Trong 5 năm, xã Niêm Sơn có gần 300 người đi xuất khẩu lao động

09:06, 16/09/2020

BHG - Thực hiện chủ trương của tỉnh, huyện về tạo việc làm cho người lao động; thời gian qua, Đảng bộ xã Niêm Sơn (Mèo Vạc) đã đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động và đưa lao động đi làm việc tại các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Từ đó, góp phần thực hiện hiệu quả công tác xóa đói, giảm nghèo và giải quyết việc làm cũng như nâng cao thu nhập cho người lao động; dần làm thay đổi bộ mặt KT – XH của địa phương. 

Chị Thuận Thị Thu, thôn Bản Tòng tích cực tăng gia, sản xuất.
Chị Thuận Thị Thu, thôn Bản Tòng tích cực tăng gia, sản xuất.

Chị Thuận Thị Thu, thôn Bản Tòng, tâm sự: Năm 2017, được sự tư vấn của cán bộ xã, huyện; tôi cùng chồng đi làm việc tại tiệm dịch vụ áo cưới ở huyện Phú Ninh, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) theo thỏa thuận quản lý lao động qua biên giới của huyện. Năm đầu vừa làm, vừa học việc, 2 vợ chồng tôi thu nhập được khoảng 9 triệu đồng/người/tháng; năm thứ hai thu nhập mỗi người được khoảng 15 – 16 triệu đồng/tháng. Khi tích góp được vốn, tôi trở về quê xây nhà, mua sắm các vật dụng thiết yếu cho gia đình. Hiện nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covit-19; chúng tôi ở nhà lao động sản xuất, chờ khi nào hết dịch sẽ tiếp tục đi xuất khẩu lao động.

Đồng chí Lý Xuân Rắng, Bí thư Đảng ủy xã Niêm Sơn, cho biết: Niêm Sơn là xã khó khăn của huyện, với tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 40%. Nguyên nhân do người dân thiếu vốn đầu tư, thiếu đất sản xuất; điều kiện khí hậu khắc nghiệt; tư duy làm kinh tế của một bộ phận người dân còn hạn chế,… do đó nhiều người dân đi lao động tự do bên Trung Quốc qua các đường mòn biên giới, vì không có giấy tờ hợp pháp nhiều người bị lực lượng chức năng Trung Quốc bắt giữ, tạm giam hoặc trục xuất về nước,… dẫn đến nhiều hệ lụy đau lòng.

Trước thực trạng trên, xã đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể làm tốt công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú để người dân hiểu và đi lao động theo con đường chính ngạch; tránh tình trạng bị kẻ xấu lợi dụng, lừa đảo lôi kéo đi lao động tự do bên Trung Quốc hoặc tránh tình trạng người dân tự tìm hiểu lựa chọn những công ty trong nước không đủ năng lực. Đồng thời, thường xuyên tìm kiếm, kết nối với các doanh nghiệp có năng lực, uy tín; trực tiếp gặp gỡ, đối thoại, tư vấn để người dân tiếp cận thông tin. Xây dựng kế hoạch gắn trách nhiệm cho từng cán bộ, công chức xã phụ trách thôn luôn chủ động gặp gỡ người lao động, nắm bắt các cơ chế, chính sách của Nhà nước, tỉnh, huyện liên quan đến xuất khẩu lao động và đưa lao động đi làm việc tại các công ty, doanh nghiệp trong nước. Thống kê số lao động trong độ tuổi lao động, nhất là các đối tượng thuộc diện chính sách, hộ nghèo chưa có việc làm để tuyên truyền, vận động, lập danh sách giới thiệu cho các ngành chức năng khi có đợt tư vấn thì trực tiếp tư vấn để người lao động đi làm phù hợp với năng lực của bản thân…

Trong 5 năm qua, xã Niêm Sơn có gần 300 lao động đi xuất khẩu lao động và làm việc tại các công ty, doanh nghiệp trong nước. Thông qua con đường xuất khẩu lao động, các hộ đã có thu nhập ổn định; nhiều hộ xây được nhà cửa khang trang và sắm được các vật dụng có giá trị lớn cho gia đình. Thông qua đó, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn của xã nói riêng và của huyện Mèo Vạc nói chung.

Bài, ảnh: Hoàng Tuyến


Cùng chuyên mục

Giữ màu xanh nơi miền đá xám

BHG - Mèo Vạc được ví như "miền đá khát" vì thừa đá, thiếu đất và thường hứng chịu hạn hán vào những tháng mùa khô; điều này càng cho thấy tầm quan trọng của rừng trong đời sống xã hội nơi miền đá xám này. Vì vậy, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng luôn được cấp ủy, chính quyền huyện dành sự quan tâm đặc biệt.

15/09/2020
"Cú hích" trong sản xuất nông nghiệp ở Đồng Văn
BHG - Nhằm cụ thể hóa các chỉ tiêu, mục tiêu trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp năm 2020, huyện Đồng Văn xác định rõ những nội dung cần tập trung đầu tư, hỗ trợ phát triển gắn với giải pháp, bố trí nguồn lực triển khai thực hiện cụ thể, qua đó thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên sâu. 
 
15/09/2020
Thắng Mố kiên định mục tiêu giảm nghèo

BHG - Trong giai đoạn 2015 – 2020, xã biên giới Thắng Mố của huyện Yên Minh có tỷ lệ giảm nghèo bình quân 6%/năm, thậm chí có năm tỷ lệ giảm nghèo đạt trên 8%. Đó là thành quả thực hiện kiên định các giải pháp giảm nghèo đã đề ra những năm qua của cấp ủy, chính quyền nơi đây

15/09/2020
Trưởng thôn Nà Màu làm kinh tế giỏi
BHG - Đến thôn Nà Màu, xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên nhắc đến Bàn Văn Bày, từ người già đến trẻ nhỏ đều biết và yêu quý tặng cho cái tên đầy thân thiện "người không ngủ". Anh Bày (sinh 1987), học hết lớp 12, anh ở nhà làm ruộng, nhiệt tình tham gia các phong trào đoàn ở địa phương. Vốn năng nổ, nhiệt huyết với công tác đoàn và luôn sẵn sàn giúp đỡ mọi người nên được các bạn đoàn viên, thanh niên tin nhiệm bầu làm Bí thư Chi đoàn thôn Nà Màu. 
 
15/09/2020