Vì sao rau an toàn chưa có chỗ đứng trên thị trường?

15:59, 09/08/2019

BHG - Rau an toàn (RAT) có ý nghĩa quan trọng đối với sức khoẻ con người về trước mắt cũng như lâu dài; vì RAT (rau sạch) là loại thực phẩm thiết yếu không thể thiếu trong tiêu dùng hàng ngày.

Mô hình rau an toàn phường Ngọc Hà, thành phố Hà Giang.
Mô hình rau an toàn phường Ngọc Hà, thành phố Hà Giang.

 Nhưng qua quá trình phát triển, tiêu thụ RAT trên địa bàn tỉnh trong những năm qua và hiện nay đã bộc lộ một số mặt hạn chế; đó là, chưa hình thành cách trồng - kinh doanh - tiêu thụ RAT hợp lý và khoa học; nói cách khác, chúng ta chưa thực sự có mô hình sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ RAT, để đảm bảo lợi ích của cả người sản xuất, người kinh doanh và người tiêu dùng.

 Qua khảo sát tại một số vùng trồng RAT trên địa bàn tỉnh, như: Phường Ngọc Hà (TP. Hà Giang), xã Quyết Tiến (Quản Bạ)... cũng như phương thức tiêu thụ RAT hiện nay, đòi hỏi chúng ta cần phải giải quyết để tháo gỡ những mặt hạn chế, bất cập cả trong định hướng và cơ chế sản xuất và tiêu thụ RAT, đó là:

Hiện nay, chúng ta chưa có đủ chính sách hợp lý nhằm đảm bảo lợi ích của người trồng RAT. Người trồng rau mới chỉ được hướng dẫn, tập huấn về kỹ thuật trồng RAT. Nhưng hai khâu trọng yếu là đầu vào (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...) và đầu ra (khâu tiêu thụ) họ phải tự lo nên không ổn định, nhiều rủi ro. Sản xuất RAT phải nghiêm ngặt về kỹ thuật như giống, đất trồng và nước tưới... Bên cạnh đó, muốn có sản phẩm RAT cần phải khống chế phân đạm và các loại thuốc trừ sâu bệnh nên mẫu mã của RAT thường kém hấp dẫn hơn so với các loại rau bình thường. Ngoài ra, muốn có sản phẩm RAT phải đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật lớn hơn nhưng giá bán lại như các loại rau bình thường, dẫn đến không đảm bảo lợi ích về kinh tế nên người trồng rau cũng không mặn mà với RAT. Trong khi đó, người tiêu dùng không có cơ sở để tin tưởng rằng rau mình mua là RAT; không phân biệt được RAT với các loại rau thông thường khác; và thực tế hiện nay, người tiêu dùng cũng mới chỉ tin vào RAT qua... “niềm tin”!

Bên cạnh đó, trên địa tỉnh nói chung chưa có các đại lý hoặc cửa hàng có đủ uy tín để bán RAT cho người tiêu dùng; mặc dù đã có một số quầy bán rau của thành phố treo biển bán RAT, nhưng chưa có độ tin cậy cao đối với người tiêu dùng.

 Trong những năm qua, đa số các chương trình, dự án, đề tài phát triển RAT của các cơ quan, các ngành, các cấp trên địa bàn của tỉnh đều sử dụng nguồn ngân sách của nhà nước, tạo nên tâm lý ỷ lại của người nông dân; chủ đầu tư (các chương trình và cán bộ chỉ đạo) không bị ràng buộc về kinh tế với hiệu quả của dự án và cũng không có lợi ích gì lớn từ dự án. Đa phần các dự án chỉ hướng dẫn kỹ thuật trồng RAT mà chưa tổ chức sản xuất RAT theo qui mô phân tích chất lượng, mức độ an toàn, thu mua, phân loại, đóng gói, tiêu thụ RAT như thế nào? Hơn nữa, hiện nay chúng ta chưa tạo được cơ chế xã hội hoá trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ RAT với sự liên kết giàng buộc của nhà nông, nhà khoa học, nhà quản lý và người tiêu dùng. Do vậy thiếu sự  gắn kết giữa sản xuất - quản lý - tiêu thụ, thiếu cộng đồng trách nhiệm, cộng đồng lợi ích trong sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ RAT.

Để có mô hình sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ RAT đạt hiệu quả, bền vững trong cuộc sống; được người dân tin tưởng cũng như đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đòi hỏi chúng ta phải giải quyết đồng bộ và hiệu quả những tồn tại nêu trên.

Bài, ảnh: Phạm văn Phú (Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Diễn đàn Xúc tiến phát triển sản phẩm nông nghiệp hữu cơ

BHG - Vừa qua, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) phối hợp với Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức diễn đàn Xúc tiến phát triển sản phẩm nông nghiệp hữu cơ tại tỉnh ta nhằm định hướng cho nhà sản xuất phát triển sản phẩm.

29/12/2018
Xây dựng "vườn an toàn, hiệu quả" nâng cao thu nhập

BHG - Hiện nay, các hộ trong tỉnh làm nông nghiệp hầu hết đều làm kinh tế Vườn – Ao – Chuồng (VAC). Đây là những sản phẩm phục vụ trực tiếp cho bữa ăn hàng ngày, do vậy cần phải an toàn, không độc hại. Trong những năm qua, nhiều hộ  đã mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất từ vườn thành trang trại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tăng thu nhập, nâng cao đời sống, thoát nghèo và vươn lên khá, giàu... 

28/06/2019
Tổng kết khối Nông, lâm nghiệp năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019

BHG - Chiều 26.12, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết khối Nông, lâm nghiệp (NLN) năm 2018 và triển khai nhiệm vụ 2019. Đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì Hội nghị. Cùng dự có có lãnh đạo các Sở: NN&PTNT, KH&CN, TN&MT; Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh…

27/12/2018
Sử dụng đúng loại thuốc phòng, trừ sâu keo mùa thu

BHG - Theo thông tin mới nhất từ ngành chuyên môn, huyện Quang Bình đã phát hiện sâu keo mùa thu gây hại trên cây ngô với diện tích khoảng 50ha, nâng tổng số 9/11 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh có dịch sâu hại này, với diện tích khoảng 4.000ha. Các địa phương đang sử dụng các biện pháp, từ phun thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đến bắt bằng tay để tiêu diệu sâu. Đến nay, có trên 1.742,5 ha được phun thuốc phòng, trừ sâu keo mùa thu, 2.586,08 ha sử dụng phương pháp thủ công, diệt trừ bằng tay.

 

27/05/2019