Cây Ấu tẩu góp phần xóa nghèo ở Cao Mã Pờ

09:35, 09/06/2020

BHG - Trong những năm qua, các địa phương trên địa bàn huyện Quản Bạ đã có nhiều cách làm mới trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng; đặc biệt là những cây dược liệu quý đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Trong đó có xã Cao Mã Pờ với mô hình trồng cây Ấu tẩu, không chỉ mang lại thu nhập cao mà còn góp phần xóa nghèo, tạo việc làm ổn định cho đồng bào biên giới.

Lãnh đạo xã Cao Mã Pờ kiểm tra sâu, bệnh hại trên cây Ấu Tẩu tại thôn Vàng Chá Phìn.
Lãnh đạo xã Cao Mã Pờ kiểm tra sâu, bệnh hại trên cây Ấu Tẩu tại thôn Vàng Chá Phìn.

Đồng chí Nguyễn Đức Nghiệp, Phó Chủ tịch UBND xã Cao Mã Pờ, cho biết: Hiện, trên địa bàn xã gieo trồng được trên 30 ha cây Ấu tẩu, với trên 290 hộ tham gia, năng suất bình quân đạt 50 tạ/ha, được trồng tập trung ở các thôn: Vàng Chá Phìn, Chín Chu Lìn, Thèn Ván... Ấu tẩu được người dân địa phương trồng từ lâu nay, do đầu ra không ổn định, nên nhiều hộ trồng chỉ để phục vụ gia đình và bán tại chợ địa phương... Tuy nhiên, với sự lãnh, chỉ đạo của xã, sự giúp đỡ của cán bộ chuyên môn; từ năm 2018 đến nay, sản phẩm Ấu tẩu của xã đã được bao tiêu đầu ra, cho giá trị kinh tế cao và ổn định. Qua đó, người dân đã yên tâm mở rộng diện tích cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm; nhiều hộ có thu nhập hàng chục triệu đồng/năm từ cây Ấu tẩu, như: Hộ ông Hoàng Văn Dèn, Dương Văn Pao, Thèn Mậu Khuấn, Vương Minh Cường,... các món ẩm thực liên quan đến Ấu tẩu cũng như công dụng trong dược liệu ngày càng được nhiều thực khách trong và ngoài nước biết khi đến Hà Giang nói chung và Quản Bạ nói riêng.

Cùng lãnh đạo xã Cao Mã Pờ men theo những con đường mòn đá tai mèo đến thôn Vàng Chá Phìn, đây là thôn giáp với nước bạn Trung Quốc nhất và cũng là nơi trồng cây Ấu tẩu tốt và nhiều nhất của xã để kiểm tra sâu bệnh cũng như sinh trưởng của cây Ấu tẩu; ông Hoàng Văn Dèn, thôn Vàng Chá Phìn, chia sẻ: Những năm trước đây, giá Ấu tẩu chỉ khoảng 40 – 50 nghìn đồng/kg; giá cả thì không ổn định, hoàn toàn phụ thuộc vào các thương lái. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, nhờ sự quan tâm đặc biệt của cấp ủy, chính quyền xã trong việc liên kết đầu ra giúp người trồng; nên giá cả đã ổn định từ 50 đến 100 nghìn đồng/kg củ Ấu tẩu. Gia đình tôi cũng như nhiều gia đình khác trong thôn, xã đã mở rộng diện tích từ những mảnh nương nhỏ, thâm canh dưới gốc ngô để tiện chăm sóc. Hiện, gia đình tôi trồng được hơn 0,2 ha Ấu tẩu; trung bình mỗi năm thu nhập trên 50 triệu đồng sau khi đã trừ các khoản chi phí.

