Mèo Vạc quyết tâm giữ vững mục tiêu tăng trưởng

11:57, 08/05/2020

BHG - Mặc dù dịch Covid-19 đang tác động mạnh đến phát triển KT – XH, nhưng sự chủ động trong xây dựng các phương án ứng phó đang giúp Mèo Vạc giữ vững mục tiêu tăng trưởng.

Nhân dân xã Niêm Sơn chăm sóc cây vụ Xuân – hè.
Nhân dân xã Niêm Sơn chăm sóc cây vụ Xuân – hè.

Huyện nghèo Mèo Vạc không nằm ngoài tác động của dịch Covid-19,  hầu hết các lĩnh vực đều bị ngưng trệ; nhất là các hoạt động thương mại, du lịch, dịch vụ. Nằm trong vùng lõi Công viên Địa chất toàn cầu – Cao nguyên đá Đồng Văn, huyện xác định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế “mũi nhọn”, và là huyện trọng điểm về du lịch của tỉnh. Do đặc thù là huyện tiếp giáp với hai tỉnh Quảng Tây và Vân Nam (Trung Quốc), địa phương coi phát triển mậu dịch biên giới gắn với đảm bảo QP – AN là “chiến lược” phát triển kinh tế… Tuy nhiên, do dừng các hoạt động lễ hội và các hoạt động qua biên giới để thực hiện nghiêm cách ly xã hội phòng, chống dịch Covid-19; khiến không ít chỉ tiêu của địa phương giảm so với kế hoạch.

Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc, Nguyễn Cao Cường, cho biết: Tác động lớn nhất của dịch Covid-19 trên địa bàn, đó là: Công nghiệp, thương mại, dịch vụ suy giảm; lượng khách du lịch ít; các cơ sở dịch vụ lưu trú, ăn uống gần như không có khách; lượng hàng hóa tiêu thụ giảm mạnh; nhất là các sản phẩm sản xuất ra khó tiêu thụ, thị trường bị thu hẹp. Đặc biệt, do dừng lao động đi làm việc bên Trung Quốc theo thỏa thuận hợp tác đã ký kết, khiến vấn đề giải quyết việc làm gặp nhiều khó khăn… Thực tế cho thấy, trong quý I, giá trị sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp trên địa bàn huyện chỉ đạt trên 92 tỷ đồng (đạt 9,04% kế hoạch), giảm trên 93 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước; tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt trên 166 tỷ đồng, giảm 9 tỷ đồng so với cùng kỳ…

Ở Mèo Vạc những ngày này có thể dễ dàng nhận thấy cảnh đìu hiu, ít người qua lại trên các trục đường; cửa hàng ăn uống, khách sạn trong tình trạng “cửa đóng then cài”. Tại một số địa điểm thường ngày đông đúc, như: Điểm dừng chân Mã Pì Lèng, Làng Văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông, thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi,… nay đều vắng bóng người. Anh Nùng Thanh Sấn, chủ nhà nghỉ Homestay thôn Pả Vi Hạ, cho biết: “Ngày bình thường, các nhà nghỉ trong làng văn hóa luôn duy trì vài chục khách đến nghỉ ngơi, thăm quan; thậm chí có tới cả trăm khách vào dịp cuối tuần. Nhưng hiện nay, gần như không có người ở. Mặc dù bị ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh nhưng các hộ trong thôn đã không đón khách lưu trú để thực hiện theo chỉ đạo cách ly chống dịch Covid-19”.

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, huyện đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để đối phó với dịch; đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền để nhân dân biết và yên tâm sản xuất; xác định các tình huống cụ thể về tình hình dịch bệnh để chủ động các biện pháp ứng phó, với mục tiêu tạo sự thống nhất của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện trong việc giữ vững các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển KT – XH. Theo đó, các ngành chuyên môn, các xã trên địa bàn đã vận dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách để triển khai hiệu quả Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp; các dự án đầu tư khoanh nuôi, bảo vệ và phát triển rừng; phòng, chống tốt các loại dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi. Mặt khác, ưu tiên, lồng ghép bố trí các nguồn lực xây dựng Nông thôn mới; hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tiếp tục triển khai các dự án; thực hiện hiệu quả các giải pháp thu ngân sách… Bên cạnh đó, lực lượng chức năng huyện tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường; nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm nhằm ngăn chặn và xử lý kịp thời tình trạng đầu cơ găm hàng, tăng giá bất hợp lý; đặc biệt là mặt hàng khẩu trang y tế, nước rửa tay, nước xúc miệng, dung dịch sát khuẩn; theo dõi, cập nhật diễn biến tình hình thị trường, lưu thông hàng hóa, chủ động lập kế hoạch cung ứng hàng hóa thiết yếu; kiên quyết xử lý cơ sở kinh doanh tự ý tăng giá bán, găm hàng, tăng giá đột biến để trục lợi bất chính…

Song song với việc chung tay cùng cả nước chống dịch Covid-19 và triển khai hiệu quả nhiều giải pháp phát triển KT – XH đang giúp Mèo Vạc vững tin vào mục tiêu tăng trưởng, đảm bảo hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII đã đề ra.

Bài, ảnh: KIM TIẾN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Lục Văn Hạnh mạnh dạn làm V.A.C

BHG - Lục Văn Hạnh (sinh 1986) hiện là Bí thư Chi đoàn thôn Mác Hạ, xã Tân Trịnh (Quang Bình). Không chỉ năng nổ, nhiệt tình trong công tác đoàn, anh còn là đoàn viên tiêu biểu trong phong trào khởi nghiệp ở địa phương với mô hình vườn – ao – chuồng (V.A.C).

 

30/04/2020
Ngành Công thương quyết liệt thực hiện "mục tiêu kép"

BHG - Mặc dù chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch Covid-19 nhưng ngành Công thương đã linh hoạt, quyết liệt thực hiện "mục tiêu kép" theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ: Vừa quyết liệt phòng, chống, khống chế dịch; vừa tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh (SXKD), nỗ lực phấn đấu cao nhất thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH.

30/04/2020
Vĩnh Hảo tái sản xuất nông nghiệp dựa trên thế mạnh

BHG - Đang có trong tay 975 ha cam, trên 800 ha chè; ngoài ra, người dân xã Vĩnh Hảo (Bắc Quang) còn đẩy mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm theo mô hình trang trại, bán trang trại mang lại hiệu quả kinh tế cao. Năm 2020, Vĩnh Hảo quyết tâm tái chăn nuôi đàn gia súc theo mô hình vườn, ao, chuồng, rừng (VACR); tạo lực đẩy sản xuất hàng hoá theo chuỗi giá trị khép kín để đưa sản phẩm đạt chất lượng cao nhất đến người tiêu dùng...

 

29/04/2020
Xây dựng Nông thôn mới từ thôn và mỗi gia đình

BHG - Xác định rõ mục tiêu xây dựng Nông thôn mới (NTM) là nhằm nâng cao mọi mặt đời sống vật chất, tinh thần cho người dân; những năm qua, cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã chú trọng xây dựng NTM, huy động tối đa nguồn lực trong dân và nâng cao vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân, tập thể trong phát triển kinh tế; góp phần hoàn thành các tiêu chí NTM ở địa phương.

 

29/04/2020