Cử nhân ngành Xây dựng làm giàu từ gia trại

08:18, 28/03/2021

BHG - Từ bỏ công việc đúng chuyên ngành đào tạo với thu nhập bao người mơ ước, Phạm Duy Vận (sinh năm 1987) trở về quê hương Minh Thành, xã Việt Vinh (Bắc Quang) lập nghiệp. Hành trang khi ấy của anh là “Nghị quyết 209” và “cẩm nang” trong Tám lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người lên thăm Hà Giang (tháng 3.1961): “Đồng bào phải phát triển chăn nuôi trâu, bò, lợn... là nguồn lợi lớn lại là nguồn phân bón ruộng nương”. Giờ đây, gia trại của anh đã trở thành mô hình kinh tế điển hình ở cơ sở… 

Một góc gia trại nuôi bò nhốt của anh Phạm Duy Vận (người cuối hàng).
Một góc gia trại nuôi bò nhốt của anh Phạm Duy Vận (người cuối hàng).

Tọa lạc giữa mênh mông đồi đất, cách xa khu dân cư gần 2 cây số; gia trại nuôi bò nhốt với quy mô hơn 30 con của Vận được đầu tư xây dựng khá ấn tượng. Ngoài quy hoạch 1 khu đất trống để nuôi bò giống, làm sân vận động, tắm nắng thì toàn bộ chuồng nuôi được thiết kế bằng khung sắt với 20 vách ngăn, tương ứng 1 ô/con bò. Chuồng nuôi lợp mái tôn xốp chống nóng, nền chuồng và máng ăn phủ toàn bộ gạch men, dễ dàng vệ sinh sạch sẽ. Đặc biệt hơn, để bảo vệ sản nghiệp, Vận đầu tư lắp đặt 3 cột thu lôi chống sét nhằm hạn chế tối đa rủi ro do sét; đầu tư máy băm cỏ để tiết kiệm thời gian, công sức, giảm nhân công trong khâu chuẩn bị thức ăn cho vật nuôi. Cỏ chăn nuôi được trồng trên đồi cao; dựa vào địa hình, anh đầu tư 2 ròng rọc với tổng chiều dài gần 500 m, gồm 8 móc treo để vận chuyển cỏ từ nơi trồng về khu chăn nuôi thuận tiện hơn. Ngoài ra, đầu tư thêm khu chứa thức ăn thô, tinh; hệ thống xử lý nước thải, hầm biogas đảm bảo vệ sinh môi trường…

Chia sẻ về câu chuyện “nhất định phải làm nông dân” của mình, Vận cho biết: Năm 2014, anh tốt nghiệp Trường Cao đẳng xây dựng Nam Định, chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng. Vừa ra trường, anh đã có việc làm ổn định, đúng chuyên ngành tại một doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì, với mức lương khởi điểm 6 triệu đồng/tháng và sau tăng lên 15 triệu đồng/tháng. Trong thời gian công tác tại đây, chứng kiến cách làm giàu từ chăn nuôi bò của người dân bản địa đã thu hút anh vô cùng. Có lần, qua trò chuyện với một gia đình sở hữu đàn bò 27 con, Vận được biết đến Nghị quyết 209 (sau là Nghị quyết 86 và 29) ngày 10.12.2015 của HĐND tỉnh về khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Từ đây, có “điểm tựa” về nguồn vốn, năm 2017, Vận quyết định về quê khởi nghiệp. “Ban đầu tôi nghĩ, khi gia trại hoạt động ổn định sẽ thuê nhân công quản lý còn mình tiếp tục làm chuyên môn. Nhưng càng làm càng say nên tôi quyết định… làm nông dân luôn”, anh Vận vui vẻ kể.

Với vốn vay 100 triệu đồng từ Nghị quyết 209, cùng tiền lích lũy và vay mượn thêm người thân, anh Vận đầu tư mua 32 con bò giống địa phương với giá gần 400 triệu đồng để khởi nghiệp. Sau gần 2 năm chăm sóc, bò thịt và bò giống được xuất bán với giá từ 8 – 33 triệu đồng/con. Tiếp đó, từ các mối quan hệ của mình, anh vào Nghệ An mua giống bò lai BBB (Belanc Bleu Belge) hướng thịt để nâng cao hiệu quả kinh tế.

