Hà Giang

Giúp nông dân Bắc Mê chuyển đổi cây trồng, vật nuôi hiệu quả

14:27, 28/04/2021

BHG - Từ nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp - PTNT (Agribank) Chi nhánh huyện Bắc Mê đã giúp cho nhiều nông dân có điều kiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Qua đó, Agribank đã trở thành chỗ dựa tin cậy và là “người bạn đồng hành” cùng nông dân trong giảm nghèo, làm giàu chính đáng.

Ông Lê Hoài Xuân, thôn Bản Bó, xã Yên Định phát triển chăn nuôi từ nguồn vốn vay 209.
Ông Lê Hoài Xuân, thôn Bản Bó, xã Yên Định phát triển chăn nuôi từ nguồn vốn vay 209.

Thời gian qua, cùng với cả hệ thống, Agribank Bắc Mê luôn bám sát địa bàn hoạt động, định hướng phát triển KT - XH hàng năm của địa phương để triển khai các gói tín dụng phù hợp; đầu tư tín dụng cho vay các dự án phát triển kinh tế nông nghiệp, chăn nuôi gia trại, các mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả cao. Tính đến hết 31.3.2021, tổng dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt 290,129 tỷ đồng; chiếm 100% tổng dư nợ. Số hộ cho vay theo Nghị quyết 209 là 1.635 hộ; tổng số tiền đăng ký vay vốn là 165,211 tỷ đồng.

Đến thăm mô hình chăn nuôi hộ Vương Văn Việt, cán bộ xã Yên Định, là một trong những hộ vay vốn của Agribank chi nhánh Bắc Mê. Theo anh Việt, những năm qua, nông dân trên địa bàn xã chủ yếu trồng lúa, ngô, cọ… hiệu quả kinh tế không cao. UBND xã Yên Định đã khuyến khích bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm. Anh Việt cho biết thêm: Tôi tận dụng những khoảng đất trống của gia đình để trồng rừng và làm chuồng trại chăn nuôi trâu, bò, gà. Với tổng diện tích hơn 6 ha trồng cây keo và hơn 1 ha xây chuồng trại nuôi gà, trâu, bò; chi phí đầu tư ban đầu khoảng 300 triệu đồng. Đây là số tiền không nhỏ đối với nhà nông, nhưng nhờ sự trợ lực về nguồn vốn từ Agribank chi nhánh huyện Bắc Mê nên tôi mạnh dạn đầu tư và đã mang lại “quả ngọt”. Với số tiền vay ban đầu, sau 2 năm gây dựng, đến nay tôi đã trả được trên 50 triệu đồng.

Bằng nguồn vốn vay Agribank, anh Vương Văn Việt, xã Yên Định đầu tư nuôi gà thương phẩm.
Bằng nguồn vốn vay Agribank, anh Vương Văn Việt, xã Yên Định đầu tư nuôi gà thương phẩm.

Không chỉ riêng gia đình anh Việt, nhiều hộ dân đã vay vốn của Agribank chi nhánh Bắc Mê đều phấn khởi vì có nguồn vốn hỗ trợ để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế. Ông Lê Hoài Xuân, thôn Bản Bó, xã Yên Định cho biết: “Khi thực hiện mô hình vào năm 2015, gia đình tôi được Agribank chi nhánh huyện Bắc Mê cho vay 400 triệu đồng theo Nghị quyết 209. Có vốn trong tay, tôi tiến hành trồng trên 10 ha rừng mỡ, đào ao thả cá, xây chuồng trại nuôi hơn 20 con bò và lợn đen, gà, vịt...”. Đến nay, ông đã thành công trong việc gây dựng mô hình, tổng thu nhập đạt trên 200 triệu đồng/năm.

Có thể thấy, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Bắc Mê thông qua nguồn vốn vay của Agribank bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Để hỗ trợ nông dân có điều kiện trong sản xuất, kinh doanh, những năm qua, Agribank chi nhánh Bắc Mê đã cung cấp nguồn vốn cho bà con nông dân với tổng dư nợ gần 300 tỷ đồng. Sự hỗ trợ trên từ phía Agribank đã giúp bà con có vốn sản xuất, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông Lê Xuân Thủy, Trưởng phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Bắc Mê cho biết: “Trong quá trình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, bà con nhận được sự hỗ trợ tích cực về vốn từ phía Agribank. Với sự đồng hành từ ngân hàng đã góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từng bước đưa sản phẩm nông nghiệp của huyện nhà thành sản phẩm hàng hóa có giá trị cao”.

Với những kết quả đạt được, Agribank chi nhánh huyện Bắc Mê đã tiếp tục khẳng định vai trò “người bạn đồng hành” không thể thiếu của bà con nông dân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thời gian tới, Agribank chi nhánh huyện Bắc Mê sẽ đẩy mạnh các giải pháp huy động nhằm tăng trưởng nguồn vốn, củng cố và nâng cao thị phần, tập trung ưu tiên vốn cho vay nông nghiệp, nông thôn và nông dân, nhằm bảo đảm tất cả khách hàng đủ điều kiện vay và có nhu cầu vay đều được đáp ứng đầy đủ, kịp thời về vốn.

Bài, ảnh: Văn Quân


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Kim Linh cải tạo vườn tạp dựa trên thế mạnh địa phương

BHG - Thực hiện Chương trình cải tạo vườn tạp theo Nghị quyết số 05 của BCH Đảng bộ tỉnh, nhiều địa phương trong tỉnh đã có những cách làm hay, sáng tạo để cụ thể hóa nội dung của nghị quyết. Điển hình tại xã Kim Linh (Vị Xuyên), phong trào cải tạo vườn tạp dựa trên thế mạnh của vùng, xác định được những cây, con chủ lực để tạo thu nhập cho người dân.

27/04/2021
Kinh tế phục hồi tăng trưởng

BHG - Bước vào năm 2021, bên cạnh những thời cơ, vận hội mới, tỉnh ta tiếp tục gặp khó khăn trong phát triển kinh tế khi ghi nhiễm ca bệnh dương tính với dịch Covid - 19 tại Xín Mần. Tuy nhiên, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân trong thực hiện "mục tiêu kép", tỉnh đã kiểm soát được dịch bệnh, đảm bảo an toàn sức khỏe cho nhân dân và phục hồi nền kinh tế với nhiều chỉ tiêu tăng trưởng khá.

27/04/2021
Tụ Nhân nhân rộng mô hình kinh tế

BHG - Những năm gần đây, xã Tụ Nhân (Hoàng Su Phì) đã và đang tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng và nhân rộng những mô hình sản xuất mới theo hướng chú trọng năng suất và hiệu quả. Từ đó, giúp người dân tăng thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững và xây dựng NTM.

27/04/2021
HTX Hải Khang giữ vững thương hiệu sản phẩm OCOP

BHG - Thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), những năm gần đây, huyện Bắc Quang đã hình thành và phát triển các sản phẩm đặc trưng, từng bước chiếm lĩnh thị trường, đáp ứng kịp thời nhu cầu người tiêu dùng khó tính trong nước và khu vực. HTX Hải Khang, thị trấn Việt Quang là một trong những điển hình, đi đầu lĩnh vực phân phối các loại nông sản sạch theo mô hình khép kín, an toàn vệ sinh thực phẩm.

27/04/2021