Hà Giang

Thúc đẩy sản xuất hàng hóa gắn với sản phẩm OCOP

15:24, 05/01/2021

BHG - Phát triển các sản phẩm OCOP gắn với sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo chuỗi giá trị trên địa bàn huyện Mèo Vạc thời gian qua đã góp phần định hướng một số chuỗi giá trị trong sản xuất hàng hóa nông nghiệp chủ lực của địa phương. Qua đó, phát huy tiềm năng, thế mạnh sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy phát triển KT – XH, giảm nghèo bền vững trên địa bàn.

Người dân trao đổi, mua bán gia súc tại chợ bò Mèo Vạc.
Người dân trao đổi, mua bán gia súc tại chợ bò Mèo Vạc.

Hiện, Mèo Vạc có 7 sản phẩm nông nghiệp đạt chuẩn sao OCOP; trong đó, 6 sản phẩm đạt chuẩn 4 sao và 1 sản phẩm đạt chuẩn 3 sao; một số chuỗi giá trị hình thành, như: Chuỗi giá trị sản phẩm mật ong Bạc hà, sản phẩm thịt bò Vàng, sản phẩm thịt lợn đen Lũng Pù. Tuy nhiên, các sản phẩm OCOP của huyện hiện nay khá đơn điệu; một số chuỗi sản xuất hàng hóa chưa được khai thác, tiềm năng phát triển lớn. Trình độ chuyên môn và năng lực tổ chức thực hiện của một số cán bộ kỹ thuật, người sản xuất hạn chế. Việc tổ chức sản xuất theo các chuỗi giá trị hàng hóa manh mún, nhỏ lẻ; sự liên kết trong các chuỗi sản xuất hàng hóa lỏng lẻo, thậm chí chưa có liên kết; năng suất, sản lượng, chất lượng hàng hóa chưa cao; giá trị gia tăng của các sản phẩm thấp, chưa đáp ứng yêu cầu thị trường.

Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Mèo Vạc, Hồng Mí Sinh cho biết: Việc áp dụng, giám sát thực hiện quy trình kỹ thuật và đo lường, công bố chất lượng sản phẩm, áp dụng hệ thống truy xuất, nhận diện nguồn gốc và thương hiệu sản phẩm OCOP chưa được quan tâm đúng mức. Công tác xây dựng, quản lý chỉ dẫn địa lý sản phẩm, kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý tình trạng sản xuất không đúng quy trình, làm hàng giả, hàng nhái chưa tốt nên còn xảy ra tình trạng sản phẩm giả, kém chất lượng trà trộn tiêu thụ trên thị trường, làm mất uy tín thương hiệu sản phẩm địa phương. Hoạt động quảng bá, xúc tiến tiêu thụ các sản phẩm hạn chế; sự phối hợp, hướng dẫn của một số ngành chuyên môn thụ động, hiệu quả chưa cao.

Trước thực trạng đó, Mèo Vạc tập trung mở rộng quy mô sản xuất, tăng sản lượng, nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng cho một số sản phẩm OCOP đặc thù, có tính cạnh tranh cao theo chuỗi giá trị, như: Sản phẩm mật ong Bạc hà, thịt bò Vàng, thịt lợn đen Lũng Pù. Đồng thời, đầu tư phát triển các chuỗi giá trị sản phẩm mới, như: Sản phẩm gà địa phương, dược liệu khu vực núi đá, cây ăn quả ôn đới, rau, hoa ôn đới, đặc sản cá trên các lòng hồ thủy điện… Mặt khác, huyện lựa chọn đội ngũ cán bộ kỹ thuật, nhất là cán bộ khuyến nông, thú y cơ sở có năng lực làm tốt công tác hướng dẫn, thực hành kỹ thuật sản xuất, áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và đóng vai trò hỗ trợ, sát cánh hỗ trợ người sản xuất nâng cao kiến thức chuyên môn, quy trình công nghệ sản xuất để sản xuất ra sản phẩm đạt chất lượng cao.

Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc, Nguyễn Cao Cường cho biết: Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa, huyện đang quy hoạch, rà soát, bổ sung quy hoạch để mở rộng quy mô, năng lực sản xuất, tăng sản lượng hàng hóa đối với từng loại sản phẩm; gắn quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu với bảo quản, chế biến; cải tiến mẫu mã, tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm sau thu hoạch; phát huy thế mạnh từng tiểu vùng cụ thể; gắn kết, liên kết giữa các khâu từ nguyên liệu đầu vào đến thu hoạch, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. Phát huy vai trò của HTX, tổ hợp tác trong sản xuất; lựa chọn HTX có thương hiệu và năng lực để tập trung nguồn lực hỗ trợ, tạo thành đầu mối liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho chuỗi hàng hóa; tăng cường tập huấn, hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật và giám sát thực hiện quy trình kỹ thuật, đo lường, công bố chất lượng sản phẩm, áp dụng hệ thống truy xuất, nhận diện nguồn gốc và thương hiệu sản phẩm.

Bên cạnh đó, tăng cường kiến thức, kỹ năng tiếp thị quảng bá sản phẩm OCOP cho các chủ thể sản xuất, kinh doanh và người dân; đầu tư, phát huy hệ thống các điểm quảng bá, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm; gắn các điểm quảng bá, tiêu thụ sản phẩm với mỗi điểm du lịch. Xây dựng, quản lý chỉ dẫn địa lý sản phẩm, giám sát quy trình kỹ thuật, chất lượng nguyên liệu đầu vào và đầu ra sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phát hiện xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy trình kỹ thuật, làm hàng giả, hàng nhái gây mất uy tín thương hiệu sản phẩm của huyện. Tăng cường đầu tư các nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất cho các HTX tham gia sản xuất, kinh doanh các sản phẩm OCOP; đơn giản hóa các thủ tục hành chính để doanh nghiệp, HTX và người sản xuất dễ tiếp cận nguồn vốn tín dụng.

“Huyện tập trung huy động, lồng ghép các nguồn lực nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, như: Đường giao thông, điện, hoàn thiện hệ thống thủy lợi bảo đảm chủ động nước tưới tiêu phục vụ sản xuất và phòng, chống lụt bão; khuyến khích nhân dân dồn điền, đổi thửa; thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất hàng hóa OCOP, nhất là lĩnh vực chế biến, tiêu thụ nông sản, giúp người nông dân ổn định sản xuất, nâng cao đời sống” – Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc, Nguyễn Cao Cường cho biết thêm.

Bài, ảnh: KIM TIẾN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Công bố quyết định chứng nhận sản phẩm OCOP năm 2020 và tổng kết đề án Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 – 2020

BHG - Sáng 31.12, Sở NN&PTNT tổ chức Hội nghị Công bố quyết định chứng nhận sản phẩm OCOP năm 2020 và tổng kết đề án Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 – 2020. Dự hội nghị có đồng chí Hoàng Hải Lý, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở NN&PTNT; lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, các sở, ngành của tỉnh; Thường trực UBND và Phòng NN&PTNT các huyện, thành phố; đại diện các doanh nghiệp, HTX…

 

31/12/2020
Hội thảo đánh giá thực hiện mô hình nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu CSA

BHG - Chiều 30.12, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với BQL Dự án Đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp&PTNT tỉnh tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện nhân rộng mô hình nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu CSA - thuộc Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới tỉnh Hà giang (WB7). Dự hội nghị có đại diện phòng nông nghiệp, trạm khuyến nông các huyện; đại diện nông dân các xã thực hiện thí điểm mô hình.

 

30/12/2020
Nhiều giải pháp thu nợ và cưỡng chế nợ thuế

BHG - Triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác quản lý nợ thuế năm 2020 trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, song với sự quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành và của ngành Thuế, kết quả thu hồi nợ đọng thuế (ước) đến 31/12 thu được trên 775 tỷ đồng, tăng 15,6% so cùng kỳ 2019. 

30/12/2020
Dừng tiếp nhận, giải quyết các yêu cầu đấu nối và ký hợp đồng mua, bán điện từ hệ thống điện mặt trời

BHG - Thực hiện chỉ đạo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tại Văn bản số 8420/EVN-KD, về việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) sau ngày 31.12.2020 và căn cứ vào Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg, ngày 6.4.2020 của Thủ tướng Chính phủ, về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam hết hiệu lực sau ngày 31.12.2020, đến nay chưa có Quyết định thay thế của Thủ tướng Chính phủ. Do vậy, kể từ ngày 1.1.2021, loại hình và giá mua bán điện đối với ĐMTMN chưa được xác định.

30/12/2020