Hà Giang

Đồng Tâm tập trung thúc đẩy kinh tế

07:12, 10/12/2020

BHG - Tôi về xã Đồng Tâm (Bắc Quang) trong một chiều đầy nắng. Thu hoạch xong vụ Mùa, những lão nông thảnh thơi thu dọn nhà cửa xanh, sạch hưởng ứng phong trào toàn dân xây dựng Nông thôn mới (NTM). 

Lãnh đạo huyện Bắc Quang cùng nhà nông xã Đồng Tâm tìm giải pháp xoá nghèo.
Lãnh đạo huyện Bắc Quang cùng nhà nông xã Đồng Tâm tìm giải pháp xoá nghèo.

Theo lãnh đạo xã Đồng Tâm đánh giá: Xã có mức lương thực bình quân đầu người năm nay ước đạt 650 kg/năm. Thu nhập ước đạt khoảng 22 triệu đồng/người/năm. Tổng đàn gia súc 6.833 con, bao gồm: Đàn trâu 1.996 con, bò 19 con, dê 730 con, lợn 4.246 con. Diện tích rừng trồng mới được 95 ha, rừng khoanh nuôi, bảo vệ 3.114 ha. Sản lượng gỗ khai thác chế biến 2.5060 m3. Toàn xã có 1.390 hộ, trên 5.000 khẩu. Tổng số tiền các hộ được vay qua các ngân hàng để phát triển kinh tế, xã hội còn dư nợ trong dân trên 36 tỷ đồng. Từ nguồn vốn được vay, nhân dân đã đầu tư vào nhiều lĩnh vực phát triển kinh tế, đời sống. Hiện tại, Đồng Tâm đang có 2 chương trình dự án phát triển chăn nuôi dựa vào vốn vay đó là: Có 4 đề án nuôi trâu giảm nghèo bền vững có 87 con; đề án nuôi trâu sinh sản có 19 con. Số lượng trâu nuôi từ các đề án đã sinh trưởng thêm được 15 con. Hiện nay, toàn bộ số gia súc của các đề án phát triển tốt, hứa hẹn nhiều thành quả giúp người dân vươn lên thoát nghèo bền vững. Tuy nhiên, Đồng Tâm vẫn còn 155 hộ nghèo và 109 hộ cận nghèo. Trong năm 2020, xã phấn đấu xóa 50 hộ nghèo và đưa ra khỏi danh sách 20 hộ cận nghèo... Công tác xoá nghèo hiện nay ở Đồng Tâm vẫn là trăn trở của Đảng bộ, chính quyền địa phương.

 Thực tiễn ở Đồng Tâm cho thấy, tài sản bình quân mỗi hộ trong xã hiện nay đang có khoảng 1,2 con trâu, 3 con lợn và gia cầm. Với số tài sản bình trên thì danh giới giữa nghèo và cận nghèo là rất mỏng manh, nút thắt của sự phát triển kinh tế Đồng Tâm hiện nay nằm ở hạ tầng giao thông. Mùa mưa năm nay, đường vào Đồng Tâm liên tục bị tắc, bị chia cắt làm ảnh hưởng không nhỏ đến giao thương, hoạt động xã hội. Đồng Tâm cũng đang còn 6 thôn chưa có đường bê tông với tổng chiều dài trên 23 km. Tuyến đường liên xã cũng còn tới 14 km chưa được đầu tư bê tông hoá. Mô hình làm kinh tế giỏi xã giới thiệu là anh Chương Văn Đồng, thôn Tha mỗi năm thu lợi khoảng nửa tỷ đồng. Thấy thế, anh bạn tôi ghé tai: Mô hình này đã được giới thiệu cho khách tham quan hàng chục lần rồi. Thế nhưng, hễ có khách hỏi đến mô hình thì cán bộ xã lại đem ra... khoe. Tôi chợt nhớ, thời bao cấp đã xảy ra câu chuyện các trại chăn nuôi tập thể đi “mượn lợn” của bà con mỗi khi có đoàn công tác về tham quan. Kiểu khoe thành tích này có từ thời bao cấp của thế kỷ trước. Nếu điều anh bạn tôi nói là sự thật thì... tôi cảm thấy buồn. Phải chăng, đây là bệnh thành tích cần sớm loại bỏ.

