Hà Giang

Đối thoại chính sách và chia sẻ kinh nghiệm về bảo tồn loài giữa tỉnh Hà Giang và Cao Bằng

12:17, 19/06/2020

BHG - Ngày 19.6, Chi cục Kiểm lâm Hà Giang phối hợp với Chi cục Kiểm lâm Cao Bằng và Tổ chức Bảo tồn Động thực vật Quốc tế (FFI) tổ chức Hội thảo đối thoại chính sách và chia sẻ kinh nghiệm về thực hiện hoạt động Hội đồng tư vấn bảo tồn loài. Tham dự có lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm 2 tỉnh; đại diện FFI; người dân các xã thuộc khu bảo tồn thiên nhiên trên địa bàn 2 tỉnh.

Hội thảo đối thoại chính sách và chia sẻ kinh nghiệm về bảo tồn loài giữa tỉnh Hà Giang và Cao Bằng
Hội thảo đối thoại chính sách và chia sẻ kinh nghiệm về bảo tồn loài giữa tỉnh Hà Giang và Cao Bằng

Khu bảo tồn thiên nhiên Khau Ca có diện tích trên 1.940 ha, với hệ sinh thái đa dạng, trong đó có 32 loài có tên trong sách Đỏ Việt Nam và thế giới. Đặc biệt, nơi đây lưu giữ quần thể Voọc mũi hếch, loài linh trưởng quý hiếm bị đe doạ tuyệt chủng cao nhất trên thế giới. Để bảo tồn loài Voọc mũi hếch, 6 tháng đầu năm, BQL khu bảo tồn đã tổ chức nhiều đợt tuần rừng, phát hiện và xử lý 1 vụ vi phạm; phối hợp với tổ chức FFI khảo sát các loài cây thức ăn của Voọc mũi hếch tại các thôn liền kề khu rừng Vọoc sinh sống; xây dựng vườn ươm loài thực vật quý hiếm tại xã Tùng Bá với 2 nghìn cây giống; lắp đặt 20 biển cấm tại địa bàn 3 xã thuộc khu bảo tồn. Khu bảo tồn Vượn Cao vít huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng có diện tích trên 1.600 ha; hiện có 20 – 22 đàn Vượn Cao vít với tổng số gần 130 cá thể. Khu bảo tồn đã phối hợp với các địa phương, lực lượng chức năng triển khai nhiều giải pháp bảo vệ động vật hoang dã.

Tại hội thảo, đại biểu đã trao đổi các chính sách liên quan đến hoạt động của Hội đồng tư vấn và bảo tồn loài có sự tham gia của cộng đồng và kinh nghiệm trong công tác bảo tồn loài như: Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức cho cộng đồng; tăng cường hoạt động tuần tra, bảo vệ, ngăn ngừa các hành vi xâm hại của con người đối với môi trường sống, hệ động, thực vật nơi Voọc sinh sống; tìm kiếm nguồn tài chính bền vững cho các hoạt động; công tác phối hợp, quản lý, bảo vệ khu bảo tồn; xác định và quản lý ranh giới; giám sát đa dạng sinh học; hỗ trợ sinh kế cho người dân sinh sống trong khu bảo tồn; quản lý và phát triển rừng bền vững… Qua đó giúp 2 địa phương nâng cao hoạt động bảo tồn, bảo vệ tốt hệ động thực vật đang đứng trước nhiều nguy cơ bị xâm hại hiện nay.

Tin, ảnh: BIỆN LUÂN


Cùng chuyên mục

Sức bật từ phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi ở Bắc Mê

BHG - Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi trên địa bàn huyện Bắc Mê những năm qua đã tác động tích cực đến đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Để thúc đẩy phong trào nông dân SXKD giỏi và bền vững, Hội Nông dân huyện đã phối hợp với các ngành chức năng chủ động tìm hiểu những loại cây trồng, vật nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân và phù hợp với đặc điểm của từng địa phương. Ngoài ra, Hội còn phối hợp tổ chức tập huấn chuyển giao KHKT trên cây trồng, vật nuôi...

19/06/2020
Nhân rộng mô hình nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu trên cây lúa

BHG - Nằm trong Hợp phần 3 thuộc Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới năm 2019 - 2020, mô hình nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu (CSA) trên cây lúa đã và đang cho thấy những hiệu quả tích cực. Vụ Xuân năm 2020, Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai các điểm mô hình CSA trên cây lúa với quy mô 462 ha, 1.953 hộ tham gia, tại địa bàn 7 xã thuộc 2 huyện Bắc Quang, Quang Bình.

19/06/2020
Đưa nghề trồng dâu nuôi tằm về miền đá Mèo Vạc

BHG - Nhằm nâng tỷ trọng giá trị sản xuất ngành, nghề trong khu vực nông thôn, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, gắn với xây dựng NTM; đa dạng hóa sản phẩm ngành, nghề; giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, gắn với phát triển du lịch và bảo vệ môi trường…

18/06/2020
Đồng Văn tập trung phát triển đàn lợn

BHG - Nhằm cụ thể hóa chương trình tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và thực hiện Đề án nửa triệu con đại gia súc; phấn đấu đến hết năm 2020 tỷ trọng ngành chăn nuôi đạt 37,6%; huyện Đồng Văn đã, đang tập trung nguồn lực đẩy mạnh phát triển chăn nuôi có sự hỗ trợ của nhà nước. Từng bước chuyển đổi phương thức chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ sang hướng gia trại, trang trại tập trung. Đồng thời, thực hiện tốt việc phòng, chống dịch, bệnh cho đàn gia súc, gia cầm; kiểm soát, phòng dịch tả lợn châu Phi tại những địa bàn đã xảy ra.

 

18/06/2020