Sức sống mới ở thị trấn trẻ Xuân Giang

14:02, 21/03/2023

BHG - Được công nhân đạt chuẩn đô thị loại V ngay trước thềm Xuân Quý Mão đã mang đến cho người dân thị trấn trẻ Xuân Giang (Quang Bình) ngập tràn sức Xuân.

Toàn cảnh thị trấn Xuân Giang, huyện Quang Bình. Ảnh Hồng Cừ
Toàn cảnh thị trấn Xuân Giang, huyện Quang Bình. Ảnh Hồng Cừ

Chủ tịch UBND thị trấn Xuân Giang, Lý Văn Ba hồ hởi: Xuân Giang đã tiến được một bước để đổi thay cơ bản về chất. Chất đó là: Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế; chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hoá. Lấy thị trường và nhu cầu tiêu dùng xã hội để chuyển đổi, xây dựng mô hình sản xuất. Đối với trồng trọt, Xuân Giang tập trung đầu tư vào những cây, con có giá trị kinh tế cao. Trong đó, cấy lúa đặc sản như nếp cái, nếp cẩm, lúa thơm, lúa gạo giàu Ômega3... theo nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng để xây dựng nhãn hiệu hàng hoá cho từng sản phẩm. Tăng cường quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng xã hội để tiếp cận người tiêu dùng. Phát triển trồng ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi đại gia súc; kết hợp chuyển ruộng trồng lúa thành trồng rau, củ, quả theo mùa, vụ để quay vòng sử dụng đất. Chính quyền cơ sở tạo trung gian giúp dân kết nối với các thương nhân làm vệ tinh bán hàng. Đối với chăn nuôi, Xuân Giang chủ động xây dựng các mô hình chăn nuôi tập trung quy mô vừa. Thực tiễn chứng minh thấy, cách làm trên vừa phù hợp với trình độ, phong tục, tập quán địa phương, giúp người dân tránh rủi ro dịch bệnh bất khả kháng nảy sinh trong quá trình sản xuất, tránh dư thừa, tránh bị ép giá bán.

Một góc thị trấn trẻ Xuân Giang hôm nay.
Một góc thị trấn trẻ Xuân Giang hôm nay.

 

Bà con thôn Kiêu vui mừng cho biết: Trước kia trồng lúa thuần tuý, thu nhập chỉ đạt khoảng 6 triệu đồng/sào/vụ (360 m2). Bây giờ, cũng cây lúa đặc sản được chế biến thành gạo đặc sản đã tăng gấp đôi giá bán. Người dân Xuân Giang đánh giá lợi nhuận, cũng đồng ruộng xưa kia, nay chuyển sang trồng rau màu, thu nhập bình quân đạt từ 15 – 17 triệu đồng/sào/vụ, cao gần gấp 3 lần trồng lúa. Ngày nay, cả thôn Kiêu, thôn Then, thôn Tịnh đang chuyển dịch mạnh mẽ mô hình sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hoá cho thu nhập cao. Cùng một cân thóc, con cá chỉ cần chế biến thành các sản phẩm tiêu dùng chất lượng OCOP sẽ mang lại giá trị cao gấp nhiều lần so cách làm cũ.

Kết quả Xuân Giang hôm nay có được là do sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và từng người dân. Đến nay, Xuân Giang đã xây dựng được hàng chục mô hình kinh tế có thị trường tiêu thụ thường xuyên theo chuỗi giá trị. Các HTX, Tổ hợp tác trở thành nơi dẫn dắt người dân chuyển đổi sản xuất. Các sản phẩm đan lát nghề truyền thống mây, tre, chế biến mắm cá ruộng, mắm thịt lợn đen... từng bước vươn xa. Ông Hoàng Văn Tương, thôn Then cho biết, mỗi năm HTX cung cấp tới tay người tiêu dùng hàng chục ngàn lít rượu ngô nấu bằng men lá truyền thống. HTX có 11 thành viên là hộ gia đình cùng liên kết trồng ngô, nấu rượu và chăn nuôi gia súc. Lấy nghề nấu rượu để làm thêm nghề nuôi lợn đen. Rồi từ lợn đen nuôi lấy thịt, chế biến thành mắm thịt lợn đen bán tới tay người tiêu dùng. Tại HTX thủ công mỹ nghệ duy trì ổn định nghề đan lát mây tre, nghề dệt thổ cẩm truyền thống...

Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND thị trấn Xuân Giang, Nguyễn Anh Thùy đánh giá: Có rất nhiều cách làm mới hiệu quả. Trong đó, cách làm nông nghiệp của HTX rượu ngô men lá thôn Then được thị trấn chỉ đạo xây dựng mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp tuần hoàn, khép kín. Cách làm ở thôn Then đang được UBND thị trấn đánh giá để nhân rộng. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, xây dựng Xuân Giang thành một thị trấn có nền kinh tế nông nghiệp xanh, phát triển bền vững.

Nhìn lại quá trình đổi mới mô hình từ đào tạo và chuyển đổi nghề cho người lao động thấy rõ: Năm 2022, Xuân Giang đã liên kết với các trung tâm đào tạo cho gần 500 lao động trẻ. Sau đào tạo tay nghề, Xuân Giang đã có trên 400 lao động đi làm việc tại các công ty, doanh nghiệp trong nước.

 Có gần chục lao động được tuyển chọn xuất khẩu lao động tại các nước có nền công nghiệp phát triển. Nhờ việc làm mới mang về cho Xuân Giang hàng chục tỷ đồng để xây dựng quê hương. Điều quan trọng nhất là đã làm thay đổi tư duy lứa tuổi lao động trẻ. Sức trẻ, tạo ra từ lao động trẻ sẽ là nguồn nhân lực quan trọng để làm đổi thay Xuân Giang.

Xuân Giang đang độ Xuân về. Màu xanh của rừng núi, sắc thắm của đồng quê đang tôn lên vẻ đẹp kiêu sa của những ngôi trường mới, ngôi nhà mới làm Xuân Giang thêm rạng ngời.

Bài, ảnh: NGUYỄN HÙNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Năm 2023, toàn tỉnh phấn đấu tăng 136 tiêu chí xã Nông thôn mới
BHG - Thực hiện bộ tiêu chí xã Nông thôn mới (NTM) theo Quyết định 1174 năm 2022 của UBND tỉnh, đến nay, 175 xã trên địa bàn tỉnh đạt 1.992 tiêu chí NTM. Bình quân toàn tỉnh đạt 11,4 tiêu chí/xã. Toàn tỉnh có 48/175 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, trong đó có 1 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 88 thôn đạt chuẩn thôn NTM; thành phố Hà Giang được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.
20/03/2023
Đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn
BHG - Nhằm đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn phục vụ nhu cầu sản xuất - kinh doanh và đời sống sinh hoạt của khách hàng, Công ty Điện lực Hà Giang (PC Hà Giang) đã và đang triển khai nhiều giải pháp cấp thiết trong công tác vận hành, để hạn chế tối đa tình trạng quá tải lưới điện.
19/03/2023
Nuôi cá đặc sản trên đỉnh Nậm An
BHG - Ở tuổi ngoài ngũ tuần, ông Triệu Chàn Loàng mới bắt đầu khởi nghiệp. Thế nhưng, với bản lĩnh sẵn sàng đương đầu khó khăn, quyết tâm khơi nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa ai có; ông Loàng là người đầu tiên của thôn Nậm An, xã Tân Thành (Bắc Quang) nuôi cá Tầm, cá Hồi đặc sản. Khởi sắc từ khởi nghiệp của ông đã tạo hiệu ứng tích cực, được đồng bào Dao ở Nậm An trân quý, học tập, làm theo.
19/03/2023
Quản Bạ phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng Nông thôn mới
BHG - Những năm qua, huyện Quản Bạ tập trung phát huy lợi thế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao trình độ thâm canh, từng bước hình thành các vùng sản xuất tập trung hàng hóa, gắn với đẩy mạnh xây dựng Nông thôn mới (NTM). Qua đó, nâng cao tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
17/03/2023