Du Tiến chú trọng phát triển thương mại

09:50, 11/06/2020

BHG - Du Tiến nằm trong cụm 5 xã phía Nam của huyện Yên Minh, gồm: Du Già, Du Tiến, Lũng Hồ, Đường Thượng, Ngọc Long và cách trung tâm huyện trên 64 km. Từ năm 2015 trở về trước, khi tuyến đường Du Tiến – Ngọc Long chưa được khai thông, đường từ Du Già đến Du Tiến là tuyến duy nhất kết nối giao thông, giao thương cho địa phương này. Cũng bởi thế, điều kiện phát triển KT – XH của Du Tiến gặp rất nhiều khó khăn: Tỷ lệ hộ nghèo  đầu nhiệm kỳ 2015 – 2020 của xã chiếm gần 61,5%, thu nhập bình quân chỉ đạt trên 9 triệu đồng/người/năm; phần lớn đường giao thông nông thôn là đường đất, đá và có tới 6/15 thôn chưa có đường ô tô đến trung tâm…

Cửa hàng kinh doanh tạp hóa xuất hiện ngày càng nhiều.
Cửa hàng kinh doanh tạp hóa xuất hiện ngày càng nhiều.

Thế nhưng, khi tuyến đường Du Tiến – Ngọc Long hoàn thành, giao thông, giao thương đến Du Tiến đã thông thoáng, đi lại thuận tiện, kết nối được với nhiều thị trường khác trên địa bàn huyện và tỉnh Cao Bằng, hoạt động kinh doanh, buôn bán trên địa bàn xã Du Tiến đã có sự phát triển bứt phá, như: Toàn xã đã có gần 30 hộ kinh doanh, buôn bán cố định; hình thành 3 khu kinh doanh, buôn bán tập trung, gồm: Trung tâm thôn Bản Lè, thôn Bản Lý và khu vực xung quanh các trường học. Xã đã chủ động quy hoạch và mở được 2 phiên chợ/tuần với gần 100 thương lái tham gia buôn bán hàng hóa và hàng trăm lượt người dân đi chợ. Ngoài ra, mỗi tuần trên địa bàn xã có khoảng 4 – 5 chuyến xe tải đến giao hàng cho các cửa hàng kinh doanh, kết hợp thu mua nông sản của bà con… Qua đó, lĩnh vực thương mại, dịch vụ ở Du Tiến đã chiếm trên 20% tỷ trọng phát triển kinh tế.

Bí thư Đảng ủy xã Du Tiến, Nguyễn Văn Kiến, cho biết: Trong nhiệm kỳ 2015 – 2020, Đảng bộ xã đã định hướng quy hoạch và tập trung chỉ đạo phát triển các chợ, khu trung tâm các thôn gắn với xây dựng NTM, tích cực bê tông hóa các tuyến giao thông nông thôn và mở mới, nâng cấp hệ thống giao thông. Cùng sự quan tâm, đầu tư nâng cấp hạ tầng giao thông liên xã, liên huyện, hoạt động thương mại trên địa bàn trở nên phong phú và có sự phát triển. Các hộ kinh doanh tăng qua từng năm, quy mô mở rộng sản phẩm ngày càng đa dạng, đáp ứng được nhu cầu trao đổi hàng hóa của người dân. Nhiều hộ có cuộc sống khá từ hoạt động kinh doanh, qua đó góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 45%, nâng thu nhập lên trên 14 triệu đồng/người/năm, thúc đẩy KT – XH của địa phương ngày càng phát triển.

Bài, ảnh: Duy Tuấn


Cùng chuyên mục

Vị Xuyên sản xuất chè theo hướng VietGAP

BHG - Sản xuất chè sạch, an toàn theo hướng VietGAP, hữu cơ, xây dựng thương hiệu chè, nâng cao giá trị cây chè và nâng cao đời sống người làm chè là định hướng của huyện Vị Xuyên đối với việc phát triển chè Shan tuyết, cây trồng kinh tế mũi nhọn của địa phương. Thời gian qua, huyện đã có nhiều chính sách hỗ trợ, đầu tư toàn diện cho phát triển chè, thực hiện nhiều biện pháp để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị của sản phẩm chè địa phương.

 

11/06/2020
Cây Ấu tẩu góp phần xóa nghèo ở Cao Mã Pờ

BHG - Trong những năm qua, các địa phương trên địa bàn huyện Quản Bạ đã có nhiều cách làm mới trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng; đặc biệt là những cây dược liệu quý đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Trong đó có xã Cao Mã Pờ với mô hình trồng cây Ấu tẩu, không chỉ mang lại thu nhập cao mà còn góp phần xóa nghèo, tạo việc làm ổn định cho đồng bào biên giới.

 

09/06/2020
Khó khăn trong đấu giá quyền sử dụng đất ở Đồng Văn

BHG - Năm 2020, huyện Đồng Văn được tỉnh giao thu ngân sách nhà nước trên địa bàn là trên 43 tỷ đồng; trong đó, có 30 tỷ đồng thu từ tiền bán đấu giá Quyền sử dụng đất (QSDĐ) tại 7 cơ sở nhà đất trên địa bàn thị trấn Đồng Văn và xã Lũng Cú. Tuy nhiên, đến đầu tháng 6.2020, việc bán đấu giá QSDĐ ở những vị trí này đang gặp nhiều khó khăn do vướng mắc trong việc điều chỉnh quy hoạch theo Quyết định số 438/QĐ-TTg, ngày 7.4.2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch xây dựng Công viên Địa chất toàn cầu - Cao nguyên đá Đồng Văn tỉnh Hà Giang đến năm 2030.

09/06/2020
Ngành Nông nghiệp chủ động ứng phó với dịch bệnh

BHG - Những tháng đầu năm, sản xuất nông, lâm nghiệp của tỉnh ta gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng bất thường của thiên tai và dịch bệnh. Dịch tả lợn châu Phi mới được khống chế nên công tác tái đàn gặp nhiều khó khăn, xuất hiện sâu, bệnh hại trên cây trồng, các mặt hàng nông sản chủ lực tiêu thụ khó khăn và giá bán có xu hướng giảm do tác động của dịch Covid – 19…

 

09/06/2020