Triển vọng Dự án trồng rừng tạo nguồn sinh thủy ở Mèo Vạc

14:55, 03/06/2020

BHG - Dự án trồng rừng tạo nguồn sinh thủy được thực hiện tại thôn Sán Tớ, thị trấn Mèo Vạc (Mèo Vạc) nằm trong phạm vi Khu bảo tồn thiên nhiên Chí Sán; hứa hẹn mang lại những lợi ích trực tiếp cho địa phương. Song, lợi ích đó lại đang bị đe dọa bởi chính công tác chăm sóc cũng như ý thức của người dân.

Cán bộ Viện Nghiên cứu và Phát triển Lâm nghiệp kiểm tra khu vực thực hiện dự án.
Cán bộ Viện Nghiên cứu và Phát triển Lâm nghiệp kiểm tra khu vực thực hiện dự án.

Dự án trên nằm trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng mô hình trồng cây lâm nghiệp trên vùng cao núi đá phía Bắc tạo nguồn sinh thủy giai đoạn 2017 -2020” do Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) làm chủ đầu tư; được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu và Phát triển Lâm nghiệp (Trường Đại học Nông, lâm Thái Nguyên). Dự án có quy mô 30 ha, được triển khai trên địa bàn hai huyện Đồng Văn và Mèo Vạc từ năm 2018. Tại huyện Mèo Vạc, dự án được thực hiện với quy mô 15 ha ở thôn Sán Tớ, thị trấn Mèo Vạc; với mật độ trồng 1.600 cây/ha, gồm các loại cây,  như: Sơn tra (táo Mèo), Hồ đào (Óc chó), Lát hoa, Tống quá sủ.

Việc triển khai, thực hiện dự án sẽ góp phần bảo tồn và làm đa dạng sinh học cũng như các giá trị tự nhiên tại Khu bảo tồn thiên nhiên Chí Sán; đồng thời nâng cao độ che phủ rừng, phát triển du lịch sinh thái, tạo cảnh quan du lịch cho khu vực. Hơn nữa, nếu dự án thành công, địa phương sẽ có thêm nguồn thu nhập từ quả táo Mèo hay Óc chó. Đặc biệt, mục đích quan trọng hơn hết của dự án chính là giúp bảo vệ và tạo nguồn nước phục vụ nhu cầu cuộc sống của người dân. Hiện nay, trên địa bàn huyện Mèo Vạc có 16/18 xã, thị trấn phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt vào các tháng mùa khô trong năm. Riêng đối với thị trấn Mèo Vạc, có trên 1,6 nghìn hộ thường bị thiếu nước sinh hoạt từ tháng 11 năm trước, đến tháng 4 năm sau. Cho nên, việc thực hiện dự án nói riêng và việc phát triển, bảo vệ rừng đầu nguồn Chí Sán nói chung có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội của huyện.

Tuy nhiên, khảo sát thực tế cho thấy, một số bất cập đang ảnh hưởng trực tiếp đến dự án. Vào khoảng giữa năm 2019, tỷ lệ cây trồng sống đạt 15%. Sau đó, các bên liên quan đã trồng dặm, bổ sung một số loại cây nhằm đảm bảo theo thiết kế. Song, đến nay, một số loại cây trồng vẫn bị chết nhiều như cây Óc chó, Tống quán sú; tỷ lệ cây sống chỉ đạt hơn 70%; cây sinh trưởng và phát triển kém. Nguyên nhân được xác định do ý thức của một bộ phận người dân, họ thường đi vào khu vực dự án để lấy cỏ cho gia súc gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cây. Bên cạnh đó, công tác chăm sóc cây non chưa thường xuyên, khiến cỏ rậm rạp, ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của cây.

Trước thực tế trên, Viện Nghiên cứu và Phát triển Lâm nghiệp đã chuyển một khoản kinh phí cho thôn Sán Tớ để trông coi và bảo vệ. Bên cạnh đó, UBND thị trấn Mèo Vạc cũng tăng cường tuyên tuyền để người dân thôn Sán Tớ hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của dự án trồng rừng tạo nguồn sinh thủy Khu bảo tồn thiên nhiên Chí Sán cũng như làm tốt công tác tuần tra, bảo vệ khu vực dự án; kiên quyết không để người dân vào khu vực trồng rừng lấy cỏ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng.

Theo cán bộ Viện Nghiên cứu và Phát triển Lâm nghiệp, khi dự án thành công sẽ đem lại lợi ích trực tiếp cho địa phương; từ đó, có thể nhân rộng mô hình, tạo tiền đề phát triển KT – XH của vùng.

Bài, ảnh: TRẦN KẾ


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Sơ kết sản xuất nông, lâm nghiệp 5 tháng đầu năm 2020

BHG - Chiều 29.5, các đồng chí: Nguyễn Minh Tiến, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Nguyễn Đức Vinh, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở NN&PTNT chủ trì Hội nghị trực tuyến với 11 huyện, thành phố sơ kết sản xuất nông, lâm nghiệp 5 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ sản xuất vụ Mùa và vụ Đông năm 2020. Dự hội nghị tại điểm cầu UBND tỉnh có lãnh đạo Văn phòng Đoàn ĐBQH – HĐND – UBND tỉnh, các đơn vị trực thuộc sở NN&PTNT.

30/05/2020
Mô hình liên kết chăn nuôi bò vỗ béo ở xã Lùng Tám

BHG - Khởi nguồn từ Đề án số 10 – ĐA/HU của BTV Huyện ủy Quản Bạ về "Nâng cao hiệu quả liên kết, phát triển kinh tế của nông dân huyện Quản Bạ, giai đoạn 2018 – 2023" được ban hành từ năm 2018. Đến nay, mô hình liên kết chăn nuôi bò vỗ béo ở xã Lùng Tám (Quản Bạ) bước đầu đã cho thấy hiệu quả kinh tế cao; góp phần tích cực vào việc phát triển KT – XH tại địa phương.

 

29/05/2020
Phục hồi sản xuất, chăn nuôi sau đại dịch

BHG - Theo thống kê của ngành Nông nghiệp, do ảnh hưởng của dịch bệnh Tả lợn châu Phi và dịch Covid-19 đã khiến cho việc sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp,… trong đó, việc phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh gặp không ít khó khăn. Từ đầu năm đến nay, tổng đàn trâu trên toàn tỉnh giảm 2,96% so với cùng kỳ; đàn bò giảm 2,22%; đàn lợn giảm 6,79%... Ngoài ra, dịch bệnh cũng tác động đến đầu vào của sản xuất nông nghiệp, như: Thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, con giống…

 

29/05/2020
Thị trấn Vinh Quang vững bước trên chặng đường mới

BHG - Với tiềm năng, lợi thế trung tâm huyện, thị trấn Vinh Quang (Hoàng Su Phì) đang từng ngày "thay da, đổi thịt"; hạ tầng đô thị và dịch vụ thương mại phát triển nhanh, bền vững, "Sáng, xanh, sạch, đẹp và văn minh". Nhiệm kỳ 2015 – 2020, là một trong những dấu mốc cho sự phát triển vượt bậc của thị trấn, nền kinh tế tiếp tục ổn định, tổng mức lưu chuyển hàng hóa đạt 234 tỷ đồng/năm, tăng 57% so với đầu nhiệm kỳ. 

29/05/2020