Hà Giang

Tiếp sức cho những nỗ lực vượt khó làm giàu ở Hoàng Su Phì

15:17, 27/05/2020

BHG - Đồng hành cùng người nông dân trong phát triển chăn nuôi, Agribank Chi nhánh Hoàng Su Phì đã trở thành địa chỉ tin cậy, giúp bà con tiếp cận nguồn vốn phát triển kinh tế. Từ ngồn vốn vay này, nhiều người dân đã có vốn để phát triển kinh tế hộ và làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Trang trại nuôi cá Tầm, cá Hồi của anh Xin Văn Vu, xã Nậm Ty.
Trang trại nuôi cá Tầm, cá Hồi của anh Xin Văn Vu, xã Nậm Ty.

Theo chân cán bộ tín dụng Agribank Chi nhánh Hoàng Su Phì, chúng tôi đến thăm trang trại chăn nuôi tổng hợp của anh Lù Văn Chương tại thôn Nắm Ản, xã Tụ Nhân. Trang trại chăn nuôi lợn đen bản địa, nuôi trâu vỗ béo của anh Chương nằm trên một ngọn đồi rộng và thoáng mát với hơn 50 con lợn, 10 con trâu được 2 vợ chồng anh đầu tư từ nhiều năm nay. Năm 2016, anh Chương làm hồ sơ mạnh dạn để vay vốn phát triển chăn nuôi trâu, bò vỗ béo theo Nghị quyết 209. Sau khi được Agribank Chi nhánh Hoàng Su Phì thẩm định, anh được hỗ trợ vay 300 triệu đồng để tăng đàn trâu, bò từ 10 con có sẵn lên 35 con trâu, bò vỗ béo. Cuối năm 2019, anh bán và thu hồi vốn để trả Agribank và tiếp tục làm hồ sơ vay vốn đầu tư chăn nuôi lợn đen sinh sản. Có vốn, anh đầu tư mua lợn nái trưởng thành về chăm sóc theo kỹ thuật và đạt hiệu quả sinh sản khá tốt. Đầu năm 2020, để mở rộng quy mô trang trại anh quyết định vay thêm 500 triệu đồng từ Agribank, với số vốn đó anh Chương tiếp tục tăng đàn lợn và đầu tư mô hình chăn nuôi khép kín, chăn nuôi giun Quế để tận dụng nguồn chất thải của đàn lợn và trâu.

Cán bộ Agribank Chi nhánh Hoàng Su Phì thăm, kiểm tra mô hình nuôi giun Quế của gia đình anh Lù Văn Chương, thôn Nắm Ản, xã Tụ Nhân.
Cán bộ Agribank Chi nhánh Hoàng Su Phì thăm, kiểm tra mô hình nuôi giun Quế của gia đình anh Lù Văn Chương, thôn Nắm Ản, xã Tụ Nhân.

Tại thôn Tân Minh, xã Nậm Ty ,trang trại nuôi cá Hồi, cá Tầm của anh Xin Văn Vu từ lâu đã trở thành địa chỉ để nhiều nông dân gần xa đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi. Là một người kiên trì từ năm 2010 đến nay, sau nhiều lần thất bại và chuyển địa điểm chăn nuôi, nhưng nhờ có sự đồng hành của Agribank đã giúp anh Vu nuôi thành công cá Hồi, cá Tầm trên đất Hoàng Su Phì. Cơ ngơi sau nhiều năm xây dựng bên suối Nậm Ty thành nơi an cư và phát triển sản xuất của anh Vu là điểm sáng về sử dụng nguồn vốn vay từ Agribank. 

Bên cạnh cho vay giúp bà con phát triển chăn nuôi, Agribank  Chi nhánh Hoàng Su Phì đã tạo điều kiện cho bà con vay theo nghị quyết 209, 86, 29 của HĐND tỉnh để trồng dược liệu, chăn nuôi ong, trồng và sản xuất chè từ đầu năm đến nay đạt 40 tỉ đồng.