Với kiến thức tự học trên mạng, học kinh nghiệm thực tế từ các hộ chăn nuôi bò thành công trong và ngoài tỉnh, hiện nay, lứa bò thứ 2 gần 30 con của anh sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh. Để đảm bảo thức ăn cho vật nuôi, ngoài nguồn cỏ, chuối rừng, anh Vận còn trồng 2 ha cỏ Voi xanh Đài Loan, Thái Lan và thuê 4 ha đất để trồng sắn. Trong mỗi bữa ăn của bò, anh Vận luôn điều chỉnh để đảm bảo hài hòa giữa thức ăn tinh, thô; đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi. Hiện nay, gia trại của anh tạo việc làm thường xuyên cho 2 lao động và 4 – 5 lao động thời vụ.

Bí thư Đảng ủy xã Việt Vinh, Hoàng Quang Hùng dành lời ngợi khen: Thành công bước đầu trong chăn nuôi của Vận đã chứng minh sự ham học hỏi, mạnh dạn đổi mới để làm giàu trên quê hương. Và trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế của địa phương, đưa chăn nuôi đại gia súc thành hàng hóa. Đây cũng là cơ sở để cấp ủy, chính quyền xã phát triển thành mô hình mẫu nhân rộng trên địa bàn.

Bài, ảnh: THU PHƯƠNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

"Kim chỉ nam" cho nông nghiệp phát triển

BHG - Là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, sản xuất nông nghiệp là một trong những trụ cột của nền kinh tế, vì vậy những lời căn dặn của Bác về tăng gia sản xuất, phát triển chăn nuôi, cải tiến nông cụ, trồng rừng, phát triển cây ăn quả, dược liệu… như "Kim chỉ nam" cho nông nghiệp tỉnh nhà bứt phá trên chặng đường phát triển.

 

 

28/03/2021
Agribank Hà Giang 30 năm hình thành và phát triển

BHG - Tiền thân là Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Hà Tuyên, năm 1991, sau khi tách tỉnh Hà Tuyên thành 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, Ngân hàng Nông nghiệp Hà Tuyên được tách thành Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Tuyên Quang và Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Hà Giang. Từ đó Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT tỉnh Hà Giang hoạt động độc lập, nỗ lực vượt qua khó khăn...

28/03/2021
Tiền đề cho nhiệm kỳ thành công ở Đảng bộ huyện Đồng Văn

BHG - Năm 2020, huyện Đồng Văn đã đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là đại dịch Covid -19 với sự xuất hiện của ca bệnh 268 tại xã Phố Là đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế, trật tự an toàn xã hội, đời sống của nhân dân các dân tộc trên địa bàn. Tuy nhiên, với sự đồng lòng, đặc biệt là nhờ có "dân tin Đảng, Đảng hiểu dân", năm 2021 được dự báo là một năm phát triển mạnh mẽ, toàn diện, là tiền đề, đặt nền móng cho một nhiệm kỳ thành công rực rỡ của huyện vùng cao còn nhiều gian khó này.

28/03/2021
Phát huy vai trò Ban Thanh tra nhân dân, giám sát đầu tư cộng đồng

BHG - Nhằm mở rộng hành lang pháp lý, phát huy dân chủ ở cơ sở, những năm qua, Ban Thanh tra nhân dân, giám sát đầu tư cộng đồng (TTND, GSĐTCĐ) đã trở thành cánh tay đắc lực cùng chính quyền, cơ quan chức năng trong việc phát hiện, ngăn chặn nhiều sai phạm. Đặc biệt, tại thành phố Hà Giang, Ban TTND, GSĐTCĐ đã phát huy tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc xây dựng thành phố văn minh, phát triển.

 

 

27/03/2021