Hà Giang

Agribank Hà Giang 30 năm hình thành và phát triển

08:10, 28/03/2021

BHG - Tiền thân là Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Hà Tuyên, năm 1991, sau khi tách tỉnh Hà Tuyên thành 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, Ngân hàng Nông nghiệp Hà Tuyên được tách thành Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Tuyên Quang và Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Hà Giang. Từ đó Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT tỉnh Hà Giang hoạt động độc lập, nỗ lực vượt qua khó khăn, từng bước vươn lên và phát triển thịnh vượng. Đặc biệt, Ngân hàng NN&PTNT tỉnh luôn là nguồn vốn tín dụng quan trọng hỗ trợ cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Lãnh đạo Agribank Hà Giang và Bệnh viện Đa khoa tỉnh ký kết hợp tác thúc đẩy phát triển các dịch vụ ngân hàng. Ảnh: Tl
Lãnh đạo Agribank Hà Giang và Bệnh viện Đa khoa tỉnh ký kết hợp tác thúc đẩy phát triển các dịch vụ ngân hàng. Ảnh: Tl

Nhớ lại những ngày đầu thành lập, trong điều kiện tỉnh Hà Giang thuộc diện nghèo nhất cả nước, có điểm xuất phát thấp cả về kết cầu hạ tầng, kinh tế, trình độ dân trí. Nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp theo hướng tự cung, tự cấp, sản xuất công nghiệp và thương mại – dịch vụ còn non yếu; giao thông đi lại khó khăn. Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT tỉnh được thành lập với muôn vàn khó khăn về cơ sở vật chất, con người cũng như trang thiết bị phục vụ. Năm 1991, Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT tỉnh chỉ có 15 điểm giao dịch; 1 hội sở; 9 chi nhánh cấp 2; 5 phòng giao dịch; vốn huy động quản lý chỉ có hơn 10 tỷ đồng; tổng dư nợ trên 5,4 tỷ đồng. Tổ Đảng Ngân hàng NN&PTNT tỉnh có 13 đảng viên và phải sinh hoạt ghép cùng với Đảng bộ Ngân hàng.

Trong bối cảnh khó khăn chung như vậy, nhưng với sự cố gắng, nỗ lực vượt qua khó khăn của thế hệ các cán bộ, công nhân viên, người lao động Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT Hà Giang, sau 30 năm hình thành và phát triển, đến nay nguồn vốn huy động nội tệ và ngoại tệ đạt 5.109 tỷ đồng, dư nợ đạt 6.196 tỷ. Tổng số lao động tính đến 31.12.2020 là 300 lao động; có 19 điểm giao dịch, trong đó có 11 chi nhánh loại 2 và 7 phòng giao dịch và Hội sở. Đảng bộ Ngân hàng NN&PTNT tỉnh hiện có 11 tổ chức cơ sở đảng; tổng số đảng viên 203.

Hiện nay, số khách hàng của toàn hệ thống là trên 112.328. Tổng nguồn vốn Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT Hà Giang chiếm 37,3% tổng nguồn vốn trên địa bàn. Các sản phẩm dịch vụ mới ngày càng phát triển và mang lại lợi ích cho khách hàng. Số tài khoản hiện có toàn tỉnh là trên 117.146; có 25 máy ATM, 1 máy rút, gửi tiền tự động CDM. Các dịch vụ Mobile Banking, E-mobile banking, trả lương qua thẻ cho các đơn vị, thu hộ tiền điện, nước… ngày càng phát triển, đa dạng, phong phú.

