Nông sản Hà Giang vươn ra "biển lớn" – Kỳ cuối: Tập trung vào sản phẩm chủ lực

17:51, 27/01/2021

BHG - Đề án OCOP của tỉnh giai đoạn 2018 – 2020 đã được tổng kết, đánh giá với những kết quả ấn tượng. Nhưng vẪn cần những giải pháp để đưa sản phẩm OCOP của tỉnh vào các thị trường lớn.

Sản phẩm OCOP của tỉnh được khách hàng quan tâm.
Sản phẩm OCOP của tỉnh được khách hàng quan tâm.

Trong 3 năm triển khai, chương trình OCOP đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của cấp ủy, chính quyền các cấp với sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt, trong đó các cơ chế hỗ trợ cho các địa phương, chủ thể sản xuất sản phẩm OCOP, tuyên truyền nâng cao nhận thức, nghiệp vụ quản lý của cán bộ và nhân dân; đặc biệt công tác quảng bá, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia tích cực của các chủ thể sản xuất – doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh với trên 100 tổ chức, cá nhân đăng ký trên 260 sản phẩm tham gia OCOP. Trong đó, có 188 sản phẩm của 87 chủ thể sản xuất được công nhận OCOP cấp tỉnh từ 3 sao trở lên. Qua đó, đã sản xuất ra các sản phẩm ngày càng đa dạng, nâng cao giá trị gia tăng, đáp ứng nhu cầu cho người dân và thị trường trong, ngoài tỉnh, xuất khẩu. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là khu vực nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề, tạo việc làm và tăng thu nhập cho cư dân nông thôn, nâng cao mức sống vật chất tinh thần cho người dân.

Các sản phẩm cam Hà Giang được phân phối trong chuỗi siêu thị Sài Gòn Coopmart.                    Ảnh: DUY TUẤN
Các sản phẩm cam Hà Giang được phân phối trong chuỗi siêu thị Sài Gòn Coopmart. Ảnh: DUY TUẤN

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, số sản phẩm đạt OCOP của tỉnh nhiều nhưng sản lượng không lớn, thậm chí có những sản phẩm chưa thực sự ra thị trường bởi số lượng ít, mới kết thúc quá trình hoàn thiện quy trình sản xuất, chế biến, đóng gói. Những sản phẩm có số lượng đủ lớn thì chưa có sự liên kết trong hoạt động sản xuất, chế biến dẫn đến chất lượng, mẫu mã không đồng đều, ảnh hưởng lớn tới khả năng cạnh tranh trên thị trường và uy tín với đối tác thu mua, tiêu thụ.

Theo thông tin của Sở Công thương, nhiều doanh nghiệp chuyên thu mua, phân phối sản phẩm của tỉnh phản hồi: Nhiều chương trình liên kết với các hợp tác xã, hộ kinh doanh, sản xuất của tỉnh để phân phối các sản phẩm OCOP nhưng khi cần những lô hàng số lượng lớn trong thời gian ngắn thì hầu hết các chủ thể chưa thể đáp ứng. Điều này rất dễ đánh mất thị trường tiêu thụ ổn định cho sản phẩm và cơ hội làm ăn lâu dài của người sản xuất với các đơn vị tiêu thụ, phân phối.

Để nâng cao hiệu quả chương trình OCOP và đưa sản phẩm OCOP ra “biển lớn”, lãnh đạo các sở, ngành cho rằng: Các sản phẩm OCOP của tỉnh cần có số lượng hàng hóa đủ lớn và đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng cũng như thể hiện tính đặc hữu. Từ người quản lý đến sản xuất trực tiếp phải có tình thần làm việc chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu thị trường. Đồng thời, cần tiếp tục thực hiện truyền thông sâu rộng, đa dạng với nhiều phương tiện thông tin để các cấp, ngành, chủ thể sản xuất thực hiện đúng, bài bản theo hệ thống, chu trình chặt chẽ. Gắn với tiếp tục tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại cho các sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm có số lượng lớn, có thương hiệu và đã khẳng định chất lượng. Cùng với đó, đổi mới xây dựng mẫu mã, bao bì sản phẩm, quy trình sản xuất để xây dựng được thương hiệu bảo hộ sở hữu trí tuệ. Và quan trọng nhất, các chủ thể sản xuất cần nhận thức rõ mục tiêu, định hướng của chương trình OCOP để năng động và tăng cường sự liên kết trong sản xuất, tiêu thụ, hình thành vùng sản xuất chuyên canh, ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hoàng Hải Lý cho biết: Mục tiêu của đề án đến năm 2025 là phát triển thêm 100-300 sản phẩm OCOP cấp tỉnh, có 2 sản phẩm đạt sao cấp Quốc gia và phát triển mới 30 - 70 tổ chức kinh tế tham gia chương trình OCOP... Nhưng ngành sẽ tham mưu cho tỉnh tập trung phát triển trọng tâm, trọng điểm vào các sản phẩm chủ lực, có sản lượng để đưa sản phẩm OCOP đến các thị trường lớn trong nước và hướng tới xuất khẩu, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp... góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Bài, ảnh:  DUY TUẤN

[links()]


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Các phòng giao dịch nỗ lực trong hoạt động kinh doanh

BHG - Trong năm qua, các phòng giao dịch (PGD) Agribank trên địa bàn thành phố Hà Giang như: Minh Khai, Yên Biên và Bắc Vị Xuyên luôn bám sát và thực hiện nghiêm túc chủ trương, chỉ đạo điều hành của Agribank chi nhánh Hà Giang nỗ lực vượt khó, chủ động triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, thu được những kết quả tích cực trong hoạt động kinh doanh.

27/01/2021
Công bố xã Pả Vi đạt chuẩn Nông thôn mới

BHG - Chiều 26.1, UBND huyện Mèo Vạc tổ chức Lễ công bố xã Pả Vi đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM) và công nhận thôn Pả Vi Hạ hoàn thành các tiêu chí xây dựng "Làng Văn hóa du lịch tiêu biểu" năm 2020. Đến dự có đồng chí Hà Thị Minh Hạnh, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Mèo Vạc.

26/01/2021
Bà con Lương - Giáo thôn Ba Luồng "Chung sức xây dựng quê hương"

BHG - Ba Luồng là thôn có đông bà con giáo dân từ các tỉnh miền xuôi lên định cư theo chương trình xây dựng kinh tế mới của Đảng, Nhà nước từ những năm 70 của thế kỷ trước. Gần 50 năm qua, bà con giáo dân đã xây dựng mối đoàn kết Lương – Giáo, cùng nhau chung tay xây dựng quê hương Ba Luồng ngày càng phát triển, trở thành điểm sáng của xã Vĩnh Hảo (Bắc Quang) về giữ gìn an ninh, trật tự, phát triển kinh tế, xây Nông thôn mới (NTM).

26/01/2021
Nông sản Hà Giang vươn ra "biển lớn"- Kỳ II: Từng bước khẳng định thương hiệu

BHG - Trong giai đoạn 2018 – 2020, 2 sản phẩm chè Shan tuyết được công nhận OCOP quốc gia và 3 sản phẩm cam Sành, chè Shan tuyết, mật ong Bạc hà đã có mặt tại các chuỗi siêu thị lớn như Vinmart, Sài Gòn Coopmart, BigC…

 

26/01/2021