Ngành Công thương đẩy mạnh chuyển đổi số

07:54, 23/08/2022

BHG - Xác định được tầm quan trọng của chuyển đổi số, thời gian qua, Sở Công thương đã triển khai mạnh mẽ các giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số trong các hoạt động của ngành, nhằm tạo môi trường số an toàn, tiện ích, phục vụ tối đa nhu cầu sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh.

Các siêu thị, cửa hàng tiện lợi tại thành phố Hà Giang đẩy mạnh ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt, đem lại tiện ích cho người dân.                                                                Ảnh: NGUYỄN PHƯƠNG
Các siêu thị, cửa hàng tiện lợi tại thành phố Hà Giang đẩy mạnh ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt, đem lại tiện ích cho người dân. Ảnh: NGUYỄN PHƯƠNG

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động mạnh mẽ đến mọi ngành, lĩnh vực, thời gian qua, Sở Công thương đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), thành lập Ban Chỉ đạo chuyển đổi số của Sở; ứng dụng chữ ký số, hệ thống quản lý văn bản và điều hành điện tử VNPT ioffice trong giải quyết công việc. Cùng với đó, ngành luôn chú trọng ứng dụng CNTT trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) phục vụ người dân và doanh nghiệp. Hiện nay, các TTHC công đều được niêm yết công khai, đầy đủ; tất cả 148 bộ TTHC của ngành đều được giải quyết theo cơ chế “một cửa”, trong đó có 12 bộ TTHC được giải quyết theo cơ chế “một cửa” liên thông. Quá trình giải quyết đều đảm bảo tính năng động, linh hoạt, tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí cho doanh nghiệp và người dân.

Đặc biệt, trong công tác xúc tiến thương mại, hoạt động ứng dụng CNTT và chuyển đổi số được đẩy mạnh, hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp, HTX trong quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm với nhiều hoạt động cụ thể như: Xây dựng và duy trì hoạt động sàn thương mại điện tử tỉnh (dacsanhagiang.net); phối hợp với UBND các huyện, thành phố lựa chọn các doanh nghiệp, HTX đủ điều kiện xây dựng website để kết nối với sàn giao dịch thương mại điện tử; phối hợp với các đơn vị (Tập đoàn FPT, Bưu điện tỉnh, Chi nhánh Bưu chính Viettel Hà Giang…) hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX mở gian hàng trực tuyến trên sàn giao dịch thương mại điện tử (Sendo, Voso, Postmart) và tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn vận hành để quảng bá, tiêu thụ sản phẩm… Thông qua đó đã giúp các sản phẩm hàng hóa, nông sản đặc trưng của tỉnh được quảng bá nhiều hơn, tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng trong và ngoài nước, đem lại giá trị kinh tế cao hơn cho người dân, doanh nghiệp.

Sản phẩm Cam Hà Giang được dán mã QR code thuận tiện cho người tiêu dùng trong việc truy xuất nguồn gốc. 						Ảnh: Tư liệu
Sản phẩm Cam Hà Giang được dán mã QR code thuận tiện cho người tiêu dùng trong việc truy xuất nguồn gốc. Ảnh: Tư liệu

Nhận thức rõ ứng dụng CNTT và chuyển đổi số không còn là lựa chọn, mà trở thành hướng đi bắt buộc đối với mọi tổ chức, doanh nghiệp khi cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động ngày càng sâu, rộng, Sở Công thương đã ban hành Kế hoạch chuyển đổi số giai đoạn 2022 – 2025, với một số chỉ tiêu phấn đấu cơ bản như: 100% TTHC đủ điều kiện theo quy định được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên nhiều phương tiện truy cập, bao gồm cả thiết bị di động; 100% hồ sơ công việc được xử lý và ký số trên hệ thống phần mềm quản lý văn bản; 50% hàng hóa được chứng nhận OCOP, chỉ dẫn địa lý có mặt trên các sàn giao dịch thương mại điện tử; 30% doanh nghiệp, HTX thuộc lĩnh vực Công thương được hỗ trợ thực hiện chuyển đổi số…

Lãnh đạo Sở Công thương cho biết: Hiện nay, ngành đang tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức về chuyển số trong đơn vị, nâng cao nhận thức của cán bộ, công nhân viên, lao động về tính cấp thiết của chuyển đổi số. Gắn các mục tiêu, nhiệm vụ chuyển đổi số với nghị quyết, chương trình hành động của ngành. Nghiên cứu, hướng dẫn cho các huyện, thành phố thực hiện các quy định của ngành Công thương về chuyển đổi số. Cùng với đó, tập trung rà soát danh mục TTHC đủ điều kiện thực hiện dịch vụ công mức độ 4; áp dụng thanh toán trực tuyến đối với các dịch vụ công mức độ 4. Xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu ngành, đảm bảo cho các hoạt động lãnh đạo, điều hành của Sở được thực hiện hoàn toàn trên môi trường số.

