"Chìa khóa" để Kim Ngọc bứt phá vươn lên

09:45, 03/06/2021

BHG - Về đích Nông thôn mới vào cuối năm 2019, xã Kim Ngọc (Bắc Quang) xác định: Từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho mọi người dân là đích đến phải thực hiện cho được vào năm 2025. Để đạt được mục tiêu, Kim Ngọc đã chọn hoàn thiện công tác xây dựng hạ tầng kết nối thông suốt về các thôn làm bước đột phá mang tính chiến lược.

Cầu Khia Chỉ được xây dựng bằng vốn xã hội hoá trị giá trên 175 triệu đồng kết nối đường vào thôn Nậm Vạc (Kim Ngọc). (Ảnh chụp trước ngày 25.4.2021)
Cầu Khia Chỉ được xây dựng bằng vốn xã hội hoá trị giá trên 175 triệu đồng kết nối đường vào thôn Nậm Vạc (Kim Ngọc). (Ảnh chụp trước ngày 25.4.2021)

Đầu năm nay, Kim Ngọc đã huy động sức dân tập trung mở rộng nền, mặt đường từ đầu cầu treo trung tâm về thôn Nậm Vạc có chiều dài gần 500 m, rộng 5 m chạy dọc khu dân cư. Huy động nguồn xã hội hoá xây dựng và hoàn thiện đưa vào sử dụng cầu cứng bắc qua Suối Khia Chỉ vào thôn Nậm Vạc. Nguồn tài chính huy động xã hội cộng dồn với sức dân đóng góp làm cầu đã lên tới vài trăm triệu đồng. Bí thư Đảng uỷ xã Kim Ngọc, Nguyễn Doãn Thiện cho biết: Trong lúc nguồn ngân sách Nhà nước khó khăn buộc Kim Ngọc phải tìm đến nguồn lực từ phía nhân dân. Dân bàn, dân đóng góp, dân thực hiện và người dân thụ hưởng là gốc của mọi nguồn lực đã, đang có trong dân. Cây cầu qua suối Khia Chỉ đã giúp giải thoát sự bế tắc đầu ra cho toàn bộ nguồn nông - lâm, thủy sản, không còn sự ép giá bán mỗi kỳ thu hoạch. Ông Lê Văn Bẩy, người có trang trại trong Nậm Vạc vui vẻ: Gia đình tôi đã thu hoạch khoảng 1 tấn cá, vài ngàn con gà bán được giá nhờ có cây cầu. Tới đây, gia đình sẽ thu hoạch chục ha rừng keo để chuyển đổi trồng quế và tiếp tục đầu tư mở rộng chăn nuôi. Có cầu, có đường thông xe đã không còn lo cước phí vận chuyển tăng cao, khó bán như những năm trước kia. Đến nay, Nậm Vạc đã trồng mới hàng chục ha quế. Cây quế lên đồi còn có các gia trại chăn nuôi dê, lợn, trâu cũng được người dân quan tâm đầu tư phát triển. Trong niềm phấn khởi đó có các cụ già trong làng, đám trẻ đi học, về nhà đều dễ dàng mỗi lần qua suối không còn lo nước lũ, lo chậm giờ vào lớp và lo vấp ngã khi mùa mưa về. Mới đây nhất, Kim Ngọc đã dành thêm một phần kinh phí trị giá trên 230 triệu đồng được huy động từ xã hội hoá để xây dựng điểm trường thôn Quý Quân gồm 2 phòng học, 1 phòng bếp ăn và 1 khu vệ sinh cho con em trong thôn. Mục tiêu, từng bước hoàn thiện xây dựng hạ tầng cơ sở gồm: Điện về 100% các khu dân cư; đường giao thông thông suốt vào các thôn và kiên cố hoá toàn bộ các lớp học, điểm trường học... Kết quả huy động xã hội hoá xây dựng hạ tầng trong những tháng đầu năm để làm cầu dân sinh, mở đường vào thôn, xây dựng trường học đã đạt ngoài mong đợi. Kim Ngọc phấn đấu, từng bước thực hiện xã hội hoá để hoàn thiện xây dựng hạ tầng trong năm 2021 để tạo đà thúc đẩy chuyển đổi sản xuất hàng hoá.

Người dân thôn Nậm Vạc, xã Kim Ngọc vận chuyển cây quế giống lên đồi trồng.
Người dân thôn Nậm Vạc, xã Kim Ngọc vận chuyển cây quế giống lên đồi trồng.

