Giải pháp cân đối thu, chi ngân sách đảm bảo nguồn lực phát triển KT - XH

08:24, 18/12/2020

BHG - Những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của T.Ư; sự giúp đỡ của các bộ, ngành; sự phấn đấu của các cấp, ngành... cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển biến tích cực, bước đầu khai thác được lợi thế, tiềm năng của địa phương.

Dự án VimCom được tỉnh thu hút đầu tư tại thành phố Hà Giang.
Dự án VinCom được tỉnh thu hút đầu tư tại thành phố Hà Giang.

Nhiệm kỳ 2015 – 2020, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, mặc dù trong điều kiện đặc thù của một tỉnh miền núi, biên giới, còn gặp nhiều khó khăn, nhưng thu ngân sách Nhà nước và chi ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh đã đạt được kết quả đáng khích lệ: Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt 10.665 tỷ đồng; tốc độ tăng thu bình quân 8,7%/năm, trong đó năm 2020 đạt 2.500 tỷ đồng. Cơ cấu thu có sự chuyển dịch tích cực: Tăng thu nội địa và thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu; giảm dần số thu viện trợ, huy động đóng góp. Tổng chi ngân sách địa phương đạt 67.641 tỷ đồng; tốc độ tăng chi bình quân 9,8%/năm, trong đó năm 2020 ước đạt 16.116 tỷ đồng. Trong đó, tổng nguồn vốn lồng ghép, bố trí thực hiện Đề án Tái cơ cấu Nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 là 1.261 tỷ đồng; chi cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo chiếm 43 - 45%; chi sự nghiệp y tế chiếm khoảng 12 - 15% tổng chi thường xuyên; nguồn kinh phí thực hiện các chính sách an sinh xã hội được đảm bảo, riêng kinh phí phòng, chống dịch Covid-19 và hỗ trợ người dân gặp khó khăn năm 2020 khoảng 400 tỷ đồng. Việc thực hiện chi ngân sách địa phương được quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả; thực hiện tốt việc tiết kiệm chi thường xuyên để bố trí hợp lý nguồn vốn cho đầu tư phát triển; ưu tiên nguồn lực để thực hiện các chính sách an sinh xã hội.

Đường vào trung tâm xã Phú Linh (Vị Xuyên) được đầu tư, nâng cấp bằng nguồn vốn ODA.
Đường vào trung tâm xã Phú Linh (Vị Xuyên) được đầu tư, nâng cấp bằng nguồn vốn ODA.

Theo đồng chí Nguyễn Ngọc Thanh, Giám đốc Sở Tài chính, bên cạnh kết quả đạt được, việc cân đối thu, chi ngân sách còn có một số hạn chế, như: Chưa dành được nhiều nguồn lực thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, đặc biệt nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ đột phá và chương trình trọng tâm. Một số địa phương, đơn vị còn xảy ra tình trạng vi phạm, sai phạm trong quản lý hành chính, ngân sách. Khả năng bảo toàn và phát triển vốn hỗ trợ của một bộ phận tổ chức, cá nhân còn hạn chế...

Từ những kết quả trên, để thực hiện tốt việc cân đối thu, chi ngân sách Nhà nước, đảm bảo nguồn lực đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH, tỉnh ta đã đề ra một số giải pháp: Thực hiện hiệu quả các chính sách của Chính phủ về những giải pháp tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu tăng trưởng kinh tế hàng năm; đẩy mạnh cải cách hành chính và tháo gỡ khó khăn, khắc phục hạn chế làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh và tăng cường thu hút đầu tư, tạo đà kích thích tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, nhằm nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu ngân sách trên địa bàn. Tiếp tục thực hiện cơ cấu lại ngân sách Nhà nước, quản lý nợ công; nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế. Về thu ngân sách, tập trung cơ cấu lại hướng tăng tỷ trọng thu nội địa; quản lý, kiểm tra một số khoản thu chưa khai thác hết nguồn thu và khu vực kinh tế hộ đang áp dụng hình thức thuế khoán cũng như khai thác các nguồn thu trong lĩnh vực có thế mạnh; tạo cơ chế để huy động nguồn thu mới, nâng cao năng lực quản lý thuế, đảm bảo tính minh bạch trong việc kê khai thuế, thông quan hàng hóa; khai thác, quản lý các khoản thu từ khu vực cửa khẩu; tranh thủ sự ủng hộ của T.Ư và các địa phương lân cận.

Về chi ngân sách địa phương, từng bước cơ cấu chi ngân sách, tiếp tục tiết kiệm, giảm dần chi thường xuyên cho các đơn vị sự nghiệp. Phối hợp tham mưu nguồn lực tiết kiệm hiệu quả trong đầu tư công, tránh dàn trải. Tiếp tục thu hút vốn ODA để tập trung đầu tư một số dự án đường giao thông trọng điểm, kết nối vùng, khu vực, tạo sự đột phá cho phát triển KT-XH theo Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ tỉnh. Cân đối nguồn lực đảm bảo cho y tế, giáo dục, văn hóa đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. 

Để đảm bảo cân đối thu, chi ngân sách Nhà nước đáp ứng nguồn lực cho phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh, ngành Tài chính sẽ tham mưu cho tỉnh phân cấp, phân công rõ nhiệm vụ gắn với trách nhiệm của các ngành, cấp trong quản lý tài chính, tài sản công và ngân sách Nhà nước. Thực hiện nghiêm túc kỷ luật, kỷ cương, tác phong, lề lối làm việc, nêu cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức trong thực thi công vụ của cán bộ, công chức... Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Ngọc Thanh cho biết thêm.

Bài, ảnh: VĂN NGHỊ


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Bản Luốc nỗ lực giảm nghèo bền vững

BHG - Xác định mục tiêu giảm nghèo là nhiệm vụ quan trọng, những năm qua, xã Bản Luốc (Hoàng Su Phì) đã tập trung nhiều nguồn lực thực hiện công tác giảm nghèo, góp phần thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo trên địa bàn. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo toàn xã giảm dần qua các năm, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày một nâng lên.

17/12/2020
Bài học về tiêu thụ cam ở Vĩnh Hảo

BHG - Đến trung tuần tháng 12 này, người dân xã Vĩnh Hảo cơ bản tiêu thụ hết sản lượng cam lòng vàng, ước khoảng 1.100 tấn. Giá bán bình quân từ 6 – 10 ngàn đồng/kg. Tất cả số lượng cam được tiêu thụ đều do chính quyền và nhân dân xã Vĩnh Hảo tự tìn kiếm đầu mối bao tiêu sản phẩm.

17/12/2020
Góp sức xây dựng Nông thôn mới

BHG - Những năm qua, cùng với việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ lợi ích của công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoàng Su Phì đã phát động sâu rộng phong trào thi đua "Phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn", "Chung sức xây dựng NTM tỉnh Hà Giang"; qua đó góp phần làm thay đổi diện mạo vùng nông thôn trên địa bàn, cùng huyện nhà thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, mục tiêu trong chương trình xây dựng NTM.

17/12/2020
Cây ngô Đông ở thôn Khiềm

BHG - Thôn Khiềm, xã Quang Minh (Bắc Quang) có 134 hộ, diện tích trồng lúa 2 vụ là 24,2 ha. Ngay sau thu hoạch lúa Mùa, nhân dân thôn Khiềm đã trồng trên 17,5 ha diện tích ngô vụ Đông, mang lại hiệu quả kinh tế không thua kém trồng lúa 2 vụ/năm.

 

17/12/2020