Bên cạnh chuyển đổi số phục vụ công tác chuyên môn, ngành Công thương chú trọng lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm trong Kế hoạch chuyển đổi số giai đoạn 2022 – 2025. Theo đó, ngành tập trung đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, các hộ dân quảng bá, tiêu thụ sản phẩm qua “Gian hàng Việt trực tuyến” trên các sàn giao dịch điện tử uy tín trong và ngoài nước. Tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển hạ tầng (website thương mại điện tử, gian hàng trên các sàn giao dịch điện tử, chữ ký số) và các giải pháp giao dịch, thanh toán điện tử trong thương mại và dịch vụ công. Chú trọng ứng dụng truy xuất nguồn gốc hàng hóa và phát triển các tiện ích thanh toán không dùng tiền mặt trên nền tảng di động, ví điện tử, mã QR code, POS.

Tổ chức kết nối giữa doanh nghiệp thương mại điện tử với các doanh nghiệp, HTX sản xuất của tỉnh để tạo thêm các chuỗi liên kết mới. Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu khai báo thủ tục hải quan, khai báo thuế, kiểm dịch động, thực vật theo hình thức điện tử... Trong lĩnh vực công nghiệp, năng lượng, thủy điện, ngành khuyến khích các doanh nghiệp, nhà máy đầu tư đổi mới dây chuyền, máy móc, thiết bị công nghệ nhằm chế biến sâu, gia tăng giá trị sản phẩm. Hỗ trợ chính sách khuyến công để các doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh đầu tư trang thiết bị sản xuất sản phẩm công nghiệp nông thôn…

NGUYỄN PHƯƠNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tăng cường công tác sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả trong đợt nắng nóng kéo dài
BHG - Thực hiện Công điện số 666/CĐ-TTg, ngày 25.7.2022 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Hà Giang có công văn số 2252/UBND – KTTH về việc tăng cường sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả.
29/07/2022
HTX Chế biến chè Phìn Hồ tham dự Hội chợ thương mại hữu cơ hàng đầu thế giới tại Đức
BHG - Trong khuôn khổ Chương trình Xúc tiến thương mại Quốc gia năm 2022, Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Đức đã phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Frankfurt hỗ trợ Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam và 12 doanh nghiệp Việt Nam tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại Hội chợ thương mại hữu cơ Biofach/Vivaness 2022, diễn ra từ ngày 26 – 29.7 tại thành phố Nürnberg thuộc bang Bayern, miền Nam nước Đức.
28/07/2022
Huyện Đồng Văn có 15 sản phẩm OCOP được chứng nhận từ 3 sao trở lên
BHG - Thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, huyện Đồng Văn tiếp tục phát huy các thế mạnh sẵn có của địa phương, tạo điều kiện cho các chủ thể đăng ký sản phẩm tham gia đánh giá cấp tỉnh. Đến nay, qua rà soát phát triển mới, huyện Đồng Văn đã có 15 sản phẩm OCOP được chứng nhận từ 3 sao trở lên.
28/06/2022
Trung tâm Khuyến công – Xúc tiến công thương hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký thương hiệu sản phẩm
Những năm gần đây, với sự thúc đẩy phát triển các sản phẩm chủ lực, Hà Giang đã có nhiều sản phẩm Ocop tiêu biểu, có sức cạnh tranh lớn trên thị trường. Qua đó, từng bước khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Để có được bước phát triển như vậy, cùng với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh, sự nỗ lực của các ngành, các địa phương, còn có sự đóng góp quan trọng của Trung tâm Khuyến công – Xúc tiến Công thương, Sở Công thương. Trong thời gian qua Trung tâm Khuyến công – Xúc tiến Công thương tiếp tục bám sát nhu cầu hỗ trợ của các cơ sở, doanh nghiệp. Tập trung hỗ trợ hình thành và phát triển các sản phẩm có thế mạnh và chủ lực của tỉnh theo hướng “Mỗi xã một sản phẩm”. Để hỗ trợ phát triển hiệu quả, Trung tâm chú trọng đổi mới phương thức hỗ trợ theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, cụ thể, không hỗ trợ dàn trải, tập trung hỗ trợ xây dựng đăng ký thương hiệu, tư vấn thiết kế mẫu mã bao bì, ứng dụng thiết bị và chuyển giao công nghệ vào quá trình sản xuất.
26/05/2022