Hiệu quả từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

11:21, 03/11/2021

BHG - Trong thời gian qua, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) không chỉ giúp người dân nâng cao ý thức trong bảo vệ rừng, mà còn góp phần tăng thu nhập, tạo động lực để người dân gắn bó, bảo vệ rừng, từng bước thay đổi nhận thức của nhân dân về vai trò và tác dụng của rừng, nâng tỷ lệ che phủ rừng, cải thiện môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh. 

Người dân xã Yên Phong, Bắc Mê nhận tiền chi trả DVMTR
Người dân xã Yên Phong, Bắc Mê nhận tiền chi trả DVMTR

Hiện nay, tổng diện tích rừng trên địa bàn tỉnh có cung ứng DVMTR là 459.283,46 ha, trong đó, chủ rừng tổ chức (11 tổ chức) có 84.423,31 ha; chủ rừng hộ gia đình, cá nhân (32.473 chủ rừng) có 83.822,04 ha; chủ rừng nhóm hộ, cộng đồng dân cư được giao rừng (194 chủ rừng) có 2.878,21 ha; UBND xã khoán cho cộng đồng dân cư trên địa bàn 192 xã/phường/thị trấn là 282.570,39 ha. Trong 9 tháng đầu năm, đã thu tiền DVMTR được 56 tỷ 822 triệu đồng; thu tiền trồng rừng thay thế được 341,7 triệu đồng. Cùng với đó đã chi tiền DVMTR cho bên cung ứng DVMTR các huyện/thành phố là 109 tỷ 984,4 triệu đồng, đạt 99,96% kế hoạch đề ra (nguồn tiền thu trong năm 2020, giải ngân trong năm 2021).

Xã Nậm Ty, huyện Hoàng Su Phì là một trong những địa phương có nhiều diện tích được chi trả từ DVMTR. Năm 2020, xã có trên 2.300 ha rừng được chi trả tiền DVMTR với tổng số tiền là 800 triệu đồng. Đây chính là động lực để bà con trong xã tích cực chăm sóc, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng. Anh Phàn Dùn Pú (thôn Nậm Ty, xã Nậm Ty) từ khi được hỗ trợ tiền chi trả DVMTR đã có một khoản thu nhập hữu ích cho cá nhân và gia đình. Anh Pú chia sẻ: "Khi được hỗ trợ chi phí DVMTR thì bản thân tôi có động lực, trách nhiệm hơn với việc bảo vệ rừng. Và chính số tiền đó tôi lại đầu tư vào cây giống, trồng bổ sung những khu vực rừng thưa nhằm tạo môi trường xanh".

Từ đầu năm tới nay, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng (BVPTR) đã chủ động phối hợp với Kiểm lâm tỉnh, các hạt kiểm lâm tổng hợp kết quả rà soát diện tích rừng có cung ứng DVMTR của các huyện, thành phố, chủ rừng là tổ chức làm cơ sở phân bổ tiền DVMTR năm 2021 (kế hoạch năm 2020) cho chủ rừng, hộ nhận khoán. Cùng với đó, rà soát và làm việc với các cơ sở sử dụng DVMTR, nhất là các cơ sở mới đi vào hoạt động hoặc chuyển đổi hình thức hoạt động và ký hợp đồng ủy thác chi trả tiền DVMTR.

Tuy vậy, trong quá trình tổ chức hoạt động của Quỹ BVPTR và thực hiện chi trả DVMTR còn gặp một số khó khăn. Do vậy Quỹ đã chủ động đôn đốc các đơn vị sử dụng DVMTR kê khai, nộp tiền DVMTR các quý theo đúng thời gian quy định, trong đó xử lý dứt điểm 2 đơn vị nợ đọng tiền DVMTR kéo dài là Công ty CP Thủy điện Sông Miện 5 và Công ty CP Thủy điện Sông Lô 4; thu tiền lãi do chậm trả của 5 đơn vị: Công ty CP Thủy điện Sông Miện 5, Công ty CP Thủy điện Sông Lô 4, Công ty TNHH MTV Thủy điện Nho Quế 3, Công ty CP Thủy điện Nho Quế 1, Công ty CPĐT và PT điện Nho Quế, nộp về Quỹ với số tiền 314,1 triệu đồng.

Giám đốc Quỹ BVPTR tỉnh Đinh Xuân Lượng, cho biết: "Từ khi thực hiện chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh, việc bảo vệ và phát triển rừng có nhiều chuyển biến tích cực, tình trạng phá rừng, cháy rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái phép đã cơ bản giảm. Cùng với đó, môi trường rừng từng bước được cải thiện, tăng khả năng phòng hộ, điều tiết và duy trì nguồn nước cho các cơ sở sử dụng dịch vụ môi trường rừng. Năm 2021, Quỹ BVPTR tỉnh tiếp tục công tác phối hợp tuyên truyền, phổ biến, tập huấn về chính sách chi trả DVMTR; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý bảo vệ rừng. Phối hợp với hạt kiểm lâm các huyện, thị xã, thành phố, nâng cao công tác quản lý, bảo vệ rừng nhằm đạt hiệu quả cao hơn.

Có thể thấy, chính sách chi trả DVMTR đã mang lại "lợi ích kép" cho bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng và bên cung ứng rừng. Đồng thời cải thiện cuộc sống cho người dân, góp phần quan trọng vào công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.

Bài, ảnh: Hồng Cừ


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hồi ức 30 năm Agribank Hà Giang

BHG - Agribank Việt Nam được Hội đồng Bộ trưởng ban hành quyết định thành lập vào ngày 26.3.1988, với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Phát triển Nông thôn Việt Nam. Agribank Hà Tuyên chính thức được thành lập ngày 18.5.1988. Đến tháng 10.1991, Agribank chi nhánh Hà Tuyên tách ra thành Agribank chi nhánh Tuyên Quang và Hà Giang.

31/10/2021
Nhiều sản phẩm đặc trưng ở Bắc Mê chưa tìm được hướng đi

BHG - Chương trình OCOP được xem là "cánh cửa" mở đối với lĩnh vực nông nghiệp của huyện Bắc Mê. Tuy được đánh giá là huyện có tiềm năng, lợi thế trong phát triển kinh tế nông nghiệp, song cũng còn không ít những khó khăn, rào cản khi triển khai thực hiện chương trình này; cần có những giải pháp manh tính đột phá mới đạt được mục tiêu đề ra.

31/10/2021
Chi cục Thuế Vị Xuyên tích cực hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó

BHG - Thực hiện các chính sách thuế của Nhà nước đối với doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trên địa bàn, Chi cục Thuế Vị Xuyên đã, đang tích cực rà soát đối tượng thụ hưởng, hướng dẫn, tuyên truyền chính sách thuế đến từng hộ kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã... thể hiện rõ tinh thần đồng hành, cùng vượt qua khó khăn do đại dịch Covid - 19.

30/10/2021
Thủ lĩnh Đoàn gương mẫu, trách nhiệm

BHG - Không chỉ gương mẫu đi đầu trong phong trào thi đua phát triển kinh tế tại địa phương, anh Sùng Seo Chư, Bí thư Đoàn xã Lao Chải (Vị Xuyên) còn luôn nhiệt tình, trách nhiệm với nhiệm vụ được giao, trở thành tấm gương sáng để đoàn viên, thanh niên trong xã học tập, làm theo.

30/10/2021