“Để đảm bảo đầu ra, cũng như chất lượng, thương hiệu sản phẩm đặc trưng của địa phương; năm 2018, xã phối hợp với doanh nghiệp thành lập HTX dịch vụ tổng hợp Đình Quang để tập trung thu mua Ấu tẩu của người dân địa phương để sản xuất cao Ấu tẩu; đây là 1 trong những sản phẩm đặc trưng của xã và đang dần hoàn thiện hồ sơ đăng ký sản phẩm OCOP của huyện. Qua đó, không chỉ giúp người dân tiêu thụ sản phẩm mà còn đa dạng hóa sản phẩm Ấu tẩu đưa ra ngoài thị trường. Trước đây, nhiều người còn e ngại khi mua Ấu tẩu về làm dược liệu, thức ăn bởi độc tố trong loại dược liệu này khá cao; nếu không biết sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, khi đã được chế biến thành cao Ấu tẩu và được khử độc tố nên sử dụng an toàn hơn so với sản phẩm thô được nhiều người ưa chuộng hơn...” - Phó Chủ tịch UBND xã Cao Mã Pờ, Nguyễn Đức Nghiệp cho biết thêm

Với lợi thế sẵn có, cùng với sự nỗ lực quan tâm của chính quyền địa phương trong việc liên kết đầu ra cho sản phẩm; đã góp phần nâng cao cuộc sống người dân vùng biên giới, giúp địa phương từng bước giảm nghèo. Tính đến hết năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn 33,58% (giảm hơn 11,11% so với năm 2015), thu nhập bình quân đầu người đạt 22 triệu đồng/năm, (tăng trên 6 triệu so với năm 2015).

Bài, ảnh: Vương Mai


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nỗ lực đạt mục tiêu 42 vạn tấn lương thực

BHG - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 – 2020 đặt mục tiêu tổng sản lượng lương thực đạt 42 vạn tấn. Dù gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh; ngành Nông nghiệp (NNN) tỉnh đã, đang khẳng định nỗ lực và quyết tâm cao bằng nhiều giải pháp cụ thể nhằm phấn đấu hoàn thành mục tiêu trên.

 

09/06/2020
Nữ đảng viên dân tộc Dao làm kinh tế giỏi

BHG - Phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu; những năm qua, nhiều đảng viên trên địa bàn phường Ngọc Hà (thành phố Hà Giang) đã chủ động, gương mẫu đi đầu trong phát triển kinh tế, góp phần lan tỏa tinh thần năng động, sáng tạo trong các tầng lớp nhân dân; một trong những gương điển hình đó là chị Phàn Thị Vàn, tổ 9, phường Ngọc Hà.

 

09/06/2020
Khó khăn trong đấu giá quyền sử dụng đất ở Đồng Văn

BHG - Năm 2020, huyện Đồng Văn được tỉnh giao thu ngân sách nhà nước trên địa bàn là trên 43 tỷ đồng; trong đó, có 30 tỷ đồng thu từ tiền bán đấu giá Quyền sử dụng đất (QSDĐ) tại 7 cơ sở nhà đất trên địa bàn thị trấn Đồng Văn và xã Lũng Cú. Tuy nhiên, đến đầu tháng 6.2020, việc bán đấu giá QSDĐ ở những vị trí này đang gặp nhiều khó khăn do vướng mắc trong việc điều chỉnh quy hoạch theo Quyết định số 438/QĐ-TTg, ngày 7.4.2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch xây dựng Công viên Địa chất toàn cầu - Cao nguyên đá Đồng Văn tỉnh Hà Giang đến năm 2030.

09/06/2020
"Đòn bẩy" cho nông hộ từ nguồn vốn vay ưu đãi của HĐND tỉnh

BHG - Nhờ nguồn vốn vay ưu đãi theo các Nghị quyết 209, 86 và 29 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ phát triển nông, lâm nghiệp; nhiều hộ sản xuất chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đã có nguồn vốn quý báu để phát triển kinh tế, mở rộng quy mô sản xuất. Theo thống kê, thực hiện Nghị quyết số 209 và Nghị quyết 86 của HĐND tỉnh, có 7.447 hộ được vay vốn, với số tiền giải ngân là 667.706 triệu đồng. 

09/06/2020