Thay đổi trên quê hương Phố Là

09:26, 05/08/2021

BHG - Từ một xã biên giới, khó khăn và lạc hậu, những năm qua, nhờ các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, đồng thời, cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong xã đã phát huy tối đa nội lực sẵn có, quyết tâm trong xây dựng Nông thôn mới (NTM). Nhờ đó, xã Phố Là (Đồng Văn) đã vươn lên trở thành điểm sáng trong phát triển KT-XH, từng bước góp phần xây dựng khu vực biên giới vững mạnh. 

Trồng Tam giác mạch mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ dân.   Ảnh: TƯ LIỆU
Trồng Tam giác mạch mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ dân. Ảnh: TƯ LIỆU

Những ngày này, chúng tôi trở lại Phố Là, đây cũng là thời điểm dịch bệnh Covid – 19 diễn biến phức tạp trên cả nước. Là xã có đường biên giới, nhiều đường mòn, lối mở tiếp giáp với Trung Quốc, bởi vậy, công tác đảm bảo phòng, chống dịch được cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong xã thực hiện quyết liệt. Cùng với đó, nhiệm vụ phát triển kinh tế được triển khai đồng bộ, nhân dân các dân tộc trên địa bàn hăng say lao động, sản xuất, đảm bảo thực hiện “nhiệm vụ kép”, vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế. Những con đường bê tông nối dài, từng nếp nhà kiên cố; trên đồng, những ruộng hoa Tam giác mạch tím hồng, nương ngô xanh mướt… đã tái hiện được phần nào đời sống của bà con nơi đây: Sung túc, no ấm và đủ đầy. “Từ khi triển khai thực hiện xây dựng NTM, người dân đã ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình nên luôn đồng hành cùng cấp ủy, chính quyền xã. Tuy còn nhiều vất vả, khó khăn, nhưng cuộc sống đã khởi sắc hơn rất nhiều.” Bí thư Đảng ủy xã Giàng Mí Say chia sẻ.

Hiện, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm hàng năm trên 7%. 6 tháng đầu năm 2021, nhân dân trong xã thực hiện gieo trồng trên 200 ha cây ngô, 42 ha lúa, trên 11 ha cây Tam giác mạch… Bên cạnh đó, xã chỉ đạo bà con mở rộng phát triển thêm các loại cây trồng mang lại năng suất, thu nhập cao như: Khoai tây, rau chuyên canh, dược liệu; chăm sóc tốt trên 18 ha cây Thảo quả đã cho thu hoạch. Tổng đàn gia súc của xã hiện có trên 2.500 con, chủ yếu là dê, bò, lợn, gà; những gia trại có quy mô lớn, mang lại thu nhập trên 300 triệu đồng/năm. Đặc biệt, thực hiện Chương trình cải tạo vườn tạp, xã thực hiện được 21 vườn/21 thôn, với tổng diện tích trên 7,5 ha đã lan tỏa phong trào thi đua lao động sản xuất, đưa vườn tạp trở thành vườn màu mỡ, có thu nhập cao.

Để đạt được những kết quả đó, cấp ủy, chính quyền xã Phố Là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân cùng tham gia xây dựng NTM với nhiều hình thức phong phú, đa dạng như: Lồng ghép qua các buổi họp thôn, hệ thống loa phát thanh, qua đó làm thay đổi nhận thức của người dân về ý nghĩa, mục đích của chương trình. Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện một cách chi tiết từng năm, từng giai đoạn với chủ trương “việc dễ làm trước, khó làm sau”, huy động tối đa nguồn lực hỗ trợ, nội lực trong dân. Với tinh thần công khai, dân chủ, minh bạch, “dân biết, dân bàn”, đến nay, Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn xã được nhân dân tích cực hưởng ứng. Phong trào thi đua xây dựng NTM gắn thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang cũng được triển khai rộng khắp. Trong năm, xã triển khai tới các hộ dân, đăng ký xây dựng trên 100 nhà tiêu, 100 nhà tắm hợp vệ sinh tại mỗi thôn; bể nước và chuồng trại được xây kiên cố; thực hiện được trên 3 km đường bê tông trục thôn, đường vào nhóm hộ. Qua đánh giá, đến nay, xã đạt 12/19 tiêu chí xây dựng NTM, phấn đấu hết năm 2021 đạt 15 tiêu chí.

Bí thư Đảng ủy xã Phố Là Giàng Mí Say, cho biết thêm: Với đa số người dân là đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là người Hoa, và Mông. Những năm qua, nhờ có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đặc biệt, từ khi thực hiện Chương trình xây dựng NTM, bà con trên địa bàn được dạy nghề, tiếp cận các nguồn vốn phát triển kinh tế, tiếp cận khoa học, kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp. Nhờ đó, đời sống, thu nhập nâng lên rõ rệt. Thời gian tới, xã tiếp tục tận dụng tốt, hiệu quả các nguồn hỗ trợ, vận động nhân dân cùng chung sức để thực hiện tốt các tiêu chí chưa đạt. Quyết tâm lớn nhất của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã trong xây dựng NTM là mang lại cuộc sống đủ đầy cả về vật chất, tinh thần cho người dân vùng biên còn nhiều khó khăn này.

My Ly


Cùng chuyên mục

Agribank triển khai các chương trình cho vay ưu đãi

BHG - Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về định hướng phát triển kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, kinh doanh và đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư. Dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hà Giang và của Agribank, Agribank Hà Giang đã thực hiện việc cung ứng vốn cho nền kinh tế của tỉnh thông qua hoạt động cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, cá nhân để sản xuất, kinh doanh.

31/07/2021
Hiệu quả kinh tế vườn hộ ở thị trấn Việt Lâm

BHG - Trên địa bàn huyện Vị Xuyên, người dân thị trấn Việt Lâm được đánh giá có nhiều kinh nghiệm trong phát triển kinh tế vườn hộ nhất. Từ hàng chục năm nay, hàng trăm hộ dân nơi đây tập trung phát triển trồng trọt, chăn nuôi trên mảnh vườn của mình cho hiệu quả kinh tế cao, ổn định.

 

31/07/2021
Bảo đảm cung ứng hàng hóa, giá cả ổn định trong mùa dịch

BHG - Trước tình hình dịch bệnh Covid – 19 diễn biến ngày càng phức tạp, các sở, ngành, đơn vị, địa phương trong tỉnh đã chủ động phương án chuẩn bị nguồn hàng, đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Ngành Công thương tăng cường theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường, thực hiện biện pháp bình ổn thị trường hàng hóa, giá cả; triển khai hoạt động xúc tiến thương mại nội địa, chương trình kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau dịch bệnh… nhằm bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến khó lường.

31/07/2021
Cùng người dân Hoàng Su Phì làm giàu

BHG - Những năm qua, Agribank chi nhánh Hoàng Su Phì luôn chú trọng mở rộng đối tượng cho vay, cải cách thủ tục hành chính, triển khai các gói tín dụng phù hợp, nhờ đó ngày càng có nhiều khách hàng được tiếp cận vốn vay, trở thành địa chỉ tin cậy đồng hành cùng nông dân đầu tư, mở rộng sản xuất, nâng cao thu nhập, từng bước vươn lên làm giàu.

31/07/2021