, bố trí lại cán bộ cho hiệu quả lần này cũng cần dựa vào tiêu chí mà Bộ Nội vụ vừa đề ra trong việc “tinh giản 100.000 biên chế” không cần thiết, để từng bước nâng cao chất lượng cán bộ trong giai đoạn tới không riêng gì đối với Khuôn Lùng. Hơn lúc nào hết, đã đến lúc chúng ta phải lấy chất lượng công việc để đánh giá chất lượng cán bộ cho hiệu quả. Thực tiễn chứng minh: Cán bộ là “gốc” của mọi công việc. Cán bộ “tốt” thì dân mới tin, cán bộ “khéo” thì dân mới theo. Đảng ta cũng chỉ ra rằng: Vạn sự thành, bại đều do cán bộ.

 

Nhìn tổng thể công tác chỉ đạo thực hiện xây dựng Nông thôn mới ở Khuôn Lùng từ nay đến cuối năm còn rất nhiều việc phải làm. Khó khăn, vướng mắc ở Khuôn Lùng cũng là khó khăn, vướng mắc chung ở nhiều nơi. Vì vậy, rất cần nhìn nhận khách quan để kiện toàn lại. Mong rằng, Đảng bộ, chính quyền xã Khuôn Lùng nói riêng, các địa phương khác nói chung có những giải pháp kịp thời trong công tác chỉ đạo, điều hành, thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010 – 2015 hiệu quả.


NGUYỄN HÙNG

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hà Giang: Đổi mới và khẳng định vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng trong xây dựng nông thôn mới
Triệu Tài Vinh (Ủy viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang)HGĐT- Là tỉnh vùng cao, biên giới cực Bắc của Tổ quốc, Hà Giang là một trong những tỉnh đặc biệt khó khăn của cả nước. Toàn tỉnh có 6/11 huyện, thành phố thuộc diện chương trình 30a của Chính phủ, 123 xã và 93 thôn bản được đầu tư theo chương trình 135 của Chính phủ; với 22 dân tộc, trong đó trên 86% đồng bào dân tộc
30/09/2013
Xuân Giang, thay đổi rõ nét ở xã điểm xây dựng Nông thôn mới
HGĐT- Xuân Giang là một trong 3 xã điểm về xây dựng Nông thôn mới (XDNTM) ở huyện Quang Bình. Với điều kiện vị trí địa lý, kinh tế khá hơn so với các xã khác nên việc thực hiện NTM đã mang lại nhiều thay đổi rõ nét ở đây. Tiêu biểu nhất là mức thu nhập bình quân đạt trên 17 triệu đồng/người/năm, đây là một trong những “mốc” tiêu chí để xã “cán đích” trước 2 năm.
29/10/2013
Tết này, Tả Lủng...
(Xuân Giáp Ngọ)- Đến với xã nghèo Tả Lủng (Mèo Vạc) hôm nay, mới có thể cảm nhận sự đổi thay từ những con đường bê tông sạch sẽ trải dài quanh ngõ xóm và những ngôi nhà mới nối nhau mọc lên mang hơi thở của cuộc sống ấm no đang về trên từng thôn, bản. Trong sắc xuân, diện mạo nơi đây đang thêm phần khởi sắc.
28/01/2014
“Cựa mình” diện mạo mới nông thôn
(Xuân Giáp Ngọ)- 3 năm, một khoảng thời gian chưa đủ dài để thay đổi diện mạo cả một vùng nông thôn rộng lớn với nhiều phong tục, tập quán và mức sống khác nhau, nhưng giữa điệp trùng rừng núi Bắc Mê, trong điều kiện sống vô cùng khó khăn thì chương trình Xây dựng Nông thôn mới mang một luồng sinh khí mới đang gõ cửa, làm đổi thay từng nếp nghĩ, nếp nhà của mỗi người dân
28/01/2014