Nhân rộng các mô hình nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu

08:23, 01/12/2020

BHG - Mô hình nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu (CSA) trên các cây trồng chính tại tỉnh Hà Giang (lúa, cam Sành, Hồng không hạt, Lê và rau) được Trung tâm Khuyến nông triển khai thực hiện từ năm 2019 đến năm 2020, nhằm mục đích hỗ trợ người dân đẩy mạnh áp dụng rộng rãi mô hình sản xuất cây trồng theo quy trình VietGAP, từng bước hình thành chuỗi hệ thống phân phối thực phẩm an toàn kết nối đến người tiêu dùng... Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người nông dân hiểu lợi ích khi sản xuất nông nghiệp sạch, thích ứng biến đổi khí hậu, sử dụng hiệu quả đất đai nông nghiệp, nguồn nước tưới, cơ sở hạ tầng đồng ruộng và bảo vệ môi trường sinh thái. Nâng cao giá trị và chất lượng nông sản thông qua việc sử dụng giống, biện pháp kỹ thuật canh tác, bảo quản, chế biến. Tạo thị trường tiêu thụ ổn định, có cơ hội mở rộng sản xuất, phát triển bền vững.

Cán bộ kĩ thuật hướng dẫn bà con xã Bằng Hành (Bắc Quang) sử dụng chế phẩm phân hủy rơm rạ.
Cán bộ kĩ thuật hướng dẫn bà con xã Bằng Hành (Bắc Quang) sử dụng chế phẩm phân hủy rơm rạ.

Đến nay, qua 3 vụ thực hiện mô hình cho thấy năng lực áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật và nhận thức về biến đổi khí hậu của cán bộ nông nghiệp, nông dân các vùng dự án được nâng cao thông qua các lớp tập huấn, xây dựng mô hình, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế; giảm phát thải nhà kính và ô nhiễm môi trường. Để tuyên truyền, nhân rộng các mô hình CSA trên địa bàn tỉnh, Trung tâm Khuyến nông đã xây dựng kế hoạch tập huấn đại trà các biện pháp ICM, IPM được áp dụng trong các mô hình CSA ra các địa phương khác trên địa bàn tỉnh, cụ thể: Diện tích nhân rộng đại trà năm 2020 đạt khoảng 2.304 ha, tương đương với 163 lớp tập huấn và 4.890 học viên trên 5 loại cây trồng chủ lực của tỉnh (86 lớp tập huấn trên cây cam tại Bắc Quang, Quang Bình với 2.580 học viên, tương đương 1.310 ha; 61 lớp tập huấn trên cây lúa tại Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên, Yên Minh với 1.830 học viên, tương đương 894 ha; 9 lớp tập huấn trên cây rau tại Quản Bạ, Yên Minh với 270 học viên, tương đương 25 ha; 4 lớp tập huấn trên cây Hồng không hạt tại Yên Minh với 120 học viên, tương đương 60 ha; 3 lớp tập huấn trên cây Lê tại Đồng Văn với 90 học viên, tương đương 15ha).

Nội dung thực hiện của các mô hình là diện tích nhân rộng áp dụng toàn bộ hay một phần kĩ thuật quản lý cây trồng tổng hợp (ICM), quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) vào sản xuất, được thực hiện thông qua việc tuyên truyền, giới thiệu, tập huấn cho người sản xuất tiếp cận và tự nguyện áp dụng. Qua việc đánh giá của học viên và đánh giá tác động sau khóa đào tạo cho thấy, thông qua các lớp tập huấn nhân rộng đại trà các biện pháp ICM, IPM theo phương pháp cầm tay chỉ việc, học thông qua trao đổi thực hành đã giúp các học viên nhận thức rõ hơn về biến đổi khí hậu, tác động của biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp và ngược lại. Từ đó áp dụng các biện pháp ICM, IPM vào sản xuất của gia đình nhằm thích ứng và giảm thiểu tình hình biến đổi khí hậu.

