Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mê

09:49, 28/07/2020

BHG - Từ các khâu làm đất, gieo mạ, cấy lúa,… nếu như trước đây là “con trâu đi trước, cái cày theo sau” và để mang được hạt thóc về nhà, người nông dân phải đánh đổi “1 hạt thóc, 9 giọt mồ hôi”; thì nay, hình ảnh con trâu, cái cày trên những cánh đồng ở Bắc Mê đã không còn; mà thay vào đó là những chú “Trâu sắt”, là những máy nông cụ, máy cấy, máy cày,… đã thay sức người, sức trâu làm việc.

Lãnh đạo huyện Bắc Mê thử nghiệm máy cấy mini tại xã Minh Ngọc.
Lãnh đạo huyện Bắc Mê thử nghiệm máy cấy mini tại xã Minh Ngọc.

Thực hiện việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất đã giúp tăng năng suất, đúng khung thời vụ và giảm sức lao động cho người dân. Những năm gần đây, phong trào sử dụng máy nông cụ, áp dụng KH - KT vào sản xuất nông nghiệp đã được người dân chú trọng. Đánh giá về sự thay đổi đó, đồng chí Ấu Quốc Công, Phó Chủ tịch UBND huyện, chia sẻ: “Việc người dân đẩy mạnh áp dụng tiến bộ KH - KT vào sản xuất đã trở thành một bước tiến lớn đối với nền nông nghiệp huyện nhà; để xây dựng thành phong trào, nhiệm kỳ 2015 – 2020 và những năm gần đây, huyện đã có các chủ trương, chương trình hỗ trợ và hình thành nên những mô hình điểm. Từ đó, việc sử dụng cơ giới hóa, như: Máy gặt liên hoàn, máy cấy, máy bừa,… đã dần trở thành hình ảnh quen thuộc trên những cánh đồng của huyện. Cùng với đó, từ sự tiện lợi, lợi nhuận và các tính năng của máy móc đã dần trở thành chìa khóa mở ra tư tưởng làm nông nghiệp mới, hiện đại của người dân Bắc Mê”.

Người dân xã Yên Cường, lắp ráp máy cấy mini đưa vào sử dụng.
Người dân xã Yên Cường, lắp ráp máy cấy mini đưa vào sử dụng.

Thay đổi tư tưởng của người dân được huyện xác định là một chiến lược lâu dài và có lộ trình rõ ràng. Theo đó, huyện xây dựng một mô hình quy mô bằng việc vận động các hộ dân thôn Nà Xá, xã Yên Định xây dựng HTX dịch vụ nông nghiệp với việc đầu tư các máy nông cụ, như: Máy gặt liên hoàn, máy cấy,… đã mang cho người dân nhiều lợi ích và trở thành một hình ảnh sống, một dẫn chứng thực tế để người dân học tập, làm theo. Cùng đó, việc hỗ trợ các nông cụ: Máy phay đất, máy cấy mini,… đã giúp người dân dần tiếp cận với các tiến bộ KH – KT và biến nó trở thành công cụ lao động của gia đình.

Cùng trải nghiệm máy cấy mini tại buổi Sơ kết Nông – lâm nghiệp của huyện Bắc Mê năm 2020 được tổ chức tại xã Minh Ngọc, đồng chí Lê Mạnh Cường, Phó Bí thư Huyện ủy, chia sẻ: “Những hình ảnh về ngành Nông nghiệp hiện đại đang dần xuất hiện trên những cánh đồng trên địa bàn huyện, người dân đã chủ động hơn trong việc tìm và trang bị cho công việc đồng áng của mình những loại máy nông nghiệp phù hợp. Cùng bà con thử nghiệm máy cấy mini mới, là một người ít làm nông nghiệp, đặc biệt là việc cấy cày; nhưng tôi có thể dễ dàng điều khiển chiếc máy cấy mini… Với cơ chế hoạt động đơn giản và được chạy bằng ắc quy, gọn nhẹ, giá thành hợp lý; việc đưa máy cấy mini vào sử dụng rộng rãi mang tính khả quan rất cao, mang lại rất nhiều tiện ích, đặc biệt tăng năng suất lao động…”.

