Quản Bạ kết hợp trồng cây ăn quả ôn đới gắn phát triển du lịch

09:30, 06/05/2022

BHG - Hiện nay, tổng diện tích cây ăn quả ôn đới (đào, lê, mận) trên địa bàn huyện Quản Bạ trên 95 ha, phân bố rải rác ở tất cả các xã, thị trấn; sản lượng quả hàng năm ước đạt khoảng trên 180 tấn. Tuy nhiên, nhiều diện tích sử dụng các giống địa phương cho năng suất và chất lượng quả thấp. Cùng với đó chưa quy hoạch được các vùng trồng tập trung sản xuất hàng hóa phục vụ du lịch, diện tích còn nhỏ lẻ, manh mún, phân tán… Do vậy, năm 2021 UBND huyện đã phê duyệt đề án thực hiện cải tạo và mở rộng diện tích cây ăn quả ôn đới kết hợp phục vụ du lịch trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025, với mục tiêu cải tạo các diện tích hiện có bằng các phương pháp kỹ thuật tiên tiến, trồng mới, mở rộng diện tích cây ăn quả ôn đới bằng những giống mới có năng suất cao, nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa gắn với du lịch trải nghiệm ngắm hoa đào, mận, lê và chụp ảnh... nhằm thu hút khách du lịch.

Phát triển cây ăn quả ôn đới tại các điểm du lịch sẽ thu hút đông đảo lượt khách tới trải nghiệm.
Phát triển cây ăn quả ôn đới tại các điểm du lịch sẽ thu hút đông đảo lượt khách tới trải nghiệm.

Thời gian qua, để phát triển diện tích các loại cây ăn quả ôn đới phục vụ nhu cầu thị trường, huyện Quản Bạ đã có nhiều giải pháp khuyến khích, hỗ trợ người dân như: Hỗ trợ về giống, phân bón, kỹ thuật thông qua các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, mô hình trình diễn, tập huấn chuyển giao kỹ thuật... qua đó góp phần mở rộng diện tích, nâng cao năng suất và chất lượng, sản lượng các loại cây ăn quả ôn đới. Thời vụ ra hoa, quả, thu hoạch của 3 loài cây ăn quả ôn đới đào, lê, mận chênh lệch nhau trong khoảng từ 25-35 ngày, vì vậy huyện đã hình thành điểm nhấn trồng tập trung tại 3 vùng điểm tại các xã Quyết Tiến, Quản Bạ, Cán Tỷ nhằm thu hút khách du lịch đến ngắm hoa, chụp ảnh, hái quả, trải nghiệm.

Cán Tỷ là một trong những xã được huyện chú trọng phát triển cây ôn đới. Được biết, toàn xã hiện có trên 60 hộ đăng ký trồng cây ôn đới với tổng diện tích trồng hơn 9 ha, chủ yếu là giống cây đào, mận. Đồng chí Nguyễn Duy Huân, Chủ tịch UBND xã cho biết: Xã thực hiện đề án với mục tiêu là chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây có năng suất, giá trị kinh tế thấp sang trồng cây ăn quả ôn đới gồm đào, lê, mận có giá trị kinh tế cao hơn. Qua theo dõi, chăm sóc các diện tích cây ăn quả ôn đới đã trồng sinh trưởng phát triển tốt. Bước đầu có thể khẳng định cây ăn quả ôn đới trồng trên địa bàn xã Cán Tỷ là phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng.

Hộ ông Lý Đại Thông, thôn Nặm Đăm, xã Quản Bạ tích cực trồng và mở rộng diện tích các loại cây ăn quả ôn đới.
Hộ ông Lý Đại Thông, thôn Nặm Đăm, xã Quản Bạ tích cực trồng và mở rộng diện tích các loại cây ăn quả ôn đới.

