Chợ nông thôn Hoàng Su Phì góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế

18:56, 06/05/2020

BHG - Những năm gần đây, huyện Hoàng Su Phì đã không ngừng đầu tư cải tạo và xây dựng mới hệ thống chợ; đặc biệt là chợ vùng nông thôn nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu mua sắm của người dân, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng, phát triển KT-XH của địa phương.

Chợ nông thôn ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu mua sắm của người dân.
Chợ nông thôn ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu mua sắm của người dân.

Chợ nông thôn là nơi diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ và là nơi mà người sản xuất trực tiếp mang hàng hóa đến trao đổi, mua bán với người tiêu dùng hoặc thương nhân bán buôn; đồng thời cũng là nơi mà người sản xuất đến giao dịch và mua những công cụ, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nông nghiệp... Đây chính là một trong những động lực góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất cũng như tiêu thụ hàng nông sản cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Đồng chí Vương Văn Thắng, Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Hoàng Su Phì, cho biết: “Những năm qua, quá trình thu hút đầu tư xây dựng và khai thác chợ nông thôn trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả khả quan; góp phần tiêu thụ hàng hóa cho sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy phát triển KT-XH, nâng cao chất lượng sống của người dân khu vực nông thôn. Phát triển hệ thống chợ nông thôn không chỉ giúp người dân thuận lợi trong tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch mà còn là mục tiêu, động lực trong quá trình xây dựng và phát triển NTM. Do đó, trong những năm qua, huyện rất chú trọng đến tiêu chí này…”.

Việc hình thành chợ nông thôn trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì tương đối đồng đều tại các vùng, tạo điều kiện rút ngắn khoảng cách đời sống, KT-XH giữa thị trấn với các xã; đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu tiêu dùng, vật tư phục vụ sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Theo thống kê, giai đoạn 2015 – 2020; huyện đã đầu tư xây mới, cải tạo các chợ xã, gồm: Pố Lồ, Bản Luốc, Bản Nhùng, Nậm Dịch, Vinh Quang;  với kinh phí từ nguồn vốn BOT, ngân sách nhà nước và các nguồn huy động hợp pháp khác… Hệ thống chợ phát triển tốt đã khích lệ người dân đẩy mạnh phát triển các mô hình kinh tế gia trại, trang trại; cho tới các mô hình tiểu thủ công nghiệp được hình thành. Điển hình, trong năm 2019, huyện hỗ trợ kinh phí làm chuồng và mua 600 con gà giống chia cho 3 hộ dân tại xã Túng Sán thực hiện mô hình gà không “phao câu” thương phẩm. Đến nay, đàn gà phát triển, sinh trưởng khá tốt và đã có bán ra thị trường, mang lại thu nhập hàng chục triệu đồng cho hộ chăn nuôi. Theo đánh giá của người tiêu dùng, sản phẩm có chất lượng, thịt thơm ngon như giống gà ta và hiện có giá bán từ 150 – 200.000/kg. Hay như mô hình thanh niên khởi nghiệp nuôi trên 4.000 con ếch thịt, mỗi lứa bán ra thị trường thu về từ 60 - 80 triệu đồng; 150 gốc cam Sành mỗi năm đem lại thu nhập trên 200 triệu đồng… Để tiếp tục tạo động lực cho người dân phát triển sản xuất, chăn nuôi theo hướng hàng hóa đặc trưng; Phó Chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì, Triệu Sơn An, cho biết: “Nhằm phát triển KT-XH, nâng cao thu nhập cho người dân; huyện tiếp tục đẩy mạnh chương trình mỗi xã một sản phẩm đặc trưng OCOP giai đoạn 2018 - 2020, định hướng 2030; đồng thời chủ động xây dựng các sản phẩm đặc trưng theo 2 tiêu chí là lợi thế về nguồn gốc, thế mạnh của địa phương và sản phẩm phải có tính bền vững. Bởi, sản phẩm OCOP không chỉ hướng đến lợi ích về kinh tế, mà còn nhằm thay đổi tư duy sản xuất của nông dân. Vì vậy, huyện dự kiến thúc đẩy các chính sách nhằm nâng cao hiệu quả chương trình OCOP, hướng đến phát triển kinh tế nông thôn bền vững; đặc biệt là trong xây dựng NTM. Đồng thời, phát triển mạnh hệ thống chợ nông thôn và các phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn để tăng cường giao thương, trao đổi hàng hóa trong nhân dân. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 25 chợ; trong đó, có 2 chợ trung tâm tại thị trấn Vinh Quang, 4 chợ biên giới và 19 chợ trung tâm xã, cụm xã…”.

