Ấm no về miền đá lạnh Lũng Phìn

08:19, 06/12/2022

BHG - Đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số trên miền đá lạnh xã Lũng Phìn (Đồng Văn) đang được đổi thay từng ngày, kinh tế hộ phát triển, thu nhập ổn định mang lại cuộc sống no ấm, đói nghèo bỏ lại phía sau. Những thành tựu có được là từ khi Đảng bộ xã triển khai thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh về lãnh đạo triển khai Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển KT – XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số (VĐBDTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 và Nghị quyết số 26-NQ/TU về tăng cường lãnh đạo thực hiện Chương trình Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025 trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Những con đường được bê tông trải dài giúp đi lại và giao thương thuận lợi.
Những con đường được bê tông trải dài giúp đi lại và giao thương thuận lợi.

Lũng Phìn trước đây là một trong những xã nội địa khó khăn của huyện, đa số là đồng bào dân tộc thiểu số sống dải rác. Đồng bào nơi đây chưa biết định hình trong phát triển kinh tế hộ, liên kết sản xuất theo nhóm và phát huy những thế mạnh vốn có của địa phương, nên đời sống nhân dân vô vàn gian khó, thu nhập bấp bênh, dẫn đến KT – XH kém phát triển. Nhận thấy điều đó, Đảng bộ xã đã nhanh chóng triển khai các nghị quyết của Đảng bộ tỉnh vào thực tiễn, mang lại hiệu quả cao, giúp người dân địa phương giảm nghèo bền vững và đẩy mạnh phát triển KT – XH trong VĐBDTTS. Trong năm 2022, Đảng bộ xã đã tập trung chỉ đạo các bộ phận chuyên môn thực hiện các nhiệm vụ về nông – lâm nghiệp; trong đó, vụ Xuân nhân dân trồng được trên 344 ha ngô, đạt 100% nghị quyết, với sản lượng trên 1.290 tấn, năng suất đạt 37,5 tạ/ha; cây đậu tương trồng được 195 ha, sản lượng trên 271 tấn, năng suất 13,7 tạ/ha; trồng 160 ha rau đậu các loại; trồng mới 6/6 ha cỏ, đạt 100% nghị quyết. Cải tạo vườn tạp 7/6 vườn, vượt gần 117% kế hoạch, đồng thời duy trì 9 vườn năm 2021. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác thụ tinh nhân tạo bò; tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc gần 12.000 con, đàn ong 1.100 tổ. Bên cạnh đó, chỉ đạo các hội, đoàn thể vận động nhân dân nâng cao ý thức, trách nhiệm thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới và hiến đất, đóng góp kinh phí, công sức làm đường giao thông nông thôn được 9.984 m. Nhiều gia đình chính sách, hộ nghèo đặc biệt được các tổ chức, cá nhân, tấm lòng vàng tặng hiện vật và tiền mặt với tổng giá trị 491.760.000 đồng. Người dân xây dựng hồ sơ đi lao động ngoại tỉnh đạt gần 225%...

Đồng chí Thào Mí Và, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Lũng Phìn cho biết: Đảng ủy chỉ đạo xây dựng quy chế hoạt động của các chi bộ thôn, phân công cấp ủy viên phụ trách thôn; đồng thời, tập trung lãnh đạo thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, huy động sức mạnh và sự đồng thuận trong nhân dân. Chú trọng đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm, phát huy khát vọng vươn lên của nhân dân.   Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho nhân dân; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch; thực hiện tốt công tác chăm sóc, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; đẩy mạnh đào tạo nghề, giải quyết việc làm. Thời gian tới, đẩy mạnh việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng cường luân canh, tăng vụ, tăng diện tích trồng và sản lượng; trồng xen canh các loại rau và chăm sóc tốt diện tích chè. Tập trung đẩy mạnh phát triển đàn gia súc, trồng mới diện tích cỏ làm thức ăn cho gia súc đạt chỉ tiêu nghị quyết. Tăng cường công tác bảo vệ diện tích rừng hiện có; đẩy mạnh xây dựng quy ước, ký cam kết quản lý, bảo vệ rừng đến từng thôn và hộ. Tập trung các nguồn lực để xây dựng Nông thôn mới, trọng tâm là phát huy nguồn nội lực trong nhân dân. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực trong và ngoài xã đầu tư, hỗ trợ cho giáo dục, vận động nhân dân tham gia tu sửa cơ sở vật chất, lớp học ở các điểm trường. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt việc thực hiện cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ, tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững, giúp mang lại cuộc sống ấm no, đủ đầy cho VĐBDTTS. Triển khai và thực hiện tốt việc phát triển KT – XH, AN – QP và các chương trình dự án, thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu…

Về Lũng Phìn những ngày Đông, đi trên những con đường bê tông mới, trải dài khắp thôn bản, trường học được xây dựng khang trang, nhà cửa được xây dựng mới; nhiều cửa hiệu bày bán mặt hàng thiết yếu, cùng các sản vật địa phương phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân và du khách thập phương, mới cảm thấy được cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy về mọi mặt của người dân nơi đây.

Bài, ảnh: ĐỨC NINH


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Phụ nữ vùng cao và nghề chè Shan tuyết
BHG - Chè Shan tuyết là một trong những sản vật tạo ra nguồn sinh kế ổn định cho nhiều người dân Hà Giang. Với 3 vụ thu hái trong năm và đặc trưng của nghề chè cần sự tỉ mỉ, kiên nhẫn, tinh tế về hương vị... những người phụ nữ nắm vai trò chủ chốt trong công việc thu hái và chế biến chè trên vùng trà cổ Hà Giang.
30/11/2022
Hỗ trợ lãi suất 2% cho các doanh nghiệp, hợp tác xã theo Nghị định 31
BHG - Được ví như “phao cứu sinh” giúp doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh vượt qua khó khăn của đại dịch COVID-19, góp phần quan trọng phục hồi và phát triển KT - XH, chương trình hỗ trợ lãi suất 2% theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ đang được các ngân hàng trên địa bàn tỉnh triển khai quyết liệt, tuy nhiên, do nhiều vướng mắc nên kết quả chưa như mong đợi.
30/11/2022
Người tiên phong trồng hoa trên đất Vĩ Thượng
BHG - Đó là anh Nguyễn Xuân Hải, sinh 1984, thôn Yên Thượng, xã Vĩ Thượng (Quang Bình). Sau 2 năm kiên trì, mô hình trồng hoa Hồng cổ, loài hoa nổi tiếng của vùng đất Sapa (Lào Cai) và hoa Mẫu đơn cổ Văn Chấn (Yên Bái) đua nhau khoe sắc và bắt đầu tạo cho anh Hải thu nhập. Đây cũng là một trong những mô hình tiêu biểu trong phong trào cải tạo vườn tạp của địa phương.
29/11/2022
Tam giác mạch Hà Giang hướng đến thị trường Nhật Bản
BHG - Những năm qua, cây tam giác mạch của tỉnh Hà Giang đã trở nên rất nổi tiếng, mang lại sức hút du lịch cho tỉnh, đồng thời nhiều hộ dân vùng Cao nguyên đá đã bước đầu có thu nhập từ loại cây này. Bên cạnh những hình ảnh đẹp khẳng định vai trò “đại sứ” du lịch của Hà Giang, nhiều sản phẩm chế biến từ cây tam giác mạch đã và đang được người tiêu dùng biết tới, như các loại bánh, rượu, trà làm từ hạt tam giác mạch. Đặc biệt, hạt tam giác mạch của Hà Giang cũng bắt đầu được sử dụng để sản xuất mì soba - một loại mì của người Nhật Bản.
29/11/2022