Theo lãnh đạo huyện cho biết: Sau khi xác định lựa chọn vùng trồng, huyện đã tiến hành công bố rộng rãi và triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ khuyến khích, áp dụng công nghệ cao, sau đó xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm... để tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện phát triển cây ăn quả ôn đới thuận lợi hơn. Đồng thời, yêu cầu phát triển cây ăn quả phải nằm trong vùng phát triển nông nghiệp ổn định, lâu dài gắn với quy hoạch phát triển KT-XH của huyện, xã, kết hợp chặt chẽ với phát triển dịch vụ, du lịch để tăng hiệu quả sử dụng đất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Với mục tiêu trong 5 năm sẽ trồng mới khoảng 500 ha diện tích cây ôn đới. Tính từ cuối năm 2021 cho đến nay các xã, thị trấn đã trồng được trên 26 ha, trong đó thực hiện kế hoạch năm 2022 là 5,21 ha.

Để thực hiện đề án có hiệu quả, huyện khuyến khích người dân chuyển đổi những diện tích cây trồng khác có hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cây ăn quả đào, lê, mận; dồn điền đổi thửa, tích tụ đất trồng cây ăn quả theo quy định của pháp luật; đồng thời tổ chức quản lý, giám sát việc sử dụng đất đúng mục đích, đúng đối tượng. Cùng với đó, hỗ trợ cây giống, vật tư chăm sóc, mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho người dân và xây dựng đội ngũ cán bộ khuyến nông xã, thôn có chuyên môn, chuyên sâu về kỹ thuật cải tạo, cắt, ghép để thường xuyên hướng dẫn, chỉ đạo kỹ thuật cho người dân.

Việc triển khai bước đầu đề án sẽ là cơ sở để phát triển các loại cây ăn quả ôn đới gắn với phục vụ du lịch trên địa bàn huyện Quản Bạ, qua đó góp phần củng cố cơ sở khoa học của việc đa dạng hoá hệ thống cây trồng. Đồng thời cũng sẽ là tiền đề cho các đề án tiếp theo về phát triển cây trồng có giá trị kinh tế cao, bố trí cơ cấu các loại cây ăn quả, định hướng sản xuất cây ăn quả nói chung và đào, lê, mận nói riêng trên địa bàn huyện Quản Bạ…

Bài, ảnh: Hồng Cừ


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hỗ trợ các trang trại, gia trại
BHG - Phân tích, đánh giá những thành tựu phát triển KT - XH của huyện Bắc Quang trong những năm qua trên lĩnh vực phát triển trang trại – gia trại, ông Nguyễn Văn Tiến, Phó Giám đốc Agribank Chi nhánh Bắc Quang cho biết: “Hoạt động của đơn vị những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực trong việc huy động vốn, mạng lưới tín dụng được củng cố; đổi mới phương thức cho vay; cho vay có trọng tâm, trọng điểm, mục tiêu hoạt động trọng tâm là hướng về nông nghiệp - nông thôn...”. Nhờ đó, đến nay Agribank Chi nhánh Bắc Quang đã góp phần tích cực, quan trọng, tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, đời sống mọi mặt của nông dân được nâng lên, bộ mặt nông thôn không ngừng đổi mới.
29/04/2022
Chế Là có nhiều giải pháp nâng cao thu nhập cho người dân
BHG - Xác định phát triển sản xuất là nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện các chỉ tiêu xây dựng Nông thôn mới, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Chế Là (Xín Mần) đã chủ động triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
28/04/2022
Cây chè cổ thụ xã Đường Hồng cần được bảo tồn, xây dựng thương hiệu
BHG - Xã Đường Hồng (Bắc Mê) hiện có 39 ha cây chè; trong đó có hàng nghìn cây chè cổ thụ, tuổi đời từ 50 - 100 năm. Đây là cơ hội để địa phương xây dựng kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị những cây chè cổ, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho các hộ dân. Thế nhưng, hiện vẫn chưa có cá nhân, tổ chức nào đến cùng xã xây dựng thương hiệu chè cổ thụ này.
26/04/2022
“Gỡ khó” phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số
BHG - Từ kết quả phân định xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi theo trình độ phát triển, tỉnh ta đã khảo sát, đánh giá sự hụt giảm, thay đổi chính sách sau khi các xã, thôn ra khỏi danh sách vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK); huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị nhằm “gỡ khó”, phát triển bền vững KT-XH vùng đồng bào DTTS...
25/04/2022