Hà Giang

Quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công

19:10, 05/10/2022

BHG - Xác định giải ngân vốn đầu tư công (VĐTC) là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, với phương châm “Quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt”, tỉnh ta đang tập trung tháo gỡ khó khăn và triển khai các giải pháp để tránh tình trạng “có tiền nhưng không tiêu được”.

Đơn vị thi công dự án đường Phùng Hưng, thành phố Hà Giang đang huy động máy móc đẩy nhanh tiến độ.
Đơn vị thi công dự án đường Phùng Hưng, thành phố Hà Giang đang huy động máy móc đẩy nhanh tiến độ.

Để triển khai thực hiện công tác giải ngân kế hoạch vốn đầu tư, từ đầu năm đến nay, UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, kế hoạch, chỉ đạo về giải ngân VĐTC năm 2022; yêu cầu các chủ đầu tư thực hiện nghiêm túc, quyết liệt các giải pháp đẩy mạnh giải ngân VĐTC ngay từ những tháng đầu năm. Đồng thời, rà soát kỹ từng thủ tục, từng khâu trong quá trình thực hiện và giải ngân vốn đầu tư của từng dự án; xác định khó khăn, vướng mắc phát sinh và có biện pháp tháo gỡ kịp thời. Thực hiện linh hoạt công tác giải phóng mặt bằng gắn với trách nhiệm người đứng đầu, thủ trưởng các đơn vị, nhất là đối với một số dự án có tổng mức đầu tư, quy mô đầu tư lớn. Rà soát, đánh giá tình hình thực hiện, khả năng giải ngân của từng dự án để có phương án điều chuyển vốn kịp thời từ dự án chậm giải ngân sang dự án giải ngân tốt và có nhu cầu bổ sung vốn theo quy định; tăng cường hoạt động bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho cán bộ điều hành, quản lý dự án…

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lương Văn Đoàn cho biết: Trong 9 tháng, giải ngân các nguồn vốn ước đạt 1.653,2 tỷ đồng/4.853,88 tỷ đồng, đạt 34,1% kế hoạch. Nếu không tính kế hoạch vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia mới được giao thì tỷ lệ giải ngân đạt 1.653,2 tỷ đồng/3.355,24 tỷ đồng, đạt 49,3% kế hoạch; trong đó, nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương đạt 635 tỷ đồng/966,27 tỷ đồng, đạt 65,7% kế hoạch; nguồn vốn ngân sách T.Ư đạt 1.018,2 tỷ đồng/2.388,9 tỷ đồng, đạt 45,3% kế hoạch.

Dự án cụm công nghiệp Tân Bắc (Quang Bình) đang được đẩy nhanh tiến độ thi công. 															Ảnh: KIM TIẾN
Dự án cụm công nghiệp Tân Bắc (Quang Bình) đang được đẩy nhanh tiến độ thi công. 

Việc giải ngân các nguồn vốn so với kế hoạch còn chậm do nhiều nguyên nhân, nhất là dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trong những tháng đầu năm ảnh hưởng lớn đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống nhân dân; thiên tai xảy ra liên tiếp tiếp nhiều đợt, gây thiệt hại tài sản của người dân. Giá xăng, dầu và nguyên vật liệu tăng cao, ảnh hưởng đến một số ngành vận tải, xây dựng, tiến độ thi công các dự án đầu tư. Cơ chế, chính sách quản lý vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài thay đổi; hầu hết các hoạt động đều gắn với yếu tố nước ngoài từ khâu nhập máy móc, thiết bị đến huy động chuyên gia, nhân công, nhà thầu nước ngoài, tư vấn giám sát, tư vấn xây dựng thiết kế kỹ thuật, thời gian xin ý kiến thống nhất với nhà tài trợ đối với từng hoạt động kéo dài…

Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy giải ngân VĐTC những tháng cuối năm, UBND tỉnh đang tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm, trong đó tuyên truyền sâu rộng đến các cấp, ngành, cán bộ, công chức, viên chức và người dân về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu giải ngân VĐTC; xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu của các cấp, các ngành. Đề cao kỷ luật, kỷ cương hành chính; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, cản trở, làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn; cá thể hóa trách nhiệm người đứng đầu trong trường hợp giải ngân chậm, gắn với đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cả về thể chế, cơ chế, chính sách trên nguyên tắc cấp nào ban hành, cấp đó phải tháo gỡ; trường hợp vượt quá thẩm quyền, báo cáo cấp trên trực tiếp cho ý kiến chỉ đạo. Phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2022 đạt 95 - 100% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao; giải ngân 100% vốn ngân sách địa phương giao.

Đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: UBND tỉnh mới ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 124, ngày 15.9.2022 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy giải ngân VĐTC những tháng cuối năm. Tỉnh tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính; thực hiện xây dựng chính quyền điện tử, tăng cường họp, làm việc trực tuyến, xử lý hồ sơ công việc trên môi trường điện tử. Triển khai quyết liệt, hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến thực hiện và giải ngân kế hoạch VĐTC nguồn vốn ngân sách nhà nước năm 2022. Kiên quyết chống tư tưởng trì trệ, thái độ vô cảm, vô trách nhiệm trong một bộ phận cán bộ, công chức đối với người dân và doanh nghiệp. Tập trung giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư kịp thời, đúng quy định cho người dân, bảo đảm đúng pháp luật, hài hòa lợi ích của nhà nước và người dân. Quản lý hiệu lực, hiệu quả đất đai, nhất là nguồn gốc đất, quy hoạch sử dụng các loại đất; hạn chế tối đa việc điều chỉnh phương án đền bù, bảo đảm tiến độ thực hiện các dự án. Kiểm soát giá và chất lượng nguyên vật liệu xây dựng phục vụ cho các dự án đầu tư công…

Tỉnh tập trung chỉ đạo các địa phương chủ động phối hợp với các ngành liên quan tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc liên quan đến thủ tục về đất đai, xây dựng, đặc biệt các dự án trọng điểm, dự án ODA. Đẩy nhanh hoàn thiện các thủ tục đầu tư và các điều kiện triển khai các dự án khởi công mới. Chỉ đạo các chủ đầu tư thường xuyên đánh giá tình hình triển khai từng công trình theo lộ trình, tiến độ đề ra; kiểm tra năng lực nhà thầu trong việc bố trí máy móc, thiết bị, vật tư, nhân lực để đáp ứng yêu cầu của dự án đầu tư; chỉ đạo đơn vị thi công có các giải pháp cụ thể, biểu đồ thời gian tổ chức, cam kết khối lượng thực hiện, khẩn trương làm thủ tục thanh toán khi có khối lượng hoàn thành, không để dồn khối lượng thanh toán vào cuối năm và gây nợ đọng xây dựng cơ bản…

Với các giải pháp quyết liệt, đồng bộ, nêu cao trách nhiệm người đứng đầu các ngành, địa phương; kịp thời tháo gỡ khó khăn và có những định hướng đúng đắn, tin rằng công tác giải ngân VĐTC những tháng cuối năm sẽ đi đúng lộ trình, kế hoạch; góp phần tạo đà tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ cho mảnh đất địa đầu cực Bắc.  

Bài, ảnh: KIM TIẾN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

“Cú hích” phát triển nông nghiệp bền vững - Kỳ II: Gỡ “điểm nghẽn” sản xuất
BHG - Tỉnh ta chủ yếu sản xuất nông nghiệp, với trên 80% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn. Để khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XVII đã xác định mục tiêu: “… tăng cường ứng dụng KHCN và đổi mới sáng tạo…, xây dựng Hà Giang là tỉnh phát triển về thương mại, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp đặc trưng hàng hóa; đến năm 2025 là tỉnh có KT - XH phát triển khá trong khu vực miền núi phía Bắc…”.
30/09/2022
Đồng Văn tổ chức hội thi “Nhà nông đua tài năm 2022”
BHG - Trong 2 ngày 29 và 30.9, Hội Nông dân huyện Đồng Văn tổ chức hội thi “Nhà nông đua tài năm 2022”. Dự hội thi có đồng chí Hoàng Văn Thịnh, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện.
 
30/09/2022
Hỗ trợ nguồn vốn phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế
BHG -  Xác định nhiệm vụ là cánh tay đắc lực để đưa nguồn vốn tín dụng đến với người dân, doanh nghiệp, trong những năm qua, Phòng Giao dịch Agribank Yên Biên (PGD) đã hỗ trợ khách hàng trên địa bàn thành phố được tiếp cận vốn vay để phát triển kinh tế, vượt qua khó khăn, nhất là trong thời điểm ảnh hưởng của dịch Covid-19.
30/09/2022
Phòng giao dịch Minh Khai phát triển tín dụng theo hướng bền vững
BHG - Được thành lập từ tháng 10.1991, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, trong nhiều năm qua, Phòng giao dịch (PGD) Agribank Minh Khai triển khai nhiều giải pháp đồng bộ mở rộng thị trường, đảm bảo tăng trưởng nguồn vốn phù hợp với tăng trưởng tín dụng, cũng như đảm bảo đủ nguồn vốn phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy phát triển KT – XH của địa phương. Từ đó, phát triển tín dụng theo hướng bền vững.
30/09/2022