Nhờ nguồn vốn của Agribank, những người nông dân có trí làm ăn như anh Vu, anh Chương… đã có nguồn vốn để biến những ý tưởng thành hiện thực. Với những mô hình làm ăn kinh tế đạt hiệu quả, những người nông dân dám nghĩ, dám làm này trở thành tấm gương cho người nông dân và thanh niên trẻ miền đất “Vỏ cây vàng” noi theo. Điển hình như  anh Hoàng Tiến Cường, thôn Quang Tiến, trị trấn Vinh Quang, đã mạnh dạn sử dụng nguồn vốn vay từ Agribank để đầu tư mô hình trang trại chăn nuôi lợn vỗ béo và nuôi giun quế với sự hỗ trợ con giống và kỹ thuật của anh Lù Văn Chương. Hiện trong chuồng chăn nuôi của anh có 10 con lợn nái đẻ và trại nuôi giun Quế với quy mô lớn. Ngồi nói chuyện trong căn nhà bên sông Chảy, anh Cường cho biết: Cuối tháng 3 vừa rồi anh bán được 48 con lợn giống thu về 1 khoản kha khá, tôi sẽ đáo hạn trước thời hạn và nhờ cán bộ Agribank tư vấn để vay thêm từ 100 – 200 triệu đồng mở rộng quy mô đàn lợn và phát triển thêm chăn nuôi gia cầm.

Trao đổi với anh Nguyễn Văn Mạnh, Trưởng phòng Kế hoạch - Kinh doanh Agribank Chi nhánh Hoàng Su Phì, được biết: Ngân hàng đã và đang tạo nguồn vốn tại địa phương cho nhiều người dân, với những hộ có nhu cầu về phát triển chăn nuôi sản xuất, thẩm định đủ điều kiện sẽ được sử dụng nguồn vốn đầu tư ưu đãi về lãi xuất 0,5%. Cán bộ ngân hàng luôn chủ động tư vấn, hỗ trợ hồ sơ để người dân tiếp cận nhanh nhất với các gói vay ưu đãi theo chính sách của Chính phủ và của tỉnh để góp phần phát triển kinh tế cho bà con trên địa bàn huyện.

Bài, ảnh: Trọng Toan


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Các nhà máy trong Cụm công nghiệp Nam Quang hoạt động trở lại

BHG - Cụm công nghiệp Nam Quang (Bắc Quang) hiện có 6 nhà máy đã sản xuất trở lại sau dịch Covid – 19. Không khí lao động sản xuất từng bước ổn định, người lao động cũng đã yên tâm gắn bó với doanh nghiệp. Chúng tôi có mặt ở Nhà máy sản xuất Giấy đế xuất khẩu của Công ty TNHH Hải Hà, Giám đốc Công ty Vũ Đại Đồng, cho biết...

27/05/2020
Nguồn vốn giúp người dân Vị Xuyên phát triển chăn nuôi

BHG - Thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân, những năm qua, Agribank Chi nhánh Vị Xuyên đã nỗ lực đẩy mạnh các giải pháp đầu tư nguồn vốn tín dụng hỗ trợ giúp người nông dân phát triển chăn nuôi, phát triển kinh tế gia đình. 

 

26/05/2020
Động lực trong sản xuất, kinh doanh ở Du Già

BHG - Xã Du Già được xem như trung tâm các xã phía Nam của huyện Yên Minh, với nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và du lịch sinh thái. Tận dụng lợi thế đó, cùng những chính sách khuyến khích của tỉnh, người dân Du Già đã mạnh dạn vay vốn từ Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, Chi nhánh Yên Minh (Agribank Yên Minh) để phát triển chăn nuôi gia súc hàng hóa và các dịch vụ thương mại, du lịch.

 

26/05/2020
Thông Nguyên tạo đột phá trong nhiệm kỳ mới

BHG - "… Xác định phát triển kinh tế nông nghiệp là trung tâm, nhưng để có bước đột phá và tận dụng tối đa được tiềm năng, thế mạnh của địa phương thì cần phải đẩy mạnh thương mại, dịch vụ và du lịch…". Bí thư Đảng ủy xã Thông Nguyên (Hoàng Su Phì), Hoàng Văn Sơn khẳng định khi đề cập đến mục tiêu cho nhiệm kỳ 2020 – 2025 của xã…

 

26/05/2020