Bắc Quang đưa Nghị quyết 05 của BCH Đảng bộ tỉnh đi vào chiều sâu

07:15, 10/05/2022

BHG - “Nghị quyết 05 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ để tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững đang dần đi vào chiều sâu, tạo ra những giá trị đích thực” - đó là khẳng định của Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Bắc Quang Lương Tiến Dũng.

Mô hình nuôi trâu của gia đình anh Nguyễn văn Khánh.
Mô hình nuôi trâu của gia đình anh Nguyễn văn Khánh.

Tiếp xúc với Bí thư Đảng uỷ xã Kim Ngọc, Nguyễn Doãn Thiện được biết: Căn cứ vào thực tiễn địa phương và nhu cầu tiêu dùng của xã hội, Kim Ngọc đã chọn chăn nuôi đại gia súc để đầu tư. Thị trường rất rộng lớn, bởi thế, mở rộng việc chăn nuôi trâu, bò đang là hướng làm kinh tế hiệu quả mà hiện nay Kim Ngọc đang tập trung phát triển. Anh Nguyễn Văn Khánh, thôn Mâng vui vẻ: Sau 2 năm, gia đình đã thực hiện chuyển đổi hơn 1,4 ha đất vườn tạp để trồng cỏ, nuôi trâu “trên vai” đang cho thu nhập khá. Mỗi con trâu mua về nuôi nhốt trong chuồng, cắt cỏ cho ăn ngày 3 bữa và nuôi từ 3 – 6 tháng đã có lãi bình quân từ 2,5 – 4 triệu đồng/con. Cứ mỗi lứa nuôi từ 6 – 15 con và nuôi 1 năm ít nhất là 2 lứa đã mang lại thu nhập cho gia đình từ 80 – 150 triệu đồng tiền lãi dòng. Anh Khánh cho biết: Gia đình đang tiếp tục mở rộng thêm diện tích trồng cỏ, trồng ngô để lấy thức ăn tinh bổ sung cho trâu sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mới đây gia đình đã xây thêm chuồng mở rộng qui mô chăn nuôi trâu, bò để vươn lên làm giàu. Anh Khánh cho rằng: “Cải tạo vườn tạp cần chọn được cách làm, con vật chăn nuôi phù hợp thì ắt sẽ chóng vươn lên thoát nghèo. Mỗi gia đình mỗi hoàn cảnh khác nhau, nên cần phải xem xét thật kỹ để tránh thất bại gây ra tâm lý chán nản, ỷ lại. Do vậy, việc cải tạo vườn tạp để trồng cấy hay chăn nuôi thì mỗi người cần phải nỗ lực vượt qua chính bản thân mình. Có cách làm đúng phù hợp với điều kiện kinh tế từng vùng, từng nhà, có thêm sự ủng hộ của chính quyền, các đoàn thể hỗ trợ thì khó khăn mấy cũng vượt qua”. Bí thư đảng bộ xã Kim Ngọc Nguyễn Doãn Thiện cho biết thêm: Kim Ngọc tiếp tục triển khai phương thức liên kết với doanh nghiệp để cải tạo ruộng vườn trồng rau quả ngắn ngày. Hiện tại, Kim Ngọc đã có 13 hộ thôn Nậm Mái chuyển đổi trồng trên 3,3 ha ớt. Trong đó, doanh nghiệp hỗ trợ toàn bộ giống, phân bón và chuyển giao kỹ thuật cho nhà nông. Những thửa ruộng thiếu nước cấy, những mảnh vườn tạp sẽ được cải tạo trồng ớt 2 vụ/năm. Toàn bộ sản phẩm làm ra được doanh nghiệp bao tiêu 100% với giá thu mua đảm bảo có lãi cho nhà nông. Cách làm trên đang nhận được sự ủng hộ của chính quyền và bà con nông dân trong xã. Dự kiến, sau vụ thu hoạch và hạch toán cụ thể, Kim Ngọc sẽ nhân rộng cách làm.

Gia đình anh chị Du, thôn Đi, xã Liên Hiệp trồng ngô lấy thức ăn chăn nuôi trâu, bò.                 Ảnh: NGUYỄN HÙNG
Gia đình anh chị Du, thôn Đi, xã Liên Hiệp trồng ngô lấy thức ăn chăn nuôi trâu, bò. 