Là ngân hàng thương mại lớn trên địa bàn tỉnh, Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT Hà Giang không chỉ kinh doanh hiệu quả, góp phần đảm bảo nguồn vốn cho phát triển kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn mà còn là “cầu nối” của nhiều công trình an sinh xã hội được xây dựng trên địa bàn tỉnh, như chương trình xây dựng nhà ở cho người có công, CCB nghèo, hộ nghèo giai đoạn 1 được Agribank Việt Nam hỗ trợ 38 tỷ đồng; chương trình xây trường đa năng Lùng Tám, trường Tiểu học Sủng Là 10 tỷ. Bên cạnh đó, hàng năm Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT Hà Giang còn thực hiện nhiều hoạt động an sinh xã hội như: Hỗ trợ học bổng cho học sinh nghèo học giỏi; hỗ trợ trang thiết bị giáo dục, y tế; thăm hỏi, tặng quà, trợ cấp cho các gia đình thương binh, liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng …

Kết quả hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT Hà Giang phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, là sự cố gắng nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn chi nhánh. Sự đầu tư có hiệu quả của Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT Hà Giang ở 100% các xã, thôn, bản trên địa bàn tỉnh đã thể hiện vai trò đắc lực của một ngành kinh tế mũi nhọn trong việc thực hiện các chương trình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, góp phần đưa sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn lên một bước mới, từng bước làm thay đổi rõ rệt bộ mặt kinh tế, xã hội ở địa phương.

Mỗi mùa Xuân qua đi, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang lại tự hào với những thành quả đạt được của mình. 30 năm đổi mới và phát triển trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, đặc biệt là trên lĩnh vực phát triển nông nghiệp và nông thôn của người nông dân Hà Giang không thể không nhắc đến sự đóng góp tích cực, hiệu quả của hệ thống tín dụng trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Trong đó có hệ thống Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT Hà Giang – người bạn đồng hành của người nông dân.

Lê Lâm


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tiền đề cho nhiệm kỳ thành công ở Đảng bộ huyện Đồng Văn

BHG - Năm 2020, huyện Đồng Văn đã đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là đại dịch Covid -19 với sự xuất hiện của ca bệnh 268 tại xã Phố Là đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế, trật tự an toàn xã hội, đời sống của nhân dân các dân tộc trên địa bàn. Tuy nhiên, với sự đồng lòng, đặc biệt là nhờ có "dân tin Đảng, Đảng hiểu dân", năm 2021 được dự báo là một năm phát triển mạnh mẽ, toàn diện, là tiền đề, đặt nền móng cho một nhiệm kỳ thành công rực rỡ của huyện vùng cao còn nhiều gian khó này.

28/03/2021
Phát huy vai trò Ban Thanh tra nhân dân, giám sát đầu tư cộng đồng

BHG - Nhằm mở rộng hành lang pháp lý, phát huy dân chủ ở cơ sở, những năm qua, Ban Thanh tra nhân dân, giám sát đầu tư cộng đồng (TTND, GSĐTCĐ) đã trở thành cánh tay đắc lực cùng chính quyền, cơ quan chức năng trong việc phát hiện, ngăn chặn nhiều sai phạm. Đặc biệt, tại thành phố Hà Giang, Ban TTND, GSĐTCĐ đã phát huy tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc xây dựng thành phố văn minh, phát triển.

 

 

27/03/2021
Thay đổi tư duy sản xuất của người dân miền đá

BHG - Mèo Vạc có đặc thù địa hình chia cắt, khí hậu khắc nghiệt; tập quán canh tác truyền thống ăn sâu vào nếp nghĩ của đồng bào. Giải quyết tình trạng đó, địa phương tập trung triển khai Chương trình Cải tạo vườn tạp theo hướng thay đổi tư duy sản xuất của người nông dân, tạo sinh kế giúp các hộ vươn lên thoát nghèo.

27/03/2021
Đầu ra cho sản phẩm cải tạo vườn tạp ở Khuôn Lùng

BHG - Xác định cải tạo vườn tạp nhằm mục tiêu nâng cao thu nhập cho người dân, ngay từ khi bắt tay vào thực hiện, xã Khuôn Lùng (Xín Mần) đã xây dựng lộ trình cụ thể và có phương án hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm. Thực hiện Nghị quyết số 05 của BCH Đảng bộ tỉnh, xã phấn đấu cải tạo 20 vườn mẫu tiêu biểu, trong đó chủ yếu là các hộ nghèo và cận nghèo, từng bước nâng cao thu nhập cho người dân.

26/03/2021