Làm việc trực tiếp với lãnh đạo xã Đồng Tâm, Bí thư Huyện uỷ Bắc Quang, Hà Việt Hưng, nhấn mạnh: Đồng Tâm phải xây dựng cho được kế hoạch thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của xã, của từng thôn cho từng giai đoạn, từng tháng, quý và từng năm. Từ đó, xác định rõ cách làm, nguồn lực hiện có, nhu cầu cần hỗ trợ, phương thức đầu tư. Ngay trong năm tới, phải quyết tâm chuyển đổi cơ cấu về giống vật nuôi, cây trồng có giá trị. Trước mắt, rà soát, chuyển đổi những diện tích vườn tạp, những chân ruộng trồng lương thực kém hiệu quả sang trồng khoảng 60 ha chuối tiêu hồng có liên kết với doanh nghiệp để xuất khẩu. Xem xét thực tế đất ruộng cấy 1 vụ, chuyển trồng ngô sinh khối có kết hợp với doanh nghiệp phục vụ chăn nuôi đại gia súc. Ngay tại các thôn, chú trọng phát triển chăn nuôi trâu, bò, dê theo mô hình gia trại, trang trại. Hình thức chăn nuôi là: Trồng cỏ, ủ men vi sinh để cho ăn kèm thức ăn tinh bột và nuôi bán trang trại, gia trại. Chuyển đổi đồi tạp phát triển trồng rừng kinh tế, trồng rừng bằng cây gỗ lớn. Đồng thời, Đồng Tâm phải thay đổi tư duy, cách làm để gắn kết các tổ chức chính trị, xã hội trong, ngoài để có thêm nguồn lực đầu tư. Hỗ trợ công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Thời gian tới, các tổ chức hội như: Thanh niên, Phụ nữ, Nông dân trong xã vào cuộc xây dựng cho được các mô hình kinh tế hiệu quả, để từng bước nhân rộng đưa Đồng Tâm thoát nghèo, xây dựng NTM bền vững vào năm 2023.

Chiều buông dần, cảnh sắc đồng quê nơi này trở thành một bức họa tiên cảnh. Một bức ảnh chiều quê ở Đồng Tâm gửi đến bạn đọc gần xa để bạn đọc tìm về...

Bài, ảnh: Nguyễn Hùng


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hoàng Su Phì đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ

BHG - Những năm qua, bên cạnh việc phát huy các thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, huyện Hoàng Su Phì còn thực hiện nhiều giải pháp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển thương mại, dịch vụ, nhằm từng bước nâng cao chất lượng đời sống nhân dân. Hiện nay, hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn huyện diễn ra khá sôi động. Hiện, Hoàng Su Phì có 31 doanh nghiệp ngoài quốc doanh...

10/12/2020
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển

BHG - Phát triển nguồn nhân lực (NNL) được xem là một trong những quyết sách hàng đầu nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH. Thời gian qua, tỉnh ta có nhiều chính sách ưu đãi, đa dạng về cơ cấu, đào tạo, thu hút NNL chất lượng; đội ngũ trí thức trẻ về công tác tại địa phương, cơ bản đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

 

10/12/2020
Quang Bình phát triển nông nghiệp bền vững

BHG - Thời gian qua, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quang Bình đã có những chuyển biến tích cực, bước đầu hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, cho hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân tăng thu nhập, hướng tới mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. 

09/12/2020
Bắc Mê mở rộng diện tích cây vụ Đông

BHG - Những luống rau xanh ngắt, đều và thẳng hàng đang khoác lên thửa ruộng "bộ quần áo" nhiều tầng lớp, đa dạng các loại như: Ngô, rau đậu, dưa… là hình ảnh dễ nhận thấy trên khắp cánh đồng huyện Bắc Mê trong những ngày này. Từ lợi ích cây vụ Đông mang lại đã tạo sức lan tỏa và góp phần thay đổi rõ nét trong ngành Nông nghiệp huyện những năm gần đây.

 

09/12/2020