Cây Dâu tây "bén" đất Pố Lồ

10:31, 01/05/2020

BHG - Nhắc đến Dâu tây, người ta thường nghĩ đến loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao ở vùng đất Đà Lạt ( tỉnh Lâm Đồng). Tuy nhiên, hơn 2 năm trở lại đây, một số hộ dân ở thôn Cốc Có, xã Pố Lồ (Hoàng Su Phì) đã mạnh dạn mang cây Dâu tây về trồng trên diện tích đất lúa kém hiệu quả. Sau một thời gian trồng thử nghiệm, cây Dâu tây khá thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của Pố Lồ và đã bước đầu đem lại nguồn thu nhập khá cho người dân, hứa hẹn trở thành một loại cây trồng giúp người dân bản địa xóa đói, giảm nghèo.

Vườn Dâu tây đang độ thu hoạch của các hộ dân thôn Cốc Có.
Vườn Dâu tây đang độ thu hoạch của các hộ dân thôn Cốc Có.

Pố Lồ là xã giáp biên, có điều kiện khí hậu mát mẻ, một số thôn vùng cao quanh năm có sương mù bao phủ, có điểm tương đồng thời tiết với Đà Lạt; năm 2017, một số hộ dân đã mạnh dạn mang Dâu tây về trồng thử nghiệm. Nói về quyết định này, anh Thèn Văn Phong, thôn Cốc Có, cho biết: Do thiếu nước sản xuất và điều kiện khí hậu khắc nghiệt nên diện tích đất lúa của gia đình chỉ trồng được một vụ, giá trị kinh tế không cao. Với trăn trở làm sao để nâng cao thu nhập, tôi đã tìm hiểu qua sách, báo, ti vi và nhận thấy Dâu tây là loài cây ôn đới, có khả năng phù hợp với điều kiện khí hậu ở đây, vì vậy đã bàn bạc với một số hộ khác trong thôn đem cây Dâu tây về trồng. Thời điểm đó cũng có nhiều người không ủng hộ, bởi từ xưa tới nay, chưa có ai đưa cây Dâu tây về trồng ở đất này.

Với bản chất cần cù, chịu khó, ham học hỏi, anh Phong cùng một số gia đình trong thôn tích cực tìm hiểu kỹ thuật trồng, chăm sóc Dâu tây qua mạng internet. Sau khi gieo những cây giống đầu tiên, các hộ đã áp dụng đúng kỹ thuật nên vườn Dâu tây phát triển xanh tốt, sau hơn 3 tháng đã cho thu những lứa quả ngọt đầu tiên. Theo anh Phong, trồng Dâu tây không đòi hỏi khắt khe về kỹ thuật, nhưng người trồng phải hết sức tỉ mỉ, chịu khó trong quá trình chăm sóc. Khi làm đất phải đảm bảo độ tơi xốp, bón phân đúng liều lượng theo từng giai đoạn phát triển của cây. Dâu tây thường được trồng từ tháng 11 năm trước, đến khoảng tháng 3 năm sau thì cho thu hoạch.

Hiện nay, thôn Cốc Có có khoảng 10 hộ dân trồng Dâu tây, với tổng diện tích trên 3 ha, sản lượng mỗi năm bán ra thị trường gần 4 tấn, giá trị kinh tế mang lại đạt trên 500 triệu đồng. Với định hướng trồng Dâu tây theo hướng nông nghiệp sạch, nên các hộ đều không sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản, khi đến mùa thu hoạch, thương lái thường được đặt mua hết với giá bán giao động từ 120 – 150 nghìn đồng/kg. Với đặc điểm quả đỏ mọng, thơm, ngon nên Dâu tây của xã được rất nhiều khách hàng ưa chuộng, đánh giá cao.

Dám nghĩ, dám làm, biết tận dụng lợi thế từ khí hậu, thổ nhưỡng và lựa chọn đúng cây trồng, một số hộ dân ở thôn Cốc Có đã bước đầu đem lại nguồn thu nhập ổn định. “Trong thời gian tới, xã sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tích cực chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng Dâu tây ở những thôn có khí hậu phù hợp. Khi có sản lượng lớn sẽ phối hợp với HTX Dịch vụ, chế biến nông, lâm sản huyện Hoàng Su Phì để liên kết, bao tiêu sản phẩm đầu ra cho người dân, qua đó góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập cho bà con” – Phó Chủ tịch UBND xã Pố Lồ, Hù Văn Thanh cho biết.

Bài, ảnh: NGUYỄN PHƯƠNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Ngành Công thương quyết liệt thực hiện "mục tiêu kép"

BHG - Mặc dù chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch Covid-19 nhưng ngành Công thương đã linh hoạt, quyết liệt thực hiện "mục tiêu kép" theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ: Vừa quyết liệt phòng, chống, khống chế dịch; vừa tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh (SXKD), nỗ lực phấn đấu cao nhất thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH.

30/04/2020
Lục Văn Hạnh mạnh dạn làm V.A.C

BHG - Lục Văn Hạnh (sinh 1986) hiện là Bí thư Chi đoàn thôn Mác Hạ, xã Tân Trịnh (Quang Bình). Không chỉ năng nổ, nhiệt tình trong công tác đoàn, anh còn là đoàn viên tiêu biểu trong phong trào khởi nghiệp ở địa phương với mô hình vườn – ao – chuồng (V.A.C).

 

30/04/2020
Vĩnh Hảo tái sản xuất nông nghiệp dựa trên thế mạnh

BHG - Đang có trong tay 975 ha cam, trên 800 ha chè; ngoài ra, người dân xã Vĩnh Hảo (Bắc Quang) còn đẩy mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm theo mô hình trang trại, bán trang trại mang lại hiệu quả kinh tế cao. Năm 2020, Vĩnh Hảo quyết tâm tái chăn nuôi đàn gia súc theo mô hình vườn, ao, chuồng, rừng (VACR); tạo lực đẩy sản xuất hàng hoá theo chuỗi giá trị khép kín để đưa sản phẩm đạt chất lượng cao nhất đến người tiêu dùng...

 

29/04/2020
Xây dựng Nông thôn mới từ thôn và mỗi gia đình

BHG - Xác định rõ mục tiêu xây dựng Nông thôn mới (NTM) là nhằm nâng cao mọi mặt đời sống vật chất, tinh thần cho người dân; những năm qua, cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã chú trọng xây dựng NTM, huy động tối đa nguồn lực trong dân và nâng cao vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân, tập thể trong phát triển kinh tế; góp phần hoàn thành các tiêu chí NTM ở địa phương.

 

29/04/2020