Chuyển mình từ vùng kinh tế mới Thái Hà

08:46, 15/10/2020

BHG - Đã 44 năm kể từ khi những nhát cuốc đầu tiên vỡ đất khai hoang xây dựng vùng kinh tế mới ở núi rừng phía Tây thành phố; diện mạo mới thôn Thái Hà, xã Ngọc Đường (thành phố Hà Giang) đã khác nhiều.

Ông Phạm Văn Trung (bên trái) giới thiệu về những đổi thay của thôn Thái Hà.
Ông Phạm Văn Trung (bên trái) giới thiệu về những đổi thay của thôn Thái Hà.

Thế hệ đi khai hoang dạo ấy giờ đã già, khi gian khó tạm lắng, họ cùng nhau ngồi ôn lại chuyện xưa cùng con cháu bên những mảnh sân vườn. Một trong những người dân đầu tiên đi khai hoang trên mảnh đất Thái Hà là ông Phạm Văn Trung, ông kể lại những hồi ức không quên của ngày đầu lên đây: Tháng 4.1976 có 50 gia đình, trong đó có 100 lao động và 200 khẩu ăn theo (trong thời kỳ bao cấp) từ xã Vũ Vân, huyện Vũ Thư (Thái Bình) đi xây dựng vùng kinh tế mới ở xã Ngọc Đường, huyện Vị Xuyên (nay thuộc thành phố Hà Giang) được Ban Liên hiệp xã tỉnh Hà Giang và Ban Kinh tế của UBND huyện Vị Xuyên quy hoạch cho đi xây dựng, phát triển kinh tế vùng sản xuất nông nghiệp lấy tên là “Hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Thái Hà” chủ yếu sản xuất vật liệu xây dựng: Gạch, ngói, vôi… Lúc đó UBND tỉnh Hà Giang đã quy hoạch và giao cho HTX Thái Hà 5 ha đất để sản xuất vật liệu xây dựng, đến năm 1991 được UBND tỉnh giao thêm 14,5 ha đất. Thời gian đó hạ tầng cơ sở chưa được đầu tư nhiều, giao thông đi lại rất khó khăn, điện lưới chưa có, nguồn nước sinh hoạt và sản xuất tưới tiêu còn hạn chế… Nhà ở lúc đấy chỉ là nhà lá tạm bợ, đời sống nhân dân chủ yếu hướng theo sản phẩm. Đến năm 1985 hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang sáp nhập thì không có nhu cầu vật liệu xây dựng nên nhân dân trong thôn chuyển sang sản xuất mành trúc xuất khẩu cho Công ty Ngoại thương tỉnh rồi chuyển sang trồng chè, cà phê… Cho đến nay đã trải qua 11 ngành nghề. 

Bà con trong thôn được tiếp cận với các chế độ, chính sách hỗ trợ của HĐND tỉnh theo Nghị quyết 209 và 86 về khuyến khích phát triển nông nghiệp hàng hóa. Cơ cấu phát triển kinh tế của thôn chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi, thu nhập bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước, đời sống của người dân khá giả hơn với mức thu nhập bình quân 35 triệu đồng/người/năm. Hiện tại, 134 hộ đều có nhà xây khang trang, trong đó 40% là hộ giàu, còn lại đa số là các hộ khá. Tỷ lệ học sinh đến trường đạt 100%, tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường cao đẳng, đại học ngày càng nhiều; tỷ lệ người dân trong thôn tham gia Bảo hiểm Y tế đạt 100%.

Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Đường Phạm Minh Dư cho biết: Thái Hà là thôn có người dân chủ yếu quê ở tỉnh Thái Bình, theo tiếng gọi của Đảng và Nhà nước đi thực hiện phát triển kinh tế mới ở Hà Giang. Trong thời điểm mới lên xây dựng kinh tế gặp rất nhiều khó khăn về cơ cấu tổ chức và hướng phát triển kinh tế. Tuy nhiên với chủ trương và định hướng của Đảng, chính sách của Nhà nước, thôn Thái Hà luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao và sự đầu tư về cơ sở vật chất. Thời gian tới UBND xã sẽ tiếp tục đẩy mạnh thế mạnh về nông nghiệp để triển khai các mô hình mới về chăn nuôi gia súc, gia cầm và trồng các loại cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nhân dân.

Bài, ảnh: Đức Ninh


Cùng chuyên mục

Nông nghiệp - "trụ đỡ" kinh tế

BHG - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015 – 2020 và Đề án Tái cơ cấu kinh tế tỉnh đến năm 2030 xác định Nông nghiệp là lĩnh vực trọng yếu, một trong ba "trụ đỡ" phát triển kinh tế. Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, ngành Nông nghiệp vẫn tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh và đảm bảo sinh kế, giảm nghèo cho người dân ở nông thôn.

15/10/2020
"Quả ngọt" 10 năm xây dựng Nông thôn mới

BHG - Những "quả ngọt" chắt chiu từ hành trình 10 năm xây dựng Nông thôn mới (NTM), kiến tạo nên diện mạo miền biên viễn của Tổ quốc lung linh, rực rỡ gam màu tươi sáng và kết tinh thành động lực, niềm tin để tỉnh nhà bước vào giai đoạn mới...

14/10/2020
Điện lực thành phố Hà Giang sẵn sàng cấp điện an toàn, ổn định phục vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh

BHG - Ngay sau khi có ý kiến chỉ đạo của Công ty Điện lực Hà Giang, Điện lực thành phố đã chủ động xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các tổ, đội kiểm tra, xử lý hành lang lưới điện trung, hạ áp, các khiếm khuyết, củng cố thiết bị điện, lưới điện thuộc địa bàn quản lý; chuẩn bị đầy đủ vật tư, thiết bị, hệ thống thông tin liên lạc và phương tiện sẵn sàng xử lý nhanh các sự cố phát sinh; kiểm tra, bảo dưỡng các máy phát dự phòng. Bên cạnh đó huy động, bổ sung thêm cán bộ trực vận hành 24/24h.

13/10/2020
Tập trung phát triển kinh tế hợp tác xã

BHG - Những năm gần đây, các Hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp xây dựng, phát triển KT - XH cho tỉnh, đóng vai trò quan trọng cho phát triển bền vững. Thời gian qua, nhận thức của người dân, doanh nghiệp về tổ chức sản xuất theo mô hình HTX ngày càng được nâng lên. Số HTX, liên hiệp HTX thành lập mới tăng nhanh, với số lượng thành viên, tài chính lớn và mở rộng phạm vi hoạt động. 

13/10/2020