Là hộ được sử dụng và triển khai đầu tiên, bác Nguyễn Thị Tiên, xã Minh Ngọc, chia sẻ: “Với chiếc máy cấy mini đã giúp tôi giảm được rất nhiều công sức, giờ không còn phải còng lưng cấy từng nhánh lúa, với chiếc máy này, trong khoảng 20 phút là có thể cấy xong thửa ruộng; đặc biệt, mỗi lần cấy được 4 hàng và dễ dàng kéo đi. Nhưng, để sử dụng hiệu quả, khâu làm đất rất quan trọng, người dân phải làm kỹ đất, lượng nước trong ruộng vừa phải; mạ cần phải làm trên nền xi măng hoặc khay và sử dụng trấu, phân hợp lý,… có vậy, khi đưa máy vào sử dụng mới phát huy tối đa các tính năng và công suất.

Để tạo thành phong trào, vụ Mùa năm 2020, hầu hết các hộ làm nông nghiệp trên địa huyện đã tự trang bị những máy nông cụ, như: Máy cấy chạy bằng xăng; máy gặt mini; máy làm đất… Trên những cánh đồng, tiếng máy đã bắt đầu rền vang, khởi động cho một vụ mùa bội thu. Từ những sự thay đổi đó, hứa hẹn sẽ góp phần giúp huyện hoàn thành mục tiêu tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 34.456 tấn; nâng giá trị sản xuất hằng năm lên 53,3 triệu đồng/ha…

Bài, ảnh: Hoàng Yến


Cùng chuyên mục

Dừng hoạt động khai thác khoáng sản tại xã Đồng Tâm

BHG - Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh đã có Văn bản 2281/UBND-KTTH, yêu cầu dừng hoạt động khai thác khoáng sản do giấy phép khai thác hết hạn và lập thủ tục đóng cửa mỏ khoáng sản Mangan thôn Lâm - thôn Pha, xã Đồng Tâm, huyện Bắc Quang của Công ty cổ phần đầu tư khai thác chế biến khoáng sản Hà Giang.

24/07/2020
Người "thổi hồn" nghề dệt Lanh trắng ở Đồng Văn

BHG - Là người con của xã Sà Phìn (Đồng Văn), chị Vàng Thị Cầu, dân tộc Mông, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Đồng Văn, là người sáng lập, Tổ trưởng sản xuất Hợp tác xã (HTX) Lanh Trắng Sà Phìn. Các sản phẩm từ Lanh trắng của HTX do chị sáng lập có những nét khác biệt mà không phải cơ sở nào cũng có thể làm được. Chính điều này đã làm cho sản phẩm Lanh Trắng của HTX vang danh

24/07/2020
Tự hào làng Dao Giàn Thượng

BHG - Năm 2016 – 2017, làng Dao thôn Giàn Thượng, xã Tiên Kiều (Bắc Quang) đóng góp 680 triệu đồng thuê rải cấp phối 4 km tuyến đường từ ngã ba nhà văn hóa thôn vào các cụm dân cư. Năm nay, để về đích NTM, dân làng đóng góp trên 1,4 tỷ đồng, thuê doanh nghiệp có máy móc, thiết bị đổ bê tông 8,3 km đường nối các cụm dân cư với nhau để thôn Giàn Thượng ngày một khang trang hơn.

 

23/07/2020
Thuận Hòa khởi sắc sau một nhiệm kỳ

BHG - Là xã nằm ở phía Đông Bắc của huyện Vị Xuyên, với lợi thế gần trung tâm thành phố Hà Giang, có đường giao thông thuận lợi và nhiều tiềm năng, lợi thế về phát triển nông, lâm, thủy sản, du lịch; nhiệm kỳ vừa qua, Đảng bộ xã Thuận Hòa (Vị Xuyên) đã bứt phá vươn lên mạnh mẽ. Diện mạo kinh tế - xã hội chuyển biến tích cực, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên đáng kể.

 

23/07/2020