Hỗ trợ người dân phát triển thương mại – dịch vụ

07:26, 02/11/2020

BHG - Những năm qua, Agribank Hoàng Su Phì luôn khẳng định vai trò đồng hành cùng sự nghiệp phát triển thương mại – dịch vụ; đóng góp tích cực trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện.

Kho Thảo quả khô của HTX sản xuất và xuất khẩu nông, lâm sản Nậm Dịch (Hoàng Su Phì).
Kho Thảo quả khô của HTX sản xuất và xuất khẩu nông, lâm sản Nậm Dịch (Hoàng Su Phì).

Xác định lấy khách hàng là trung tâm, Agribank Hoàng Su Phì không ngừng đơn giản hóa thủ tục cho vay, cải tiến phương thức cho vay; đồng thời cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích. Agribank cơ bản đáp ứng đủ vốn với lãi suất cho vay ưu đãi, phục vụ kịp thời nhu cầu sản xuất, kinh doanh của người dân.

Anh Nông Văn Cường, Giám đốc HTX sản xuất và xuất khẩu nông, lâm sản Nậm Dịch; một trong ba HTX lớn nhất của huyện Hoàng Su Phì. Mỗi năm HTX thu mua trên 500 tấn Thảo quả, tương ứng 90% sản lượng Thảo quả của huyện rồi chế biến và xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Trung Quốc. Anh Cường cho biết: “Làm nghề này nhiều năm, mình luôn xác định: Người nông dân đã cho mình cuộc sống và làm giàu cho gia đình, xã hội; chính vì vậy, khi xuất khẩu được giá cao thì mình cũng thu mua nông sản của người dân với giá cao hơn. Có thời điểm mình bị ép giá, thương lái nước ngoài mua với giá rất thấp; xong, thương người dân vất vả, không nỡ hạ giá mua vào; thành thử có chuyến hàng hòa, hoặc lỗ một chút cũng vui. Cũng nhờ đó mà người nông dân trong huyện yên tâm sản xuất hơn, khi có sản phẩm là họ báo cho mình vào thu mua.” 

Khi chúng tôi hỏi về xuất phát điểm của HTX, Anh Cường chia sẻ: “Năm 2008, lúc đó mình là chàng trai mới lớn, hoài bão rất nhiều; song xuất thần từ gia đình thuần nông, nhìn thấy cảnh người dân chân lấm, tay bùn; quanh năm với đồng ruộng, năm được mùa thì bị thương nhân ép giá, sản phẩm bán rẻ như cho. Vì thế, mình có ý định đứng ra thu mua cho người dân, nhưng khổ một nỗi vì không có vốn. Đúng lúc này, mình biết Agribank Hoàng Su Phì có chương trình cho vay vốn phát triển thương mại; mình đã làm đơn vay vốn. Được các anh, chị ở ngân hàng hướng dẫn làm thủ tục, nên khoảng một tuần mình đã có vốn để kinh doanh; rồi từ đó, ăn nên làm ra và giờ mới có cơ ngơi như thế này. Đặc biệt năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid – 19, nông sản không tiêu thụ được, hàng chất đầy kho, nhưng vẫn phải thu mua cho người dân. Cũng may được ngân hàng tạo điều kiện, nên giờ HTX của mình đã vay được hơn 6 tỷ đồng.”

Hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ khách sạn, ăn uống, karaoke, nước tinh khiết đóng chai; chị Phạm Thị Giang, chủ khách sạn Hoàng Su Phì Green - khách sạn lớn nhất huyện Hoàng Su Phì. Nhờ năng động trong kinh doanh, tận tình, chu đáo với khách hàng; nên khách sạn của gia đình chị lúc nào cũng kín phòng. Tâm sự với chúng tôi, chị Giang cho biết: “Mỗi tháng, doanh thu của mình cũng được khoảng trên một tỷ đồng, trừ hết chi phí, tháng này bù tháng khác; tính ra cũng thu về lợi nhuận 400 triệu đồng/tháng. Nhớ lại năm 2018, lúc đó gia đình dồn tất cả số vốn có được từ trước để xây dựng khách sạn này; cuối năm xây xong rồi nhưng vẫn không thể đi vào hoạt động được, do hết tiền không thể mua những vật dụng cần thiết như bàn ghế, chăn, ga,  gối, đệm… Nghĩ lại, thấy lúc đó khổ quá; hai vợ chồng nhìn nhau từ sáng đến tối rồi cứ đi ra đi vào. Đến đầu năm 2019, mình đã được Agribank Chi nhánh Hoàng Su Phì cho vay hơn 6 tỷ đồng để mua vật dụng kinh doanh, đồng thời mở thêm phòng hát, xây nhà máy sản xuất nước uống đóng chai, giờ mới được như này; nếu lúc đó không được ngân hàng cho vay vốn thì giờ không biết thế nào.”

Tính đến tháng 10.2020, Agribank Chi nhánh Hoàng Su Phì có dư nợ là 348 tỷ đồng; trong đó, riêng cho vay trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ đạt 220 tỷ đồng với trên một nghìn hộ vay. Ông Triệu Văn Hà, Giám đốc Chi nhánh Agribank Hoàng Su Phì, cho biết, với phương châm “Agribank mang phồn thịnh đến với khách hàng”; những năm qua, Agribank Hoàng Su Phì luôn cố gắng đơn giản thủ tục hành chính, quan tâm, đồng hành cùng với doanh nghiệp và người dân, từ đó thúc đẩy hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn huyện, từng bước cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng huyện Hoàng Su Phì phát triển.

Bài, ảnh: Đức Long (Hoàng Su Phì)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Xã Phong Quang hoàn thành tiêu chí Nông thôn mới

BHG - Nằm trong lộ trình về đích xã Nông thôn mới (NTM) năm 2020, đến nay, xã Phong Quang (Vị Xuyên) cơ bản hoàn thành các tiêu chí trong Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM theo đúng lộ trình. 

30/10/2020
Sức trẻ khởi nghiệp trên dòng sông Lô

BHG - Xuất phát từ khát khao và nhiệt huyết của tuổi trẻ, luôn mong muốn biến những khó khăn thành cơ hội làm giàu trên mảnh đất quê hương, đoàn viên Trần Tuấn Minh cùng một số người bạn mạnh dạn đầu tư thành lập HTX Huỳnh Minh phát triển nghề nuôi cá lồng trên sông Lô.

 

29/10/2020
Người dân Bản Ngò trồng chuối tiêu xanh

BHG - Bản Ngò là xã đang phấn đấu về đích Nông thôn mới trong năm 2020 của huyện Xín Mần. Trong các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới ở Bản Ngò, thu nhập của người dân là một trong nhưng tiêu chí khó thực hiện nhất. Để giúp bà con nơi đây tạo thêm thu nhập ổn định từ sản xuất, chăn nuôi; huyện đã đưa các dự án vào thực hiện như: Trồng Mướp đắng rừng...

28/10/2020
Tùng Bá phát huy vai trò cán bộ, đảng viên trong phát triển kinh tế

BHG - Xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ quan trọng, xây dựng Đảng là then chốt; những năm qua, Đảng ủy, UBND xã Tùng Bá (Vị Xuyên) luôn quan tâm tạo điều kiện phát huy vai trò nòng cốt của cán bộ, đảng viên nêu cao tinh thần gương mẫu và vận động, tuyên truyền người dân phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, giảm nghèo góp phần thay đổi diện mạo nông thôn.

28/10/2020