Vào tới xã Liên Hiệp, Chủ tịch HĐND xã, Hoàng Văn Chuông bật mí: Liên Hiệp tiếp tục vận động mở rộng diện tích cải tạo đi đôi chuyển đổi vườn, ruộng sang trồng cỏ chăn nuôi gia súc lớn và trồng ngô sinh khối liên kết với doanh nghiệp. Cách làm trên, thực tiễn đã chứng minh mang lại hiệu quả kinh tế khá và rất ổn định cho các hộ gia đình. Anh Mai Trọng Du, thôn Đi cho biết: Gia đình anh đã chuyển đổi hầu hết diện tích vườn, ruộng cấy thiếu nước sang trồng cỏ voi. Đồng thời, vay thêm vốn Ngân hàng xây mở rộng chuồng nuôi và mua con giống. Trang trại của anh Du hiện có gần 2 chục con trâu, bò. Anh Du khoe: Mỗi lứa nuôi khoảng chục con trâu, bò, trong 3 tháng đã có lãi ít nhất là 35 triệu đồng. Mỗi năm chăn nuôi trâu, bò mang lại thu nhập khá cho cả gia đình. Anh Du cho biết: Cỏ cắt trong vườn, ngô thu trong ruộng, bột ngô nghiền thành cám trộn ủ từ 3 – 5 ngày tuỳ thời tiết cho lên men để trâu, bò ăn. Trồng cỏ, trồng ngô chăn nuôi trâu, bò chẳng bỏ đi chút nào. Kèm theo đó là chủ động phòng dịch bệnh và đảm bảo chuồng nuôi khô, thoáng, cho ăn đúng bữa... là chúng sẽ lớn nhanh. Chủ tịch HĐND xã Liên Hiệp, Hoàng Văn Chuông cho biết thêm: Xã đã chọn chăn nuôi đại gia súc lớn là cách làm phù hợp với thực tiễn địa phương. Bởi lẽ, thực phẩm từ thịt trâu, bò có giá trị lớn, dễ bán, dễ mua. Trâu, bò là động vật ăn cỏ dễ nuôi, người nông dân dễ làm và tận dụng được đất đai, sức lao động của mỗi gia đình. Kèm theo đó là, mở rộng sự liên kết với các công ty, nhà đầu tư để trồng ngô sinh khối, bán cả cây lẫn bắp rất thuận lợi, rất hiệu quả. Thường trực Đảng bộ xã đã cân nhắc: Cải tạo vườn tạp, đồi tạp và cả ruộng tạp phải có cách làm cụ thể. Không làm theo phong trào, vì làm phong trào rất ít thành công. Làm thật, không thành tích thì người dân mới hấp thu được, mới làm chắc ăn.

Đánh giá thực tiễn triển khai thực hiện Nghị quyết 05 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, lãnh đạo UBND huyện Bắc Quang cho biết: Phong trào cải tạo vườn tạp và chuyển đổi làm ăn tạo sinh kế bền vững cho người dân đã nhận được sự ủng hộ rộng của các tổ chức KT-XH. Đã có trên 2.000 ngày công đóng góp, giúp đỡ người dân cách làm ăn mới. Và cũng đã nhận được gần 140 triệu đồng ủng hộ bà con cải tạo vườn, ao, chuồng để phát triển sản xuất. Hiện nay, Bắc Quang đã, đang đưa những cách làm mới, hướng đi, liên kết mới, mô hình kinh tế có hiệu quả thực tiễn được ghi nhận để nhân rộng.

Bài, ảnh:  NGUYỄN HÙNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hỗ trợ các trang trại, gia trại
BHG - Phân tích, đánh giá những thành tựu phát triển KT - XH của huyện Bắc Quang trong những năm qua trên lĩnh vực phát triển trang trại – gia trại, ông Nguyễn Văn Tiến, Phó Giám đốc Agribank Chi nhánh Bắc Quang cho biết: “Hoạt động của đơn vị những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực trong việc huy động vốn, mạng lưới tín dụng được củng cố; đổi mới phương thức cho vay; cho vay có trọng tâm, trọng điểm, mục tiêu hoạt động trọng tâm là hướng về nông nghiệp - nông thôn...”. Nhờ đó, đến nay Agribank Chi nhánh Bắc Quang đã góp phần tích cực, quan trọng, tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, đời sống mọi mặt của nông dân được nâng lên, bộ mặt nông thôn không ngừng đổi mới.
29/04/2022
Chế Là có nhiều giải pháp nâng cao thu nhập cho người dân
BHG - Xác định phát triển sản xuất là nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện các chỉ tiêu xây dựng Nông thôn mới, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Chế Là (Xín Mần) đã chủ động triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
28/04/2022
Cây chè cổ thụ xã Đường Hồng cần được bảo tồn, xây dựng thương hiệu
BHG - Xã Đường Hồng (Bắc Mê) hiện có 39 ha cây chè; trong đó có hàng nghìn cây chè cổ thụ, tuổi đời từ 50 - 100 năm. Đây là cơ hội để địa phương xây dựng kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị những cây chè cổ, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho các hộ dân. Thế nhưng, hiện vẫn chưa có cá nhân, tổ chức nào đến cùng xã xây dựng thương hiệu chè cổ thụ này.
26/04/2022
“Gỡ khó” phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số
BHG - Từ kết quả phân định xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi theo trình độ phát triển, tỉnh ta đã khảo sát, đánh giá sự hụt giảm, thay đổi chính sách sau khi các xã, thôn ra khỏi danh sách vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK); huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị nhằm “gỡ khó”, phát triển bền vững KT-XH vùng đồng bào DTTS...
25/04/2022