Trong phát triển kinh tế: Kim Ngọc đang, đã rà soát lại toàn bộ diện tích rừng trồng keo hiện có để chuyển đổi sang rừng trồng quế theo hướng sản xuất hàng hoá, chuỗi giá trị. Kèm theo đó, Kim Ngọc còn đẩy mạnh phong trào chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng kết hợp với cải tạo vườn tạp tạo sinh kế bền vững cho người dân. Tính từ đầu năm đến nay, nhân dân xã Kim Ngọc đã thu hoạch và chuyển đổi trên 45 ha rừng keo để chuyển sang trồng quế. Chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2025, Kim Ngọc sẽ trồng khoảng 1.750 ha quế, tạo thành vùng nguyên liệu chế biến khép kín theo chuỗi từ trồng đến khai thác, chế biến, xuất khẩu. Trong đó, xây dựng Kim Ngọc có những Làng nghề chưng cất tinh dầu, nghề chế tác thủ công mỹ nghệ, làm hương trầm từ quế. Kèm theo, đào tạo nghề, tạo việc làm tại chỗ cho người lao động. 

Gia đình ông Hoàng Văn Khánh, thôn Mâng chăn nuôi trâu. (Ảnh chụp trước ngày 25.4.2021)
Gia đình ông Hoàng Văn Khánh, thôn Mâng chăn nuôi trâu. (Ảnh chụp trước ngày 25.4.2021)

Đối với phát triển chăn nuôi, tập trung xây dựng trang trại, gia trại nuôi gia súc lớn và nuôi cá đã mang lại thu nhập chính cho nhiều gia đình. Tiêu biểu có gia đình anh Hoàng Văn Khánh, thôn Mâng nuôi 25 con trâu cùng với trên 4.000 m2 ao thả cá và hàng ngàn con gà, vịt; anh Nguyễn Văn Mạnh, thôn Mận Mái cải tạo rừng, vườn tạp chuyển trồng cỏ nuôi 25 con bò vỗ béo đến nuôi sinh sản; anh Đinh Văn Minh, thôn Quý Quân cải tạo vườn, đồi tạp nuôi dê, cá... 

Thật vui khi nhận thấy, chỉ trong thời gian ngắn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Kim Ngọc đã tìm và chọn cho mình một hướng đi, cách làm mới phù hợp, đây sẽ là “chìa khoá” để Kim Ngọc bứt phá vươn lên trong những năm tới.

Bài, ảnh: Nguyễn Hùng


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Trồng na Thái gắn với cải tạo vườn tạp

BHG - Thực hiện chương trình cải tạo vườn tạp, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đang triển khai dự án trồng na Thái có giá trị kinh tế cao gắn với cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ với quy mô 6 ha tại thành phố Hà Giang và huyện Quang Bình gắn với quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung, mở ra cơ hội nâng cao thu nhập cho người dân.

 

31/05/2021
Phố Lồ Phìn xây dựng khu dân cư kiểu mẫu

BHG - Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong xây dựng Nông thôn mới (XDNTM), Đảng bộ xã Cán Tỷ (Quản Bạ) đã tập trung lãnh, chỉ đạo nhân dân thực hiện nhiều tiêu chí trong NTM, nhất là xây dựng khu dân cư kiểu mẫu ở xóm Phố Lồ Phìn, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

31/05/2021
Cây lá Khôi tía ở thôn Tân Tiến

BHG - Chúng tôi cùng Bí thư Đảng bộ xã Việt Vinh (Bắc Quang), Hoàng Văn Hùng vào thôn Tân Tiến để thấy người dân trong làng trồng cây Khôi tía.

30/05/2021
Túng Sán - vùng chè Shan cổ dưới đỉnh cao 2.428 m

BHG - Nằm bên sườn dãy núi Tây Côn Lĩnh cao 2.428 m, xã Túng Sán (Hoàng Su Phì), nơi có nhiều lợi thế về phát triển cây chè Shan tuyết. Với độ cao và thổ nhưỡng đặc biệt, vùng chè cổ Túng Sán có nội chất tốt và giá trị thương phẩm khá cao so với các vùng chè khác. Đồng bào người dân tộc Cờ Lao, Dao, Hoa là chủ nhân của vùng nguyên liệu chè đặc biệt này. Với kinh nghiệm sản xuất chè cổ truyền, cùng với sự hỗ trợ của các ngành, các cấp, trong đó có sự hỗ trợ từ nguồn khuyến công của tỉnh và Trung ương, đã đưa danh tiếng vùng chè Túng Sán đến với nhiều người sành chè khắp cả nước.

30/05/2021