Trong giai đoạn 2020 - 2025, huyện tiếp tục tập trung chỉ đạo các ngành và UBND các xã Thông Nguyên, Nậm Dịch, Bản Máy có chợ chuyển đổi; tăng cường tuyên truyền đến các tổ chức, cá nhân có liên quan biết và thực hiện thẩm định phương án chuyển đổi mô hình chợ, đồng thời kêu gọi đầu tư cũng như hướng dẫn các cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư vào lĩnh vực chợ… Bởi, huyện xác định đầu tư hạ tầng chợ nông thôn để luân chuyển hàng hóa, thu hút đầu tư và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cho các cơ sở sản xuất nhằm tạo bước phát triển bền vững cho kinh tế địa phương. Từ đó, dần thay đổi bộ mặt nông thôn, tạo môi trường giao lưu, mua bán, trao đổi hàng hóa lành mạnh; đẩy mạnh phát triển thương mại - dịch vụ góp phần hoàn thành các chỉ tiêu KT-XH mà huyện đã đề ra cho giai đoạn 2016 – 2020 và những năm tiếp theo.

Bài, ảnh: Phi Anh


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Ngành Công thương quyết liệt thực hiện "mục tiêu kép"

BHG - Mặc dù chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch Covid-19 nhưng ngành Công thương đã linh hoạt, quyết liệt thực hiện "mục tiêu kép" theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ: Vừa quyết liệt phòng, chống, khống chế dịch; vừa tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh (SXKD), nỗ lực phấn đấu cao nhất thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH.

30/04/2020
Lục Văn Hạnh mạnh dạn làm V.A.C

BHG - Lục Văn Hạnh (sinh 1986) hiện là Bí thư Chi đoàn thôn Mác Hạ, xã Tân Trịnh (Quang Bình). Không chỉ năng nổ, nhiệt tình trong công tác đoàn, anh còn là đoàn viên tiêu biểu trong phong trào khởi nghiệp ở địa phương với mô hình vườn – ao – chuồng (V.A.C).

 

30/04/2020
Vĩnh Hảo tái sản xuất nông nghiệp dựa trên thế mạnh

BHG - Đang có trong tay 975 ha cam, trên 800 ha chè; ngoài ra, người dân xã Vĩnh Hảo (Bắc Quang) còn đẩy mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm theo mô hình trang trại, bán trang trại mang lại hiệu quả kinh tế cao. Năm 2020, Vĩnh Hảo quyết tâm tái chăn nuôi đàn gia súc theo mô hình vườn, ao, chuồng, rừng (VACR); tạo lực đẩy sản xuất hàng hoá theo chuỗi giá trị khép kín để đưa sản phẩm đạt chất lượng cao nhất đến người tiêu dùng...

 

29/04/2020
Xây dựng Nông thôn mới từ thôn và mỗi gia đình

BHG - Xác định rõ mục tiêu xây dựng Nông thôn mới (NTM) là nhằm nâng cao mọi mặt đời sống vật chất, tinh thần cho người dân; những năm qua, cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã chú trọng xây dựng NTM, huy động tối đa nguồn lực trong dân và nâng cao vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân, tập thể trong phát triển kinh tế; góp phần hoàn thành các tiêu chí NTM ở địa phương.

 

29/04/2020