Kết quả đánh giá tác động sau khi thực hiện nhân rộng đại trà các mô hình CSA cho thấy: Trên cây cam, lê, Hồng không hạt, sau khi tham gia các đợt tập huấn, người dân đã chú ý hơn trong việc cắt tỉa, tạo bộ khung tán thông thoáng, giảm thiểu sâu, bệnh hại; tăng cường sử dụng các loại phân bón hữu cơ vi sinh, bón phân theo hình chiếu tán, không bón nổi trên bề mặt, hạn chế thoái hóa rửa trôi đất; biết sử dụng, tự làm các loại bẫy bả côn trùng, các loại thuốc sinh học, thảo mộc phòng trừ sâu, bệnh hại, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đối với cây lúa, người dân sau tập huấn đã sử các loại chế phẩm phân hủy rơm rạ vào sản xuất, hạn chế việc đốt rơm rạ, tận dụng 50% phân bón hữu cơ thay thế cho nguồn phân chuồng ngày càng khan hiếm, đồng thời áp dụng các biện pháp canh tác lúa cải tiến SRI (cấy thưa, cấy mạ non, bón phân cân đối theo nhu cầu sinh trưởng, phát triển từng giai đoạn của cây lúa, điều tiết nước ngập khô xen kẽ) phòng trừ sâu, bệnh hại tổng hợp theo IPM, tăng cường sử dụng các loại phân bón thuốc BVTV sinh học, thảo mộc đã giảm được 20% lượng nước tưới cho sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đối với cây rau, người dân đã đưa các giống mới, phẩm cấp cao vào sản xuất; áp dụng biện pháp bón phân cân đối, hợp lý và sử dụng các loại chế phẩm xử lí phế phụ phẩm làm phân bón hữu cơ, sản xuất theo quy trình VietGAP đảm bảo ATVS thực phẩm….

Để tiếp tục nhân rộng đại trà các mô hình CSA, trong thời gian tới, các cấp chính quyền cơ sở cần quan tuyên truyền để nhân dân áp dụng rộng rãi các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất, từng bước hoàn thiện hệ thống kênh mương nội đồng để chủ động áp dụng biện pháp tưới nước ướt khô xen kẽ và tiêu nước khi bị ngập úng. Đồng thời, tăng cường tập huấn nâng cao năng lực cho hệ thống khuyến nông huyện, xã về tình hình biến đổi khí hậu và các biện pháp ứng phó, thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu.

Bài, ảnh: Lan Anh (Trung tâm Khuyến nông tỉnh)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Điểm sáng liên kết tiêu thụ nông sản địa phương

BHG - Với tâm huyết xây dựng thương hiệu và tìm hướng đi, đầu ra ổn định cho các loại nông sản, đặc sản địa phương, HTX Nông - lâm nghiệp và Dịch vụ thương mại tổng hợp Po Mỷ (HTX Po Mỷ) đã trở thành đầu mối thu mua nông sản với giá thành ổn định, liên kết tiêu thụ và sản xuất nông sản địa phương. 

30/11/2020
Hợp tác xã Hoa Bạc Hà chú trọng xây dựng thương hiệu sản phẩm

BHG - Bắt đầu từ tháng 10 dương lịch, hoa Bạc hà vùng Cao nguyên đá Đồng Văn bắt đầu nở rộ trong khoảng thời gian 2 tháng, đây là nguồn thức ăn chính của ong để có mật ong Bạc hà chất lượng tốt nhất. Yên Minh là một trong những huyện nằm trong vùng nguyên liệu nuôi ong. Nắm bắt được lợi thế trên, HTX Hoa Bạc Hà (Yên Minh) đã tập trung phát triển đàn ong, cũng như sản xuất sản phẩm mật ong đặc biệt này ra thị trường.

30/11/2020
Khẳng định vai trò trong phát triển KT – XH

BHG - Với sự phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua, các HTX đã khẳng định vai trò, vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển KT – XH chung của tỉnh. Trước thềm Đại hội đại biểu Liên minh HTX tỉnh khóa V, nhiệm kỳ 2020 – 2025, phóng viên (P/v) Báo Hà Giang có cuộc phỏng vấn đồng chí (Đ/c) Nguyễn Tiến Hưng, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh.

 

30/11/2020
Mô hình cá - lúa - vịt

BHG - Bằng việc tận dụng diện tích ruộng sẵn có, mô hình cá – lúa – vịt đã mang lại lợi ích kép. Với việc giảm chi phí cho chăn nuôi, tiết kiệm diện tích và tận dụng được các thức ăn sẵn có từ đồng ruộng. Các sản phẩm cá, vịt nuôi theo phương thức tự nhiên có giá từ 120 – 150 nghìn đồng/ kg, giúp nâng cao thu nhập cho người nông dân; đảm bảo tính an toàn sinh học và là giải pháp hữu hiệu cho việc ngăn chặn sử dụng thuốc trừ sâu và các thuốc phun khác cho cây lúa… Qua đó, tạo nên môi trường sản xuất an toàn, thân thiện và sinh thái trong chăn nuôi.

 

30/11/2020