Sức sống mới Đường Thượng

07:13, 28/09/2021

BHG - Những năm trước, Đường Thượng luôn nằm trong số những xã nghèo, điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn của huyện Yên Minh. Nhưng hôm nay, có thể cảm nhận rõ sức sống mới đang lan tỏa trong những thôn xóm và từng hộ dân nơi đây.

Người dân Đường Thượng phát triển chăn nuôi đại gia súc.
Người dân Đường Thượng phát triển chăn nuôi đại gia súc.

Xã Đường Thượng có 10 thôn, gần 900 hộ, trên 4.400 khẩu, 100% dân số là đồng bào dân tộc Mông, nhận thức của bà con còn hạn chế, điều kiện canh tác khó khăn. Diện tích gieo trồng cây hàng năm của xã hiện có trên 1.500 ha, nhưng chỉ có 10 ha lúa, trên 500 ha ngô, trên 400 ha đậu tương, 120 ha cây vụ Đông, còn lại là các loại cây trồng khác. Sản lượng lương thực hàng năm đạt gần 2.000 tấn, bình quân mỗi hộ có trên 2 tấn/năm, cơ bản đảm bảo lương thực cho người dân.

Bí thư Đảng ủy xã Đường Thượng, Hùng Minh Hải chia sẻ: Xác định lợi thế sẵn có về kinh nghiệm chăn nuôi gia súc của người dân, cấp ủy, chính quyền xã định hướng và tập trung chỉ đạo phát triển mạnh chăn nuôi bò, dê, lợn địa phương gắn với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các chương trình, dự án thí điểm do các đơn vị của tỉnh, huyện tài trợ. Đồng thời khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng có giá trị kinh tế cao, mở rộng quy mô, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững.

Hiện nay, xã Đường Thượng đang triển khai các mô hình nuôi lợn nái sinh sản luân chuyển và có thu hồi do Văn phòng Đoàn ĐBQH-HĐND tỉnh và huyện Yên Minh hỗ trợ cho trên 100 hộ. Tổng kinh phí gần 600 triệu đồng. Đàn lợn hỗ trợ đều phát triển, sinh sản tốt. Riêng 10 hộ do Văn phòng Đoàn ĐBQH-HĐND tỉnh hỗ trợ đã luân chuyển đợt 2, phát triển từ 10 con lên 90 con và đang tiếp tục chuẩn bị luân chuyển đợt 3. Cùng với đó, chương trình hỗ trợ lãi suất vay vốn nuôi bò sinh sản và đầu tư có thu hồi do huyện triển khai với tổng số bò đã hỗ trợ trong các năm 76 con. Đàn bò hiện được chăm sóc, phát triển tốt. Ngoài ra, nhiều gia đình được vay vốn hỗ trợ lãi suất phát triển chăn nuôi hàng hóa theo các chính sách của tỉnh trong giai đoạn 2016 – 2020 vẫn duy trì và phát triển tốt đàn bò, lợn, đem lại hiệu quả kinh tế. Tính đến tháng 7 năm nay, tổng đàn gia súc của xã có gần 5.100 con. Trong đó đàn bò 1.784 con, đạt 107,28% nghị quyết; đàn lợn 1.880 con, đạt trên 81% nghị quyết.

Ngoài chăn nuôi, người dân xã Đường Thượng đang đẩy mạnh thâm canh cây đậu tương. Sản phẩm khi thu hoạch được thương lái bao tiêu ngay tại chân ruộng, đảm bảo đầu ra ổn định, đem lại thu nhập khá cho người dân. Đến nay toàn xã có trên 400 ha đậu tương, năng suất đạt 15,4 tạ/ha, sản lượng bình quân hàng năm trên 600 tấn. Từ năm 2020 đến nay, một số hộ ở các thôn vùng thấp mạnh dạn chuyển đổi một phần đất sang trồng lạc cho thu nhập cao gấp 2- 3 lần so với trồng ngô. Hiện người dân đang sản xuất bình quân mỗi năm 10 ha, năng suất bình quân đạt gần 2 tấn/ha, giá trị thu hoạch đạt 30 triệu đồng/ha. 

Không chỉ sản xuất nông nghiệp, một số nghề truyền thống ở Đường Thượng như đan quẩy tấu, dệt lanh đang được người dân khôi phục và phát huy, vừa giữ gìn văn hóa vừa có thêm thu nhập. Tổ đan quẩy tấu tại thôn Xín Chải 3 những năm gần đây duy trì hơn 10 hộ tham gia. Thời gian nông nhàn, bình quân mỗi tuần các hộ đan được từ 5-10 cái đem bán ở chợ phiên của xã và một số xã lân cận với giá bán bình quân 80 – 100 nghìn đồng/cái. Mỗi tháng cũng có thêm thu nhập 1,5 – 2 triệu đồng. Anh Vàng Mí Sính, thôn Xín Chải 3 chia sẻ: Quẩy tấu gắn liền với đời sống, văn hóa người Mông nên nhà nào cũng phải có vài cái. Nhưng chúng chỉ sử dụng được vài năm là hỏng nên thay. Vì thế lúc rảnh rỗi các hộ trong tổ lại dành thời gian đan để giữ nghề và có thêm thu nhập.

Từ sự đổi mới trong công tác lãnh đạo và chuyển biến trong sản xuất, đời sống người dân Đường Thượng ngày một tốt hơn, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân trên 6% trong giai đoạn 2015 – 2020 xuống còn 49%; giá trị sản xuất nông nghiệp đạt gần 30 triệu đồng/ha/năm; thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 17 triệu đồng/người/năm vượt trên 120% mục tiêu đề ra; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm còn 1,5%; tỷ lệ hộ được sử dụng điện lưới quốc gia tăng lên trên 95%; xã đạt 9/19 tiêu chí NTM…

Bài, ảnh: Duy Tuấn


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Ngân hàng CSXH tỉnh kiểm tra sử dụng vốn vay cải tạo vườn tạp, hỗ trợ cây cam ở Vị Xuyên

BHG - Ngày 23.9, đoàn công tác của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã đi kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực hiện cải tạo vườn tạp và hỗ trợ cây cam Sành theo Nghị quyết 58 của HĐND tỉnh tại huyện Vị Xuyên.

24/09/2021
Đẩy mạnh phong trào thi đua phát triển kinh tế

BHG - Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững ở huyện Bắc Mê luôn được các cấp hội quan tâm, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong các phòng trào thi đua đã và đang đem lại hiệu quả tích cực và đi vào chiều sâu, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

24/09/2021
Không để cam "được mùa mất giá"

BHG - Niên vụ cam năm nay, tỉnh ta có sản lượng tương đối lớn. Trước tác động của dịch Covid-19, các ngành, địa phương đang tập trung giải pháp giúp người trồng cam tìm thị trường tiêu thụ, tránh tình trạng "được mùa mất giá". 

24/09/2021
Phát triển cây lê ở Đồng Văn

BHG - Những năm qua, huyện Đồng Văn luôn đẩy mạnh phát triển cây ăn quả phù hợp với thời tiết lạnh giá, chất đất của vùng cao như: Đào, mận. Đặc biệt, lê trở thành cây trồng chủ lực, giúp nâng cao đời sống, tạo công việc ổn định cho người dân.

23/09/2021